CÔ BA TRÀ, CAMÉLIAS CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Các giai thoại nam kỳ lục tỉnh (Trang 96)

Bây giờ vào những năm giữa của thập niên 1930. Cô Ba Trà đã bƣớc qua tuổi 30, nhƣng nhan sắc vẫn mặn mòi. Hơn mƣời năm qua, cô có hàng tá tình nhơn. Họ đến cũng dễ mà chia tay cũng không bịn rịn, chỉ vì hai bên lợi dụng lẫn nhau. Cô đẹp, cần tiền, còn những ngƣời tình tuy có si mê cô, tung tiền cho cô xài nhƣ nƣớc, nhƣng cô là kẻ gần nhƣ không tình cảm. Xƣa nay xã hội thƣờng có thành kiến rằng những ngƣời gái điếm không biết yêu. Đối với họ chỉ có tiền là trên hết. Sau nhiều lần bồ bịch với nhiều ngƣời, cô Ba Trà vẫn dửng dƣng trƣớc những lời âu yếm của họ, trƣớc những đề nghị chung sống của họ.nhƣng cô vẫn lãnh đạm.

Bây giờ, khi cô lại có tiền bạc phủ phê, dễ dàng thì cũng chính là lúc cô cảm thấy cô đơn. Có lẽ cô có mặc cảm tuổi đồi chồng chất mà dung nhan sẽ không giữ đƣợc những nét kiều diễm, nên cô bắt đầu lo sợ. Bấy giờ cô Ba Trà là ngƣời từng trải, lăn lóc, có tiền nhƣng thiếu thốn tình yêu thật sự. Phần lớn đàn ông đến với cô chỉ để mua vui Chỉ có một số nhỏ muốn củng cô xây dựng tổ ấm gia đình thì cô lại hững hờ. Bây giờ nghĩ lại, cô cảm thấy ân hận nhƣ vừa lở tay làm bể một cái ly thủy tinh quý giá, một món đồ cổ khan hiếm? Nhớ lại những ngƣời từng chung tình với cô nhƣ ông bác sĩ Án, ông mái chính họ Lƣơng, một ông hội đồng góa vợ ở Rạch Giá, một công tử mới lớn, nhỏ, chỉ đáng làm em cô, quê ở Bạc Liêu, yêu cô say đắm… nhƣng cô dửng dƣng làm cho họ đau khổ. Hồi tỉnh lại, cô thấy mình tàn nhẫn.

Dĩ nhiên trong những ngƣời theo đuổi cô, có nhiều ngƣời dành cho cô tình cảm cao thƣợng (nhƣ bác sĩ Án) nhƣng cô đâu có chịu làm lẽ , yên phận sống với một ngƣời chồng luống tuổi. Bây giờ có tiền nhiều, cô lại mua xe, mƣớn nhà mới, kẻ ăn ngƣời ở phục dịch nhƣ xƣa, nhƣng đó không phải là một gia đình nhƣ cô ao ƣớc. Hiện cô đủ điều kiện vật chất, cô lại cảm thấy thiếu thốn một mối tình chân thật. Trong lúc tới lui sòng bài thầy Bảy Phƣơng ở đƣờng Caribelli (nay là Nguyễn Thiếp), hay sòng bạc ở đƣờng Testard, cô gặp một thanh niên nhỏ hơn cô chừng ba tuổi, khá đẹp trai, gia cảnh hạng trung cỡ thông phán, thông ngôn, thƣờng có lƣơng 80 đồng một tháng, mà cô chê trƣớc đây, thì bây giờ cô thấy có cảm tình với ngƣời ấy, cảnh đời mâu thuẫn không lƣờng.

Tuy biết cô Ba Trà vẫn đẹp, vẫn sang mà mọi ngƣời đang thèm muốn, nhƣng ngƣời thanh niên ấy, tên Thìn, lại hờ hững với cô. Cô Ba bị tiếng sét ái tình chăng? Thanh niên nào gặp gái đẹp mà không ham, nhƣng Thìn vì quá biết cái danh tiếng của cô Ba, ngƣời đƣợc giới ăn chơi coi nhƣ thần tƣợng, nhƣ bà hoàng, nên Thìn thủ phận, không dám đèo bồng. Điều tra gia cảnh, lý lịch anh Thìn, cô Ba cũng biết anh con một công chức hạng trung, đang làm thầy giáo dạy trƣờng bá nghệ (nay nằm trên đƣờng Hồng Thập Tự), thì quả không phải là đối tƣợng của cô.

Nhƣng ái tình có những lý lẽ riêng. Rõ ràng cô Ba muốn chọn anh Thìn không vì tiền bạc hay vật chất. Thìn càng lạnh nhạt, cô Ba càng theo đuổi. Bấy lâu cô đƣợc mọi ngƣời săn đón, chiều chuộng, bây giờ chính cô lại săn đón, theo đuổi một ngƣời khác mà họ không chú ý đến cô. Sự đời thật trớ trêu. Nhƣng ngạn ngữ Tây phƣơng có câu: “đàn bà muốn là trời muốn”. Cô theo đuổi Thìn là muốn tìm một ngƣời chồng ăn đời ở kiếp, chớ không phải vì tự ái. Gặp nhau trong sòng bài, cô Ba liếc mắt đƣa tình mà Thìn vẫn lạnh nhạt. Thói thƣờng trâu tìm cột chớ nào phải cột tìm trâu.

Tuy nhiên lần này cô Ba quyết chinh phục cho đƣợc Thìn làm chồng. Là thanh niên mới lớn, tập tễnh ăn chơi, Thìn cũng đa tình, mê gái nhƣng quả tình đối với cô Ba Trà anh không dám mơ ƣớc. Anh tự coi mình nhƣ con gà làm sao sánh đôi với con phƣợng? Cô Ba đổi chiến thuật. Dọ hỏi biết Thìn làm trong phòng Lục sự, dƣới quyền ngƣời xếp là ông Đỗ Hữu Bửu. .Vốn từng quen biết ông Bửu, nên cô Ba định nhờ ông Bửu làm mối. Sợ cô nói đùa, ông Bửu còn do dự.

Một hôm cô Ba giả vờ đi làm khai sanh, tìm đến nơi làm việc của Thìn, nói với ông Bửu giúp đỡ. Vừa gặp Thìn, cô Ba long lanh với cặp mắt ƣớt rƣợt, nói:

- Anh Thìn ơi, làm ơn giúp giùm em một việc?

- Thƣa cô cần việc gì? Thìn hỏi lại nhƣ bao nhiêu ngƣời khác. - Anh làm ơn giúp em làm tờ thế vì khai sanh. .

Vừa nói cô vừa liếc mắt cƣời tình với Thìn. Lần này Thìn nhìn cô, thoáng chút xao xuyến. Tuy lần ấy đƣợc việc, nhƣng mối tình si với Thìn, cô Ba chƣa đạt đƣợc. Chúa Nhật tuần sau, cô Ba đi đón tìm Thìn tại sòng bạc

thầy Bảy Phƣơng. Lần đó sòng này đang ăn thua lớn, có mấy tay chơi hạng gộc nhƣ ông Huyện Đƣợc, ông Ba Khƣơng, Ba Đồng. Thay vì nhập bọn với họ, cô Ba ngồi chầu rìa đợi Thìn. Rồi Thìn lại đến. Cô Ba đề nghị hùn với Thìn đặt chung một tụ bài, để ngồi kế bên anh ta. Rồi kề vai cọ vế, liếc mắt đƣa tình, thỉnh thoảng cô Ba thỏ thẻ tiếng ngọt ngào bên tai, Thìn nhƣ bị thôi miên, không cƣỡng lại đƣợc cái ma lực ái tình, sập bẫy ngƣời đẹp.

Hai tuần lễ sau Thìn đang bị bịnh trĩ, nằm nhà thƣơng Chú Hỏa, cô Ba đóng vai ngƣời vợ hiền, chiều chiều vô thăm với cam sành, sữa hộp, trái vải tƣơi… Khi Thìn mới bớt, cô Ba Trà tới đề nghị mời Thìn đi Chợ Lớn ăn cơm Tàu. Rồi ngƣời ta thấy Thìn với cô Ba mƣớn phố mới xây tổ uyên ƣơng nhƣ bao chuyện tình yêu khác. Hạnh phúc nhứt đối với cô Ba là những ngày đầu chung sống với Thìn. Đôi khi cô nhớ lại những ngày trăng mật với Toàn, ngƣời chồng thứ hai. Tháng sau, cô Ba dắt Thìn về Cần Đƣợc để ra mắt mẹ cô. Không nói ra, nhƣng mẹ cô Ba thầm chê Thìn nghèo, không xứng đáng. Bà thất vọng, lạnh nhạt làm cho Thìn tủi phận. Vì là ngƣời tự trọng, sanh trong một gia đình lễ giáo, dù đang làm chủ một bông hoa đẹp, sực nức mùi hƣơng, nhƣng Thìn đâu có hãnh diện khi ăn xài bằng tiền của vợ.

Một hôm, mẹ cô Ba bịnh nặng. Hay tin cô Ba và Thìn ngồi xe về thăm và ở chơi với bà suốt ngày, đến tối mới quày xe về Sài Gòn. Khuya hôm ấy, mẹ cô Ba mất. Đƣợc hung tín, vợ chồng cô Ba Trà về thọ tang mẹ. Trớ trêu thay, trƣớc khi mất bà mẹ viết di chúc, mời Toàn, ngƣời chồng đã cƣới hỏi cô Ba Trà hồi trƣớc về đây làm lễ phát tang. Ngƣời nhà của bà tức tốc ra Phan Rang gọi Toàn về làm đám tang cho nhạc mẫu, coi nhƣ bà không biết Thìn là ai. Trƣớc cảnh éo le đó, vợ chồng cô Ba bẽ bàng, nhƣng đám tang cũng quàn đến hai tuần lễ mới chôn, để khách khứa xa gần đi điếu. Không ai dám chê cô Ba Trà là ngƣời tầm thƣờng, vì đối với mẹ, cô đã làm một cái đám ma rất long trọng, mà tiền đi điếu cũng rất nhiều, hơn cả đám ma của ông Hội đồng Ca cùng quê với mẹ cô.

Hạnh phúc đâu đƣợc chừng non nửa năm, cô Ba vẫn lánh nào tật nấy: Bài bạc, hút sách. Ngoài ra còn tiền kẻ ăn ngƣời ở, sai vặt, cho nên với số tiền cô ăn bài cộng với số tiền khách quen đƣa đám, cô ăn xài cứ vơi lần. Ăn xài lớn, lại không phải là ngƣời vợ hiền, không nấu đƣợc bữa cơm, luộc chín cái trứng, thì làm sao cô quán xuyến gia đình? Cuối cùng, cô cùng Thìn dắt nhau qua Xiêm làm ăn, lại định tìm chuộc ngải lần nữa.

Hết tiền cũng đồng nghĩa với hết tình ? Sau đó, vợ chồng cô Ba trở về Sài Gòn, và cô lại. bƣớc vào con đƣờng sa đọa cũ. Cô cặp bồ với vài ngƣời có địa vị, tiền bạc còn mê cô. Trong số đó có ông Toà áo đỏ, tên Trần Văn Tỷ. Ông Tỷ là bạn thân với luật sƣ Dƣơng Văn Giáo, tuy có vợ chính thức, nhƣng cũng có nhiều nhơn tình. Tuy nhiên cuộc sống công và tƣ minh bạch. Ông ăn chơi, lấy vợ ngƣời khác, nhƣng làm trọn thiên chức của một ngƣời xử kiện có lƣơng tâm. Cô cũng đi chơi với bác sĩ Trinh, vẫn ngồi xe thầy Sáu Ngọ… Thấy tình nhơn mới của vợ là ngƣời có thế lực, Thìn đành chịu lép vế, tự rút lui, trả tự do cho cô Ba. Nghe đâu sau đó Thìn ôm hận sang Pháp tiếp tục học để sau này trở về, nở mặt với đời. Sài Gòn ăn chơi mất Thìn từ ấy. Cô Ba Trà chính thức ăn ở với ông toà Tỷ nhƣ vợ chồng. Một hai năm đầu cũng tình nghĩa mặn nồng. Ngƣời ta thấy “ông toà” cũng tình nguyện theo vợ vào các sòng bài.

Ông toà Tỷ tên thật là Trần Văn Tỷ, quê quán ở Vĩnh Long, nhƣng xuất thân làm Thông phán ở toà bố Bạc Liêu. Thế Chiến Thứ Nhất bùng nổ, ông cùng Dƣơng Văn Giáo qua Pháp làm thông ngôn cho toán lính Việt Nam tình nguyện. Sau khi chiến tranh chấm dứt, ông Tỷ tiếp tục học, đậu Cử nhân Luật, trở về làm Thẩm phán vì có quốc tịch Pháp và vợ đầm. Cũng nhƣ luật sƣ Giáo, ông Tỷ là dân chơi thanh lịch, đắt mèo. Con ngƣời đầy quyền lực với cuộc sống xa hoa là mồi câu nhử đàn bà đẹp. Đang lúc cô Ba ngặt nghèo về tiền bạc, ông toà Tỷ săn sàng bao cấp, rồi cung phụng cho cô đầy đủ, nên Thìn tự ái rút lui là phải. Trƣớc cô Ba, ông Tỷ tuy có vợ, vẫn còn ăn ở với một con đại điền chủ họ Huỳnh (Hoàng), quê ở Trà Ôn. Năm 1946, ông Tỷ làm Bộ trƣởng Tƣ pháp kiêm Phó Thủ tƣớng của chánh phủ Nguyễn Văn Thinh.

Cô Ba Trà không phải là ngƣời chung tình. Những ai quen biết, từng là bồ bịch, ăn ở nhƣ vợ chồng với cô đều xác nhận điều đó. Các cuộc chung sống với bất cứ ai cũng không kéo dài, vì cô ăn xài quá lớn, núi cũng lở. Sau già hai năm, ông toà Tỷ cũng đành chia tay với cô. Khi nói đến ông toà Tỷ, tôi nhớ đến một ông toà khác cũng là dân ăn chơi lịch lãm, hào hoa, sống độc thân. Đó là ông toà Trác, từng ngồi ghế Chánh án, xử vụ cô Quờn đốt chồng vì ghen vào năm 1956, mà dƣ luận xôn xao một thời. Ông toà Trác thƣờng lái chiếc xe Bel Air màu đỏ tới các nhà hàng, vũ trƣờng sang trọng ăn chơi. Cuối năm 1956, không hiểu có chuyện riêng nhƣ thế nào, ông toà Trác dùng súng lục tự tử giữa lúc danh vọng đang lên.

Một phần của tài liệu Các giai thoại nam kỳ lục tỉnh (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)