THÀNH BÀ HOÀNG ĂN CHƠI SANG CẢ

Một phần của tài liệu Các giai thoại nam kỳ lục tỉnh (Trang 51)

“Gặp Toàn ở nhà chị Sáu Mão lần đó là lần chót. Toàn cho tôi một số tiền”. Trà nhƣ ngựa quen đƣờng cũ, tìm tới tá túc những ngƣời quen chứa chấp. Nhờ bạn giới thiệu, cô Ba Trà đến ở đậu nhà Dì Tƣ Ăng-Lê, ở đƣờng Richaud mà trƣớc 1975 gọi là đƣờng Phan Đình Phùng. Dì Tƣ Ăng-Lê, Trà vẫn gọi nhƣ vậy, là một ngƣời đàn bà tuổi xấp xỉ 40, từng trải, trƣớc có chồng ngƣời Anh, dân ta quen gọi là “ngƣời Ăng-Lê” nên ngƣời quen thƣờng gọi bà ấy là “Dì Tƣ Ăng-Lê” hay Dì Tƣ Lê mà không ai thắc mắc tên họ thật của ngƣời đàn bà ấy làm gì. Là một ngƣời từng trải, Dì Tƣ Ăng-Lê giúp cô Ba Trà lột xác. Từ một cô gái quê lạc loài, cô Ba Trà bƣớc lên ngôi vị một huê khôi đầy hƣơng sắc, đẹp lộng lẫy. Lúc đó Trà mới bƣớc vào tuổi 20, nhƣ đoá hoa hé mở, ong bƣớm dập dìu. Nhờ Dì Tƣ Ăng-Lê dạy cách trang điểm, thoa son thế nào, hiệu nào tốt, phấn nào ăn da mặt, đánh phấn thế nào để làm tăng vẻ đẹp tự nhiên. Ngoài ra, cô Ba Trà còn đƣợc Dì Tƣ Ăng-Lê chỉ cách đi đứng khoan thai, nói năng có duyên để làm cho đàn ông mê mệt… Từ đó, cô Ba Trà bƣớc vào giới ăn chơi của giai cấp thƣợng lƣu xã hội bấy giờ. Tuy nhiên cô Ba Trà cũng nhiễm thói hƣ tật xấu của những ngƣời đàn bà ăn không ngồi rồi: Cờ bạc. Nhà Dì Tƣ là chỗ hốt-me, đánh tứ sắc. Ban đầu Trà học chơi để cầu vui, nhƣng dần dần trở thành ghiền…cho đến cuối cuộc đời. Cũng tại nhà Dì Tƣ Ăng-Lê, các công tử, các nhà tai mắt thƣờng tới lui dập dìu mỗi cuối tuần, mà cô Ba Trà đƣợc bác sĩ Trần Ngọc Án. Bác sĩ Án là một lƣơng y, giàu lòng nhơn, giàu tình cảm và cũng lãng mạn. Bốn mƣơi tuổi, có vợ, nhƣng vẫn còn đèo bồng. Gặp Trà là một thiếu nữ mới lớn, đẹp lộng lẫy nhƣ tiên nga, ông yêu liền, mƣớn nhà riêng cho cô ở, chu cấp tiền bạc cho cô xài, và đƣa cô đi chơi những chỗ sang trọng. Bác sĩ Án thƣơng yêu cô thật tình, nhƣng cô chỉ có yêu tiền.

Chúng tôi muốn nói thêm về ông bác sĩ Trần Ngọc Án. Ông là ngƣời tình ơn nghĩa, độ lƣợng nhứt đối với cô Ba Trà mà sau nầy hồi tƣởng lại, cô nhớ tới ông từng cử chỉ, từng cách săn sóc, nhứt là trong lúc Trà sa cơ, chán đời. Lúc đó Trà chỉ biết có tiền, tâm hồn Trà chai lì, cho nên những cử chỉ cao thƣợng, lời nói ngon ngọt dỗ dành của ông bác sĩ cũng nhƣ nƣớc chảy đầu vịt. Có lúc xin tiền ông , nhƣng cô ăn nói cộc lốc vô tình với ông . Có lần bác sĩ Án lái xe đƣa cô đi Vũng Tàu hứng mát. Tới nơi, ăn uống xong, ra bãi biển ngắm trời trăng mây nƣớc , cô buồn bã đòi về và khóc oà. Bác sĩ hỏi cô, cô trả lời:

- Tôi nhớ nhà! - Nhà gì? Ở đâu?

- Thú thật với anh, tôi nhớ chồng tôi lắm! - Chồng nào nữa?

- Dạ thƣa ngƣời chồng ở Phan Rang, anh Toàn!

Rõ ràng hai ngƣời đồng sàng dị mộng. Lần đó bác sĩ Án vội vàng lấy xe đƣa cô về nhà với nỗi buồn và thất vọng.

Khi đã mƣớn phố cho Trà ở riêng tại đƣờng Lareynière, Trà cũng hay đi vắng luôn. Có lần bác sĩ Án tới tìm không có cô, lại nhà dì Tƣ Lê là ngƣời đƣợc ông cho tiền để làm ngƣời quản gia, nấu nƣớng giặt giũ cho cô, cũng không có, nên khi gặp mặt Trà, ông hỏi:

- Ba tuần lễ nay không thấy mặt em ở nhà? Trà làm thinh không trả lời.

-Em đi đâu và ở đâu? - Không đi đâu hết!

- Bộ em ngủ ngoài trời hay sao?

-Dạ không ! Tôi ngủ tại nhà bồi của dì Tƣ. - Sao anh ghé đó mà không thấy?

- Tại tôi dặn bồi nói nhƣ vậy! - Vì lẽ nào em nói dối với anh? - Vì tôi sợ ngƣời ta biết là tìm tới. - Ai?

- Các chủ nợ.

- Em là gì đến thiếu nợ?

- Tôi giấu anh, tôi thua me ở sòng bài thầy Bảy Phƣơng và mắc nợ nhiều. - Nhiều là bao nhiêu?

- Ba ngàn, ủa bốn ngàn!

- Em trốn nợ, rồi em trốn anh nữa sao? Hay là em có mèo? Em có thƣơng ai nói thiệt cho anh biết? - Tôi buồn, tôi có đi chơi với họ mà tôi không thƣơng ai hết…

- Nếu bây giờ có tiền, em còn đi chơi nữa không ? - Thƣa không ! Tôi sẽ ở nhà.

Rồi bác sĩ Án hứa sẽ cho cô ba ngàn, hẹn vài hôm cho ngƣời cầm tới. Quả đúng nhƣ vậy, chỉ hai ngày sau Trà đƣợc tiền của bác sĩ.

Hai mẫu đối thoại trên đây cho chúng ta biết ông Án đối với cô cao thƣợng, tình nghĩa nhƣng cô là kẻ bạc tình, tàn nhẫn nữa là khác.

Trần Ngọc Án là ngƣời quê ở Trà Vinh, sinh năm 1888, một trong các bác sĩ tốt nghiệp tại Trƣờng thuốc Hà Nội đầu tiên. Bác sĩ Án là bạn thân bác sĩ Nguyễn Bính (nhà văn tiền phong Biến Ngũ Nhy, và là thân phụ nhà văn An Khê), là bạn cùng khóa với bác sĩ Ngởi ở Sa Đéc, bác sĩ Trần Văn Lới ở Vĩnh Long. Tuy hấp thụ Tây học, nhƣng bác sĩ Án là ngƣời có tâm hồn thi sĩ, có nghiên cứu Hán học và thích văn chƣơng thi phú. Đƣơng thời, bác sĩ Án làm việc tại bịnh viện Chú Hoả, gọi là Clinique Hui Bon Hoa đƣờng Bonard (tức Lê Lợi), ngó xéo qua chợ Bến Thành. Bác sĩ Án lập gia đình với bà Nguyễn Thị Đối, con ông Chánh Tổng Nguyễn Tƣờng Hƣng, ngƣời ở Mỏ Cầy, Bến Tre. Hai ông bà sống hạnh phúc, tƣơng đắc vì cùng chung sở thích: Văn Thơ. Tuy nhiên cho đến cuối cuộc đời hai ngƣời vẫn không có con. Bà Đối là một nữ sĩ, bút hiệu Song Thanh. Tuy làm thơ nhiều, nhƣng ông bà chỉ muốn xƣớng hoạ với bạn bè, thân hữu hơn là gởi đăng các báo. Từ năm 1943, ông Án có lập “Diêu Trì thi xã”, tập họp một số bạn hữu để cùng nhau xƣớng hoạ văn thơ, một thú vui tao nhã lúc bấy giờ. Trong Tao đàn “Diêu Trì” của ông bà, có thi sĩ Thƣờng Tiên Lê Quang Nhơn, con trai nữ sĩ Trần Ngọc Lầu (Vĩnh Long) và ông Cai Tổng Lê Quang Chiểu (Phong Điền), cũng là ngƣời chủ xƣớng thi xã khác: thi xã Nam Phong, tồn tại đến thập niên 1960. Ngoài các cụ Thƣờng Tiên, Diêu Trì thi xã gồm các ông có nền tảng Nho học lẫn Tây học vững chắc nhƣ cụ Thƣợng Tân Thi Phan Quốc Quang, Hồ Biểu Chánh, Biến Ngũ Nhy Nguyễn Bính…Về sau thi xã nầy có thêm nhà thơ Nguyễn Vỹ, Thuần Đức Nguyễn Trung Hậu. Ông Hậu là một thì sĩ có tiêng, cũng là bạn của ông Trần Văn Hƣơng, là ngƣời yêu nƣớc, mộ đạo, thích làm việc nghĩa…Bác sĩ Án có bút danh là Diên Hƣơng, tác giả quyển “Từ điển Thành ngữ Điển tích” tái bản nhiều lần. Ban đầu, ông sƣu tầm để chơi, sau có ngƣời khuyến khích xuất bản để giúp ích cho đời, ông mới cho xuất bản và đƣợc độc giả hoan nghinh. Và Song Thanh thƣờng làm thơ Đƣờng, có giọng trang nghiêm. Nhận xét về thơ của nữ sĩ Song Thanh, Nguyễn Vỹ viết:

“Chúng ta có thể nói rằng so sánh với thơ của Bà Huyện Thanh Quan tế nhị trong nét tả cảnh, tả tình, thơ của bà Tương Phố lâm ly sầu cảm, thơ của bà Ngọc Anh thanh thoát nhẹ nhàng thì thơ của bà Song Thanh thâm trầm, cô đọng.”

Nhắc tới Nam Phong thi xã, chúng ta đƣợc nghe cụ An Khê kể laị:

“Bác sĩ Nguyễn Bính sinh năm 1886 tại Trà Vinh, đồng hƣơng với bác sĩ Án và là bạn học của ông Án tại trƣờng Collège Le Myre de Vilers Mỹ Tho, cùng tốt nghiệp Trƣờng thuốc tại Hà Nội. Sau nầy Nam Phong thi xã có thêm một số vị mới gia nhập làm thành viên nhƣ Lệ Tâm, vợ ly thân của ông Cò mi Lê Tấn Đinh. Bà Lệ Tâm là bạn và ngƣời yêu của thi sĩ Chim Xanh trong mối tình ngang trái, và gây cái chết thảm cho thi sĩ Chim Xanh khi bị vây bắt tại chợ Thái Bình Sài Gòn . Về sau Lệ Tâm đổi tên là thi sĩ Trúc Lâm Nƣơng, trở thành Giáo chủ Huỳnh Đạo của nhóm Hồng Môn. Quốc trƣởng Phan Khắc Sửu từng đến chơi và hoạ thơ của bà.” Cụ An Khê nói: “Nếu tôi nhớ không lầm thì thi xã Nam Phong mỗi tháng họp mặt một lần tại tƣ gia của các thành viên. Trƣớc năm 1968 thƣờng họp ở nhà bác sĩ Án, ở xế cổng sau Dinh Độc Lập. Đêm mùng 2 Tết Mậu Thân 1968, Việt Cộng vi phạm lịnh hƣu chiến tấn công vào dinh nhƣng thất bại. Thấy ở đó chiến sự gần kề, nên ông bà bác sĩ Án bán nhà lên Đà Lạt ở. “

Về sau Nam Phong thi xã thỉnh thoảng họp ở nhà bác sĩ Bính. Các thi hữu thƣờng tới lui có: - Thƣờng Tiên Lê Quang Nhơn, tôi hay gọi bằng bác Phán Nhơn.

- Thƣờng Lạc nữ sĩ, em gái bác sĩ Án.

- Mộng Hoa nữ sĩ, mợ dâu của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. - Thanh Liên nữ sĩ, goá phụ bác sĩ Đốc.

- Nguyễn Vỹ, chủ nhiệm tạp chí Phổ Thông. - Long Giang Đỗ Phong Thuần, đông y sĩ.

- Sĩ Tài, hoạ sĩ chuyên vẽ tranh. - Biến Ngũ Nhy Nguyễn Bính. - Tuần lý Huỳnh Khắc Dụng. - Thân văn Nguyễn Văn Quý - Cụ Trà Giang…

Mỗi lần bình thơ có ca sĩ Nguyệt Ánh ngâm thơ các vị. Sau khi ngâm thơ, bình thơ có buổi tiệc. Tôi không nhớ trong những buổi họp mặt ấy có cụ Trần Văn Hƣơng hay không (lời cụ An Khê), nhƣng qua những câu chuyện trong gia đình, tôi nghe đƣợc là Nguyễn Văn Thiệu có ý muốn phối hợp bà mợ dâu, nữ sĩ Mộng Hoa cho cụ Hƣơng, mà những vị trong thi xã chê Nguyễn Văn Thiệu muốn lợi dụng cụ Trần Văn Hƣơng. Mãi đến bảy năm sau, cụ Hƣơng mới bằng lòng đứng chung liên danh ứng cử với Thiệu, tôi mới hiểu ra thâm ý của Thiệu chuẩn bị nhiều giai đoạn cho sự cầm quyền của y”.

Năm 1952, bà Lệ Tâm tức thi sĩ Trúc Lâm Nƣơng, có hiệu là Hồng Tâm, đƣợc ngƣời đời gọi là Huỳnh Đạo giáo chủ vì bà có công khai sáng môn phái mới: Pháp môn trai tịnh, phải nhịn ăn để lọc xác thân tinh khiết, và cũng để trị bịnh gọi là “Hồng Môn Minh Đạo”. Phái nầy lập chùa tại ấp Bác Ái, đƣờng Vạn Kiếp (Gia Định), nơi chùa Long Vân. Năm 1954, tín đô theo rất đông, chùa nhỏ không đủ chỗ, bà Hồng Tâm mới xây cất ngôi Hồng Môn Minh Đạo khác. Chùa nầy ở giữa chánh điện thờ Phật, Thánh, Tiên.

Bác sĩ Án là ngƣời hiền lành, giàu tình cảm và lòng nhơn, nhƣng cũng là khách đa tình. Cũng nhƣ một số thanh niên trí thức thời đại, bác sĩ Án thƣờng tới lui các sòng bạc vào những ngày cuối tuần để chơi giải trí hơn là ăn thua. Hôm nào có lễ lớn, bác sĩ thƣờng rủ bạn tới nhà chơi bài “Chemin de fer”, tứ sắc … Bạn bài bạc của ông rất chọn lọc nhƣ bác sĩ Ngới, Trƣờng Tiên Mỹ (ngƣời Tàu), bác sĩ Trinh. Cũng vì hay đánh bạc để giải trí nên bác sĩ Án cũng không lạ gì với thầy Sáu Ngọ, Sáu Nhiêu ..vua cờ bạc Sài Thành. Có lần tới nhà Dì Tƣ Ăng Lê, bác sĩ Án gặp cô Ba Trà. Nhƣ tiếng sét ái tình, bác sĩ Án ngây ngất trƣớc sắc đẹp lộng lẫy của cô gái mới lớn. Ông săn sóc cô, mƣớn nhà riêng để lầp “phòng nhì”, định làm của riêng. Thế là từ căn nhà tạm, ở chung với Dì Tƣ Ăng Lê, cô Ba Trà về nhà mới do bác sĩ Án mƣớn với đầy đủ đồ đạc mới sắm. Lại có ngƣời đỡ đần, săn sóc là Dì Tƣ, vì bác sĩ tin ngƣời ấy để thỉnh thoảng ông tới lui hú hí với ngƣời đẹp. Cô Ba Trà bắt đầu ngồi xe mui trần, tới lui chỗ sang trọng, đi ăn uống những tửu quán danh tiếng để đƣợc quen nhiều ngƣời cũng nhờ bác sĩ Án dẫn dắt. Ông chỉ cô cách cầm muỗng nĩa theo kiểu Tây, cách ăn uống của ngƣời quí phái. Cuộc đời lên xe xuống ngựa của cô Ba Trà bắt đầu từ đó. Ăn sung mặc sƣớng, tiền bạc phủ phê, lại rảnh rang ăn không ngồi rồi nên cô Ba Trà vƣớng nghề cờ bạc. Đồng thời lúc nầy cô Ba Trà đƣợc nhiều công tử săn đón. Cuộc đời cô Ba Trà bắt đầu sáng chói trên nhan sắc, tiền và biết bao ngƣời hào hoa phong nhã bao vây. Những ngƣời Sài Gòn thấy cô Ba Trà xuất hiện lần đầu tiên trên chiếc xe mui trần đắt tiền, ngồi cạnh bác sĩ Án dạo chơi mỗi chiều.

Sài Gòn năm 1925…Ngồi không ăn mãi, cờ bạc núi cũng lở. Bây giờ cô Ba Trà đƣợc nhiều ngƣời nghe

tiếng, nên nhiều ngƣời ta bu quanh cô, tranh nhau chiếm cảm tình của cô, nhƣng cô vẫn là ngƣời chỉ biết đồng tiền. Tình cảm cô đã chai. Ai cho tiền thì cô xài, xài rất phí phạm để tạo ra những thói quen phong lƣu, trả thù những lúc hàn vi nghèo khó.

- Đi lại Yvette chơi!

Đó là một câu thông dụng của giới đàn ông, công tử thƣờng lui tới nhà hàng “Đông Pháp lữ quán”, nơi huê khôi Ba Trà ngồi “kết” (cashier). Đông Pháp lữ quán là một nhà hàng lớn, sang trọng, nằm trên đƣờng d‟Espagne (Lê Thánh Tôn) khoảng giữa nhà hàng Quảng Hạp bán cơm Tây và nhà hàng Cửu Long Giang góc đƣờng Aviateur Garros (Thủ Khoa Huân). Thấy ở không ăn chơi cờ bạc không khá, Dì Tƣ Ăng Lê mới nghĩ

cách buôn bán. Bà nói cô Ba Trà sang lại nhà hàng Đông Pháp lữ quán để ngồi két. Đông Pháp lữ quán dập dìu tài tử giai nhơn, công tử, hội đồng, các đại điền chủ ở lục tỉnh lên, nghe tiếng cũng tìm tới. “Đi lại Yvette chơi” có nghĩa là tới nhà hàng “Đông Pháp lữ quán” để vừa ăn uống, vừa chiêm ngƣỡng ngƣời đẹp. Yvette là tên Tây do cô Ba Trà đặt ra khi đi coi chớp bóng, nhơn thấy cô đào Yvette rất đẹp, nên cô lấy chữ ấy ghép vào tên mình “Yvette Trà” nhƣng các công tử quen gọi “Yvette” mà thôi.

Đông Pháp lữ quán nguyên của ngƣời chủ cũ là ông Lý Kỳ Quân, đại điền chủ, nhiều đất ruộng ở hai bên bờ kinh xáng Quan Lộ, từ Phụng Hiệp tới Ngã Năm, Phƣớc Long. Đất của ông Lý Kỳ Quân giáp ranh với đất ông Chủ Chọt Huỳnh Tấn Tƣớc, là nơi xảy ra cuộc tranh chấp đổ máu giữa gia nhơn Chủ Chọt và mấy tên Cò Tây. Thuở đó, cứ mỗi dịp gần tựu trƣờng Chasseloup Laubat, các ông điền chủ ở lục tỉnh thƣờng lên chơi cả tháng, để đƣa con vào học. Thì giờ rộng rãi, lại có dịp ăn chơi, nên các ông hay đến Cửu Long Giang, Đông Pháp lữ quán, để có dịp ngắm nhìn cô Ba Trà. Cũng có ngƣời mong chiếm đƣợc trái tim ngƣời đẹp, xài tiền nhƣ nƣớc . Nhƣng không ai có thể xài qua đƣợc các công tử Bạc Liêu nhƣ Hai Đinh, Ba Qui, công tử Phƣớc George. Với sự chỉ dẫn của Dì Tƣ Ăng Lê, cô Ba Trà vay bác Chà Chetty để sang nhà hàng. Làm chủ xong, cô Ba Trà giữ cô Marie Huệ, một giai nhơn đã từng quản lý nhà hàng nầy nhiều năm ở lại để chỉ dẫn cho cô.

Cô Marie Huệ truyền laị cho cô Ba Trà nghệ thuật trang điểm và cách chinh phục đàn ông . Thực ra với sắc đẹp lộng lẫy nhƣ tiên nga, cô Ba Trà chính là cái sức quyến rũ, cám dỗ không ai có thể cƣỡng lại đƣợc. Thời gian đó, ngƣời thật sự điều khiển lữ quán Đông Pháp chính là Dì Tƣ Ăng Lê, một ngƣời đàn bà từng trải, nhiều kinh nghiệm quán xuyến, còn cô Ba Trà ngồi két nhƣ một bông hoa đẹp, điểm tô cho nhà hàng thêm hƣơng

Một phần của tài liệu Các giai thoại nam kỳ lục tỉnh (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)