NHỮNG CHUYẾN DU LỊCH

Một phần của tài liệu Các giai thoại nam kỳ lục tỉnh (Trang 40)

Du lịch núi Tà Lơn (Bockor ở bên Miên): Theo kinh sách về lịch sử của ông Ngô Văn Chiêu. những cuộc

du lịch là do nơi Thánh ý của Thƣợng Đế dạy. Mỗi lần đi đâu có đạo hữu theo hầu rất đông chừng 30 ngƣời. Các chuyến đi ấy do ông hội đồng Huy và Tƣ Huỳnh sắp đặt. Trƣớc khi đi, Ngô Văn Chiêu cho ghé hầu đàn tại đàn “Đàn Chiếu Minh Cần Thơ” .Khi đọc bài “Mừng Thầy” tới câu: “Đèn lòa ngọn lửa tỏ rồng phun châu” thì Đức Thƣợng Đế giáng cơ nhƣ vầy:

“Phun châu nhả ngọc ngộ giai kỳ Chu sĩ hoan phùng hội khả vi Phổ độ Tam kỳ huờn cựu luật Thành hoàng báo hỉ thử âm thi”

Lại khi đọc đến câu “Tiên Ông hoan lạc kiết trinh tƣờng”, thì Đức Thƣợng Đế lại giảng bài thi khác:

“Trinh tường hai chữ tặng tri âm Cựu cảnh tuy xa thế dễ tầm Nhớ lúc Đào nguyên lòng vẹn giữ Từ đây qua đó chẳng bao lăm.”

Ngô Văn Chiêu và đoàn tùy tùng qua tới Hà Tiên ngày 13 tháng Sáu 1928, và tối đêm ấy nghỉ tại chùa Tiên Sơn ngay trong Thạch Động. Đêm đó cầu cơ, có Sơn thần phù sứ phụng mệnh Thƣợng Đế điểm công ông Chiêu cùng phái đoàn:

Kể từ Sơn tự ngày nay,

Cấp thêm sứ giả theo rày hộ an Ngày sau đến lúc khoa tràng,

Giữ tròn công quả tràng phan rước về. Độ dân mau tỉnh giấc mê,

Quí * theo phụ tá hôm mai,

Cũng đồng mấy trẻ chớ nài mỏi mê. Nhớ xưa Thế Mẫu, Trương Huề, Đôi người chịu khó sau về toà sen. ….

Thế chê mặc thế ta cười làm ngơ. Miễn đưa chúng khổ đến bờ,

Công thành hai trẻ ban sơ đến cùng. Làm người hữu thỉ hữu chung,

Ngày sau mới đặng trùng phùng cựu ngôi.

(*Quí là tên ông Phán Quí. tùy tùng) Bài thơ tứ tuyệt:

Cạn lời dặn bảo các con ôi,

Khổ hạnh đừng than, chịu một hồi, Trong lúc lộ trình thần, thánh trợ, Giữ bền công quả đặng cao ngôi

Đến ngày 18 tháng Sáu 1928, ông Chiêu và phái đoàn tới Đế Thiên Đế Thích.. Đêm đó cầu cơ tại chùa, Đức Nhƣ Lai có giáng thơ nhƣ sau:

“Như Kim Ngoc Đế ngự trần gian, Lai vãng phổ an chúng hội đoàn, Thích ly bồ đề khuyên trược cảnh, Ca hồi Đại đạo diệc hân hoan.” “Cho hay Phật giúp kẻ tâm nguyền, Hồ thủy, thu thì mới gặp duyên, Vinh diệu cửa thiền vừa phỉ nguyện, Quí thiên thất thậ kỷ hồi nguyên.”

Sau đó. ông Chiêu về Sài Gòn nghỉ ngơi rồi làm việc trở lại. Ít lâu, ông Chiêu lại lên đƣờng du lịch lục tỉnh.

chuyến đi thứ nhất qua các tỉnh Gò Công, Mỹ Tho, Bến

Tre. và chuyến thứ hai đi Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu…Cuối năm 1931, ông Ngô Văn Chiêu tỏ vẻ yếu và mệt nhiều, và định du lịch núi Tà Lơn một chuyến nữa. rồi bỏ xác tại đó nhƣng đê tử khuyên nhủ ông mới chịu trở về. Thấy sức khỏe ông kém dần, các đệ tử mới cầu cơ thỉnh ý Thƣợng Đế, đƣợc Từ Phụ giáng cơ day:

“Xác phàm cƣ tai thử xứ còn linh hồn du diễn tứ Châu phố hóa” Sau Văn Xƣớng Đế Quân cho bài thơ:

“Chung qui rồi nợ ấy tiêu điều, Đủ đức hạc đưa giữa nhạc thiều Phơ phới gót son lên chín bực, Vui miền thanh nhã trí phong phiêu.”

Một phần của tài liệu Các giai thoại nam kỳ lục tỉnh (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)