LIỄU ĐẠO TRÊN “CỬU LONG GIANG”

Một phần của tài liệu Các giai thoại nam kỳ lục tỉnh (Trang 42)

Ông Ngô Văn Chiêu thƣờng nói Đức Từ Phụ đã định cho ông bỏ xác trên sông Cửu Long, nên có câu:

“Giờ đây Thầy điểm thâm công. Ngày sau con sẽ cỡi rồng về Nguyên”.

Thấy mình khó chịu đựng nổi lâu, ông Chiêu sai ngƣời nhà chuẩn bị xe để đƣa ông về Tân An. Một ngƣời con gái là cô Năm Nguyệt hỏi:

“Cha đi về Tân An phải không?” Ông Chiêu trả lời:

“Đi bí mật”.

Trên chiếc xe Traction 15 chở ông Ngô Văn Chiêu còn có mấy đạo hữu: Bà hội đồng Thơm, bà Tƣ Huỳnh, bà Đốc Thƣơng, cô Nguyệt, bà Niệm, ông Đốc Thƣợng, ông hội đồng Huy.. Khi xe chạy gần tới phà Mỹ Thuận, mình mẩy ông Chiêu vàng nhƣ nghệ. Mua vé đò xong, chiếc bắc vừa ra giữa dòng vài ba phút. thì hồn ông Chiêu lìa khỏi xác. Ngƣời nhà ông kể lại: “Ông xuất hồn đi êm ru không ai hay biết gì cả . Tới chừng có ngƣời làm phu dò Mỹ Thuận thấy có ngƣời chết, tri hô lên:

- Mấy bà đi đâu mà đem ông già chết theo, có giấy phép không?

Rồi chiếc đò trở lại phía Vĩnh Long để đƣa thi hài ông Chiêu về Cần Thơ. Hôm đó nhằm ngày 13 tháng Ba năm Nhâm Thân (18-4-1932). Theo nhiều ngƣời chứng kiến cho biết xác ông Ngô Văn Chiêu để 3 ngày mà vẫn còn tƣơi tỉnh nhƣ nằm ngủ. Đến khi bác sĩ khám nghiêm cho biết phải tẩm liệm chôn cho khỏi trái luật pháp. Đám tang rất giản dị. Thi hài đựng trong quan tài hình lục giác, đặt trên xe tang. Theo sau là gia đình và hàng ngàn đạo hữu. cùng những nhà tai mắt trong tỉnh. Thống Đốc cử ông Phán Chiêu xuống chịu tang. Khi xe tang ra tới phần mộ, các đệ tử khiêng quan tài để trên một nền xây sẵn, rồi tiếp tục xây gạch bao quanh cho khuất hết. Bên ngoài sẽ xây một cái tháp. Đám tang cử hành theo đúng di chúc, thầm lặng, không cử nhạc, không tụng kinh. Hàng ngàn đạo hữu im lặng đi theo sau xe tang, mặc tang phục màu trắng. Có ngƣời nói: “Quan Phủ Chiêu đắc đạo rồi, đáng mừng chớ không buồn gì hết”.

Những ngƣời lớn tuổi kể lại cuộc đời của ông huyện Ngô Văn Chiêu ở Tân An nhƣ sau: “Khi tùng sự ở Tân An, gia đình ông ngụ gần Cầu Quây, đƣờng Lagrange. Đó là một cái nhà cây, vách ván, lợp ngói rộng rãi, sống

cuộc đời giản dị. Mỗi tháng ông đều mua chim, cá để phóng sanh. Thấy trong lối xóm có ngƣời quá nghèo, muốn giúp họ, ông mƣợn cớ nhờ họ làm việc lặt vặt quanh nhà, rồi trả tiền gấp 5, gấp 10 cho họ. Ngày Tết, ông đi dạo chợ, thấy ai bán buôn ế ẩm, ông mua giùm hết, để cho họ có tiền sắm lễ vật đem về cúng rƣớc ông bà. Ban đêm, ông Chiêu thƣờng giả thƣờng dân, len lỏi vào các xóm nghèo. Thấy ai lâm cảnh khốn cùng, ông lén bỏ tiền trƣớc cửa rồi đi luôn, không cho họ biết. Trong đời làm quan, mỗi lần ai có chuyện thƣa gởi, ông mời hai bên giảng hoà, khuyên đừng kiện tụng hơn thua, lo làm ăn, tu dƣỡng đức độ.”

Tài liệu tham khảo:

- Thành ngữ điển tích Danh Nhân Tự Điển của Trịnh Văn Thanh. - Tân An Ngày Xƣa của Đào Văn Hội.

- Lịch Sử Quan Phủ Ngô Văn Chiêu (1978-1932)

- Tƣ liệu của tác giả (Bài này rút trong “Sơ thảo” Danh nhân giai thoại Từ điển).

Phần II- Chƣơng 2A C Ô B A T R À : Chƣơng 2: H U Ê K H Ô I B A T R À S Á N G C H Ó I T R O N G T I Ề N V À S Ắ C Đ Ẹ P

Lịch sử Đông Tây, kim cổ chứng minh rằng đàn bà đẹp ở đâu và thời nào cũng có. Ở Trung Quốc có “Tứ đại mỹ nhơn” nổi tiếng nhƣ Tây Thi, Chiêu Quân, Điêu Thuyền, Dƣơng Quý Phi mỗi ngƣời một vẻ, một mỹ hiệu riêng:

- Tây Thi lạc nhạn (Chim nhạn đang bay, thấy nàng buông cánh rớt xuống) - Chiêu Quân trầm ngƣ (Cá lặn)

- Điêu Thuyền bế nguyệt (trăng mờ vì thẹn trƣớc sắc đẹp của nàng) - Dƣơng Quý Phi tu hoa (Hoa đang nở, vội khép lại)

Còn bên trời Âu có nữ hoàng Cléopâtre, hoàng hậu Marie Antoinette…là những ngƣời đàn bà lừng danh, từng gây tai hoạ cho những ngƣời đàn ông đam mê họ. Càng có nhiều quyền lực càng đam mê đàn bà đẹp, không những gia tài khánh tận mà còn đến nỗi thân bại danh liệt. Làm vua say mê tửu sắc phải mất nƣớc, mất ngôi dễ dàng. Lịch sử gọi những ngƣời đàn bà ấy có sắc đẹp khuynh quốc, khuynh thành, tức là làm cho nƣớc ngã thành nghiêng.

Trong sử Việt Nam vào thời tự chủ cũng có những ngƣời đàn bà đẹp lừng danh nhƣ bà Hoa Dung – vợ chúa Trịnh Doanh; bà chúa Chè Đặng Thị Huệ – ái thiếp của chúa Trịnh Sâm; Lê Thị Ngọc Hân; Lê Thị Ngọc Bích …đều là những ngƣời đàn bà đẹp sắc nƣớc hƣơng trời. Ở Nam Kỳ, hồi đầu thế kỷ 20, có một ngƣời đàn bà đẹp sắc sảo một cách tự nhiên không cần trau giồi son phấn, tóc đen huyền, dài chấm gót chân: đó là cô Ba, vợ thầy Thông Chánh, quê ở Trà Vinh. Cô Ba đẹp cho đến nỗi nhà Bƣu điện Sài Gòn cho in hình cô vào con tem, phát hành cả Đông Dƣơng, và hãng xà bông Trƣơng Văn Bền lấy tên “Cô Ba” đặt tên cho những loại xà bông thơm danh tiếng :”xà bông Cô Ba” bán khắp ba kỳ và Miên, Lào. Nhƣng có lẽ ngƣời đàn bà đẹp nhứt Nam Kỳ vào nửa thế kỷ trƣớc mà ai ai cũng nghe nhắc đến là Cô Ba Trà (tên thật là Trần Ngọc Trà) một bà hoàng không ngai, lên xe xuống ngựa trong mấy chục năm liền. Mỗi lần ra đƣờng có tôi tớ, kẻ hầu ngƣời hạ, ngồi xe du lịch mui trần có tài xế riêng mặc đồng phục để lái, có ngƣời vệ sĩ ngồi băng trƣớc để mở cửa. Thuở đó hình ảnh cô Ba Trà là một bà hoàng quý phái, các ông phủ, ông huyện, các công tử, thầy thông, thầy ký đều nhìn cô thán phục, thèm thuồng… Thời gian ấy ở đất Bắc cũng có những ngƣời đẹp nổi tiếng nhƣ cô Đốc Sao nổi danh tài sắc trong xóm Khâm Thiên (hát cô đầu), và thanh lịch nhứt trong giới ăn chơi Hà Thành là hoa hậu Bạch Yến đến nổi ngƣời ta mở hội chợ, phải mƣợn tên cô để cho…thiên hạ đến mua giấy vào xem hội chợ cho thật đông đảo. Cô Đốc Sao là một ngƣời kỹ nữ tài sắc vẹn toàn, lừng danh khắp Hà Thành và cả Trung Kỳ, cô Đốc Sao có gƣơng mặt đẹp nhƣ tiên, nụ cƣời “nghiêng nƣớc nghiêng thành”, làm sụp đổ biết bao nhiêu gia tài của khách làng chơi sang trọng. Những công tử con cháu các quan, các công tôn con cháu vua chúa từ đất Thần Kinh văn vật, những quan lớn từ Huế và những quan phủ, quan huyện, Đốc-Phủ sứ bất luận già trẻ, gặp cô Đốc Sao một lần mê đắm vì gƣơng mặt đẹp, giọng hát hay và nụ cƣời của cô. Có những ngƣời ăn dầm nằm dề ở nhà cô cả tháng, nhƣng không bao giờ đƣợc cô ban cho ân huệ cuối cùng nhƣ họ thèm thuồng, van lơn.

Cô Đốc Sao quả thật là một Trà Hoa Nữ (Camélias) của Việt Nam . Cô yêu một nhà văn nghèo, một nhà báo cấp tiến là Hoàng Tích Chu. Cô tình nguyện làm vợ Hoàng Tích Chu, chăm nom đời sống của Chu, lo cho cả tờ báo của Chu. Nhƣng Hoàng Tích Chu vắn số, chết vào tuổi 33 trong khi giấc mộng cải cách làng báo Bắc Hà chƣa thành. Khi Chu mất, cô Đốc Sao in danh thiếp đề tên mình là “Bà goá phụ Hoàng Tích Chu”, thật là một kỹ nữ chung tình chƣa có ai sánh bằng.

Trong bài “Các cuộc đời ngoại hạng Nam Kỳ thưở trước“, đăng trên báo Phụ Nữ Diễn Đàn, in vào tập “Nam Kỳ Lục Tỉnh I” do Văn Hoá xuất bản, cùng tác giả, chúng tôi có viết: “Theo lời các cụ cao niên kể lại trong khoảng thời gian từ năm 1925-1935, các ngƣời đẹp sắc nƣớc hƣơng trời nhƣ cô Ba Trà, cô Tƣ Nhị, cô Sáu Hƣơng, cô Hai Thời…mỗi ngƣời một vẻ đẹp riêng, báo hại các công tử nhƣ cậu Hai Định, cậu Ba Qui, công tử Phƣớc George …tranh nhau phá của cha mẹ để lại. Chiều chiều các cô ngồi xe mui kiếng, tài xế mặc đồng phục lái, lƣợn quanh Sài Gòn, Chợ Lớn, đƣờng Catinat, chợ Bến Thành. Có khi họ lên Thủ Đức ăn nem nƣớng, hoặc tắm suối Xuân Trƣờng…”

Thói thƣờng bên cạnh các anh hùng mã thƣợng phải có những tiểu thơ đài các, có tài tử phải có giai nhơn mới tƣơng xứng. Ngƣời đẹp thời nào cũng có. Họ là những đoá hoa tƣơi thắm, tô điểm cho cuộc đời thêm hƣơng sắc, nhƣng cũng là những bông hoa đầy gai. Có khi họ gieo tai hoạ cho bọn mày râu. “Giai nhân khuynh

quốc” một kinh nghiệm do ngƣời xƣa rút ra khi đọc truyện lịch sử và dã sử nƣớc Tàu.

Sau hơn nửa thế kỷ sống dƣới chế độ thuộc địa, Nam Kỳ bắt đầu phát triển thành một xứ phồn thịnh, một nơi ăn chơi của lớp nhà giáu mới nhờ vào ruộng đất. Cụ Nguyễn Văn Vực có kể lại cho tôi nghe rằng hồi trƣớc cụ có đọc một tác phẩm nói về ngƣời đẹp số 1 Nam Kỳ , nhan đề “Cô Ba Trà, ngôi sao sáng đất Sài Gòn ” của tác giả Nguyễn Bửu Ý xuất bản năm 1927, là năm cô Ba sáng chói trên tiền và sắc đẹp. Cụ cũng cho biết cụ có đọc chuyện “Bạch Công Tử gặp Hắc Công Tử” của tác giả Mộng Xuân do nhà in “Xƣa Nay” xuất bản cùng

năm, đủ biết vào thời đó giai nhơn và công tử ấy nổi danh đến bực nào. Nhà văn lão thành Phạm Thăng cũng là hoạ sĩ có kể lại rằng:”Hồi trƣớc tôi có đƣợc xem một tấm hình huê khôi Ba Trà, là một thiếu nữ đẹp tuyệt trần, đài các nhƣ một bà hoàng, quần áo lụa cùng màu, có quàng khăn voan mỏng, ngồi trên xe mui trần lƣợn trên đƣờng phố Sài Gòn, đăng trên trang bìa một tờ báo, lâu quá không nhớ tên”. Vào thập niên 1930, chính cô Ba Trà lăng xê mốt áo dài và quần hàng lụa cùng một màu đầu tiên ở Nam Kỳ . Còn cụ Vƣơng Hồng Sển, nhà văn kiêm nhà khảo cổ đã viết:”Cô Ba Trà, đệ nhứt huê khôi ở Nam Kỳ, một ngƣời đẹp sắc nƣớc hƣơng trời, từng làm say mê biết bao công tử miền Nam. Họ bao quanh cô, tranh nhau vung tiền qua cửa sổ. Bao nhiêu tiền bạc của cải cha mẹ để lại, các công tử ấy ăn xài, bao gái không tiếc”. Nói về những ngƣời đẹp đồng thời với cô Ba Trà còn các cô khác cũng nổi danh tài sắc một thời nhƣ:

- Cô Hai Thời , có nhà hàng bán cơm Tây ở Đakao, cùng một dãy với rạp chớp bóng Cầu Bông, một ngƣời đẹp của Sài Gòn ăn chơi thanh lịch. Về sau cô Hai Thời trở thành vợ kế của ông Trần Văn Kính, thông ngôn Toà án Sài Gòn, một tay ăn chơi đúng mực.

- Cô Joséphine Lệ Ngọc , có ngƣời gọi là cô Ba Pho, tên thật là Lê Thị Ngọc, có đạo Công giáo, tên Thánh là Rosalie. Joséphine Lệ Ngọc là ngƣời mặt trái xoan, nƣớc da trắng mịn, tóc đen mƣớt, mũi cao trông rất thanh tú. Cô đi đâu cũng có vệ sĩ.

- Cô Tư Nhị , một ngƣời lai hai dòng máu, mẹ ngƣời Miên cha Tiều, tức “đầu gà đít vịt”. Khi nhận làm em nuôi của cô Ba trà, lấy tên Mariane Lê Thị Nhị. Cô có thân hình đẹp nẩy lửa, khêu gợi, đam mê vật chất, ăn chơi trác táng phí sức. Các công tử đua nhau săn đón, cô Tƣ Nhị xài tiền nhƣ nƣớc, không kể đến hậu quả. Về sau cô chết trong nghèo đói và bịnh tật tàn phá cơ thể.

Tại Trà Vinh, qua Cầu Ngang có hai anh em công tử Bích và cô Sáu Hương cũng đẹp lừng lẫy một thời. Hai anh em cô mỗi ngƣời ăn chơi theo cách riêng. Trai phá của vì bao gái, còn Sáu Hƣơng chỉ ăn chơi theo tiếng gọi của con tim. Tiền bạc đối với cô không đáng kể. Có ngƣời biết cô kể lại rằng:”Có thể nói cô Sáu Hƣơng là một trong những giai nhơn tuyệt sắc trong giới ăn chơi. Làm bạn với cô phải là ngƣời có học, đẹp trai, và một một ngƣời bạn gái rất thân với cô là cô Bảy Phùng Há, đi đâu hai ngƣời cũng cặp kè nhau, nên có dƣ luận cho rằng hai cô là tình nhơn theo kiểu đồng tính luyến ai. Ngƣời ta bắt gặp có lần hai cô Sáu Hƣơng – Phùng Há đi ăn nem nƣớng ở Thủ Đức về đêm”.

Kể về cuộc đời huê khôi Ba Trà ở Nam Kỳ 50 năm trƣớc, có nhiều sách báo viết lại, nhƣng mỗi ngƣời viết mỗi khác. Trong số sách báo đó, có “Cô Ba Trà, étoile de Saigon” của Nguyễn Bửu Ý xuất bản sớm nhứt vào năm 1927 là lúc nhan sắc cô Ba Trà đang sáng chói, tiền bạc vô nhƣ nƣớc, ăn xài nhƣ một bà hoàng. Có lẽ không có tài liệu nào chính xác hơn là những lời tự thuật của cô, do nhà khảo cổ si tình cô là ông Vƣơng Hồng Sển ghi lại và bán cho báo “Tiếng Dội” của ông Trần Tấn Quốc làm chủ nhiệm. Ông Quốc có sáng kiến, mua tập hồi ký ấy, đăng độc quyền 17 kỳ liên tiếp trên báo đó, đƣợc hàng ngàn độc giả say mê theo dõi.

Viết lại cuộc đời của giai nhơn công tử ăn chơi thời trƣớc không có nghĩa là đề cao các thú vui trụy lạc, mà cũng không nhìn dƣới khía cạnh của nhà đạo đức để lên án họ. Công việc của tác giả là nhìn dƣới khía cạnh xã hội một hiện tƣợng độc đáo của nó mà trƣớc đó và sau đó cũng không có đƣợc. Đó là thời kỳ vàng son của các ông hội đồng quản hạt, hội đồng địa hạt, ông Đốc-Phủ sứ, cai tổng, đại điền chủ, đến lớp con cái họ, những công tử phong lƣu, mới mở mắt ra đã thấy mình ngồi trên núi vàng! Thời đó hạng công tử nhà giàu đi du học bên Pháp về, đỗ đạt hay không cũng trở nên thần tƣợng của các cô gái tân thời. Thêm vào đó, các phim nhập cảng từ Pháp gây ảnh hƣởng đến các thanh niên, gái mới: Ăn chơi không tiếc tiền, có hành động anh hùng mã thƣợng.

Có ngƣời thắc mắc tại sao hồi đó ở Nam Kỳ chƣa có tổ chức thi hoa hậu mà lại gán cho cô Ba Trà chức “Huê Khôi?”.

Để nhắc lại một tài liệu xƣa nói về cuộc thi hoa hậu lần đầu tiên ở Nam Kỳ mà ban giám khảo, trong đó có bác sĩ Lê Quang Trinh, tình nhơn của cô Ba Trà, nhƣng tại sao cô không dự thi để đoạt chức ấy, mà chỉ nhận chức “Huê Khôi hàm” do ngƣời đời vì mến mộ nhan sắc của cô đặt cho? Trên tờ báo SGGP có đăng lại tại liệu nầy, kể lại rằng:

“Hoa hậu đầu tiên của Nam Kỳ có lẽ là cô Nguyễn Thị Liễu, nay là một cụ già sức yếu, giọng nói phều phào, bà cụ cho biết: Ba má cô Liễu là chủ hai nhà máy chà lúa ở Chợ Lớn và Hóc Môn. Cô Liễu lấy chồng vào năm 17 tuổi nhƣng chỉ đƣợc 6 tháng chổng cô chết bị bịnh trong khi hai vợ chồng chƣa có con. Thƣơng cô gái sớm goá chồng, một vị cha nhà thờ Huyện Sĩ khuyên nhủ:

- Con còn trẻ đẹp, đời còn dài, con ráng vui lên mà tạo dựng cuộc sống mới!

Hai năm sau, nhằm bữa đi may đồ ở tiệm “Phúc Thịnh”, ngay cửa Bắc chợ Bến Thành ngó qua, ông chủ tiệm may ngƣời Bắc, ngắm nghía cô một hồi lâu rồi nói:

- Cô đẹp quá, cho xin địa chỉ. Vài bữa tới có thi hoa hậu, tôi mời cô tham dự.

Ngày đó đôi khi báo chí có kể chuyện thi hoa hậu bên Tây, biết vậy mà đâu có rành rọt ra sao. Về nhà nhờ mấy bạn gái cũng ƣa nhìn, cô Liễu rủ tới cho ông Phúc Thịnh coi mặt. Ít bữa sau, vƣờn Bờ-Rô (Tao Đàn ngày nay) mở hội chợ. Hội chợ nầy tổ chức vào năm 1937, bày bán đủ loại, sòng bạc, quán ăn, ca nhạc, khiêu vũ và mở một cuộc thi kêu là :“Concours élégant Saigon” (Thi tuyển ngƣời lịch sự Sài Gòn ). Trƣớc hôm thi vài ngày, ông Phúc Thịnh cho mời cô Liễu cùng nhiều cô gái trẻ đẹp khác ở các nơi, tới lựa hàng vải may đồ

Một phần của tài liệu Các giai thoại nam kỳ lục tỉnh (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)