Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản từ

Một phần của tài liệu Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 42)

cho huyện Nghi Lộc

1.2.4.1. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương có bước phát triển

kinh tế khá nhanh so với các tỉnh khác. Thực hiện nhất quán quan điểm “Nhà nước

và nhân dân cùng làm” và phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản, đặc biệt là trong thực hiện GPMB.

Trong các khâu thực hiện đầu tư, khâu nào có liên quan đến người dân thì chủ đầu tư và chính quyền địa phương mời nhân dân cùng bàn bạc trước khi đi đến quyết định. Nhưng hộ dân cùng chung sống với nhau tự bàn bạc, phân tích những lợi ích mang lại khi có dự án đầu tư. Đã có nhiều công trình được GPMB rất nhanh gọn mà người dân tự nguyện không nhận tiền bồi thường, bởi họ hiểu khi nhà nước mở rộng con đường qua thửa đất nhà mình thì giá trị phần đất còn lại cao hơn nhiều so với việc giữ nguyên mảnh đất và hạ tầng hiện tại. Nhờ vậy, ở đây công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB diễn ra nhanh chống, thuận lợi, bằng không dùng các hình thức phải cưỡng chế giải tỏa.

Đà Nẵng đã thực hiện được việc mở đường, xây dựng các công trình hạ tầng qua khu dân cư trong thời gian ngắn với chi phí GPMB thấp. Nhờ vậy, đã tiết kiệm được thời gian, kinh phí và đầu tư nhanh hơn, nhiều hơn, có hiệu quả hơn, đồng thời an ninh chính trị lại càng được củng cố.

Do phát huy tốt vai trò cộng đồng như trên, những công trình tương tự ở nơi khác không làm được, thì ở Đà Nẵng đã làm rất nhanh nhờ sự tự giác của cộng đồng dân cư. Đặc biệt, công trình lớn như cây cầu quay Sông Hàn, niềm hãnh diện của thành phố với tổng mức đầu tư 110 tỷ đồng, thành phố phát động tinh thần “Nhà nước và nhân dân cùng làm” đã huy động được 29 tỷ đồng bằng đóng góp tự nguyện của nhân dân và các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội trên địa bàn, công trình có vốn làm nhanh hơn, khang trang và đẹp đẽ hơn. Đó cũng là dấu hiệu của tinh thần đoàn kết đáng tự hào của Đà Nẵng trong xây dựng thành phố thời kỳ đổi mới…

1.2.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai đã và đang sử dụng các biện pháp quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh như sau:

Thứ nhất, rà soát, điều chỉnh quy hoạch quỹ đất: Quy hoạch và điều chỉnh

quy hoạch theo hướng kết hợp với các dự án hạ tầng trọng điểm như sân bay Long Thành, cụm cảng nhóm 5, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây và địa bàn các huyện, thị xã mới thành lập.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác bồi thường, hỗ trợ giải tỏa:

Tăng cường quản lý quy hoạch. Tiến hành thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ giải tỏa trước khi đầu tư hạ tầng. Tăng cường giám sát, đồng thời phân cấp mạnh hơn cho UBND các huyện, thị xã, thành phố trong công tác phê duyệt phương án bồi thường và thực hiện bồi thường, hỗ trợ để GPMB.

Thứ ba, từng bước nâng cao chất lượng dự án đầu tư:

Lựa chọn địa điểm, bố trí dự án theo đúng quy hoạch, có kế hoạch sử dụng đất theo hướng hiệu quả kinh tế - xã hội, bố trí dự án phù hợp với tiêu chuẩn, định mức về nhiệm vụ và công suất của dự án. Quy định những cơ chế kiểm soát mạnh trong các khâu của quá trình đầu tư nhằm nâng cao chất lượng của các dự án đầu tư.

Thứ tư, xây dựng đồng bộ các biện pháp kiểm soát, bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là nội dung cơ bản của phát triển bền vững, ngăn chặn về cơ bản mức độ ô nhiễm, phục hồi suy thoái và nâng cao chất lượng môi trường, trước mắt chú trọng việc phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm.

Thứ năm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nâng cao trình độ và thể chất của đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản, thông qua phát triển giáo dục, đào tạo bồi dưỡng cùng với sự chăm sóc về y tế, văn hóa, thể dục thể thao… là yếu tố nền tảng đảm bảo chất lượng của đội ngũ cán bộ.

Đối với nguồn lao động chất lượng cao, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2004 - 2020, đồng thời dành kinh phí tuyển dụng một số học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức giỏi đưa đi đào tạo trong nước và ngoài nước thuộc các ngành chất lượng cao cần thiết cho tỉnh.

Thứ sáu, tăng cường cải tiến thủ tục hành chính, đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách theo hướng ”một cửa”, tại chỗ

Phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, xây

dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành, nghiên cứu thực hiện các “dịch vụ hành chính

công”. Hình thành quỹ xúc tiến thương mại - đầu tư của tỉnh, để tham gia các

góp của các tổ chức, doanh nghiệp, của nhân dân cho các công trình, dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật - xã hội.

1.2.4.3. Một số bài học kinh nghiệm cho huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn huyện

Bài học rút ra từ kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách ở thành phố Đà Nẵng và tỉnh Đồng Nai có thể áp dụng cho tỉnh Nghệ An nói chung và huyện Nghi Lộc thuộc tỉnh Nghệ An nói riêng:

Thứ nhất, rà soát, điều chỉnh quy hoạch phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương

Cần tập trung vào những công trình, dự án trọng điểm, đầu tư có chiều sâu, không dàn trải, manh mún, nhỏ lẻ. Căn cứ vào quy hoạch để thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản kể cả từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn lực khác.

Thứ hai, tăng cường quản lý nhà nước đối với việc phân cấp quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, gắn vào đó là trách nhiệm cho các địa phương, nhất là đối với UBND cấp xã.

Phân cấp rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm trong quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách, như phân cấp thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư; phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán công trình…

Đối với cấp xã làm chủ đầu tư, cần phải có sự hướng dẫn và chịu sự quản lý của đơn vị quản lý về xây dựng cấp huyện trong việc tổ chức lập dự án, thiết kế,

theo dõi, quản lý, nghiệm thu và đưa công trình vào khai thác, sử dụng.

Thứ ba, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai minh bạch trong công tác GPMB:

Phát huy vai trò dân chủ ở cơ sở, làm tốt công tác dân vận, phân tích, làm rõ những cái được, mất trước khi thực hiện đền bù GPMB. Công khai, minh bạch trong phương án thực hiện, tạo được sự đồng thuận, nhất trí cao của người dân bị ảnh hưởng của công trình, dự án. Dân chủ đi liền với kỷ cương, không để cá nhân lợi dụng dân chủ đi ngược lợi ích cộng đồng. Kết hợp dân chủ với kỷ cương pháp

luật của nhà nước sẽ là yếu tố quyết định đến sự thành công của công tác GPMB.

Thứ tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và bộ máy quản lý nhà nước

Nâng cao vai trò tiên phong của cán bộ chủ chốt với tinh thần: ”dám nghĩ,

dám làm”, ”dám làm dám chịu”. Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ và thể chất

của đội ngũ cán bộ được giao nhiệm vụ thực hiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản.

Thứ năm, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản

Cụ thể hóa các quy định của Trung ương, của tỉnh vào điều kiện cụ thể của địa phương; đồng thời, phát huy tính chủ động, độc lập, tự chủ của địa phương trong việc tham gia quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước nhằm quản lý tốt và có hiệu quả.

Thứ sáu, tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát

Kiểm tra, giám sát chặt chẽ, tăng cường công tác thanh tra và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm trong quá trình tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, đẩy mạnh công tác giám sát cộng đồng và tăng trách nhiệm vai trò của các chủ đầu tư trước pháp luật.

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)