Biến đổi về chất của tế bào tổ chức: Tổ chức trong vùng bị viêm, tế bào phân giải tách ra, lúc mới có chứng viêm biến đổi về chất chiếm −u thế nhất là ở chính giữa ổ viêm, còn xung quanh biến đổi về chất không rõ ràng. Nguyên nhân làm cho tổ chức cơ quan bị viêm là quá trình trao đổi chất bị rối loạn, chất dinh d−ỡng thiếu, ngoài ra còn do kích thích cục bộ. Mặt khác lúc tổ chức cơ quan có chứng viêm hệ thống tuần hoàn rối loạn, tế bào tổ chức phát sinh ra biến đổi hoặc hoại tử phát triển đồng thời có các sản vật phân giải nh− protein, acid hữu cơ... làm cho tính thẩm thấu của vách mạch máu tăng lên càng làm cho hệ thống tuần hoàn rối loạn.
Thẩm thấu tế bào và các chất đ−a ra ngoài: Thẩm thấu ra là hiện t−ợng cơ thể lúc có chứng viêm, dịch thể và thành phần tế bào máu thẩm thấu đi ra khỏi mạch máu vào tổ chức. Tổ chức cơ thể bị viêm tr−ớc hết mạch máu thay đổi, do kích động kích thích động mạch nhỏ co lại, thời gian rất ngắn động mạch nhỏ lại nở ra, các mao quản trong vùng viêm cũng nở ra, lúc đầu máu chảy nhanh về sau máu chảy chậm lại hồng cầu chứa đầy xoang mạch máu, thậm chí có bộ phận máu ngừng chảy. Tính thẩm thấu của vách mạch máu cũng tăng lên, nếu bị tổn th−ơng nhẹ các phần tử bị thẩm thấu ra còn bị th−ơng nặng các phần tử lớn nh− globulin rồi đến hồng cầu và Fibrinogen cũng thẩm thấu ra. Trong dich thể thẩm thấu ra có tế bào bị động đi ra nh− hồng cầu nh−ng trái lại có một số tế bào chủ động đi ra nh− bạch cầu. Tế bào bạch cầu xuyên ra khỏi mạch máu sau khi tiếp xúc với vật kích thích, các sản vật phân giải của tổ chức, đem bao lại và có men thực hiện tiêu hoá, đây là hiện t−ợng thực bào. ở cá tế bào bạch cầu hiện t−ợng thực bào có xảy ra hay không ý kiến ch−a thống nhất.
Tăng sinh tế bào: Cơ thể sinh vật khi có tác nhân kích thích gây bệnh xâm nhập phát sinh
ra chứng viêm cơ thể có phát ứng lại để phòng vệ nên một số tổ chức nh− mạch máu, tế bào mạng l−ới nội bì, tế bào sợi, tế bào chắc nh− tế bào gan sản sinh tăng sinh tế bào, với mục đích cung cấp bổ sung cho những tế bào đã bị thẩm thấu ra ngoài làm cho tổ chức bị viêm không phát triển thêm đồng thời phục hồi nhanh chóng các tổn thất của tổ chức. Bất kỳ một chứng viêm nào của cơ thể sinh vật nó cũng không xảy ra các hiện t−ợng đơn độc mà nó có quan hệ hỗ trợ mật thiết giữa 3 quá trình biến đổi về chất l−ợng, thẩm thấu ra và tăng sinh nh− ở chính giữa khu vực bị viêm biến đổi về chất l−ợng có thể kích thích tế bào tổ chức xung quanh tăng sinh, tế bào tiến hành tăng sinh mạch máu nhận các chất dinh d−ỡng thúc đẩy quá trình biến đổi. Tăng sinh tế bào có thể là nguồn cung cấp tế bào và kháng thể thẩm thấu ra. Trong quá trình thẩm thấu trao đổi chất của hệ thống tuần hoàn bị rối loạn đã ảnh h−ởng đến chất l−ợng và số l−ợng tế bào tăng sinh. Trong các chứng viêm của tổ chức cơ quan trên cơ thể sinh vật, c−ờng độ của 3 quá trình th−ờng không giống nhau, quá trình biến đổi về chất chiếm −u thế. ở cá, tôm quá trình thẩm thấu ra t−ơng đối thấp.
thuỷ sản xảy ra những thay đổi không có lợi cho chúng, những con nào thích ứng sẽ duy trì đ−ợc cuộc sống, những con nào không thích ứng thì sẽ mắc bệnh hoặc chết. Động vật thuỷ sản mắc bệnh là kết quả tác dụng lẫn nhau giữa cơ thể và môi tr−ờng sống. Vì vậy, những nguyên nhan gây bệnh cho động vật thuỷ sản gồm 3 nhân tố sau:
- Môi tr−ờng sống (1): To, pH, O2, CO2, NH3, NO2, kim loại nặng,..., những yếu tố này thay đổi bất lợi cho động vật thuỷ sản và tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh (mầm bệnh) dẫn đến động vật thuỷ sản dễ mắc bệnh.
- Tác nhân gây bệnh (mầm bệnh - 2): Vurus, Vi khuẩn, Nấm, Ký sinh trùng và những sinh vật hại khác.
- Vật chủ (3) có sức đề kháng hoặc mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh là cho động vật thuỷ sản chống đ−ợc bệnh hoặc dễ mắc bệnh.
Mối quan hệ của các nhân tố gây bệnh khi đủ ba nhân tố 1,2,3 thì động vật thủy sản mới có thể mắc bệnh (hình 1): nếu thiếu 1 trong 3 nhân tố thì động vật thuỷ sản không bị mắc bệnh (hình 2-4). Giữ môi tr−ờng nuôi tốt sẽ tăng sức đề kháng với mầm bệnh cho động vật thuỷ sản, tuy động vật thuỷ sản có mang mầm bệnh thì bệnh không thể phát sinh đ−ợc (hình vẽ 2). Để ngăn cản những nhân tố trên không thay đổi xấu cho động vật thuỷ sản thì con ng−ời, kỹ thuật nuôi phải tác động vào 3 yếu tố nh−: cải tạo ao tốt, tẩy trùng ao hồ diệt mầm bệnh, thả giống tốt, cung cấp thức ăn đầy đủ về chất và l−ợng thì bệnh rất khó xuất hiện.
Khi nắm đ−ợc 3 nhân tố trên có mối quan hệ mật thiết, do đó xem xét nguyên nhân gây bệnh cho động vật thuỷ sản không nên kiểm tra một yếu tố đơn độc nào mà phải xét cả 3 yếu tố: môi tr−ờng, mầm bệnh, vật chủ. Đồng thời khi đ−a ra biện pháp phòng và trị bệnh cũng phải quan tâm đến 3 nhân tố trên, nhân tố nào dễ làm chúng ta xử lý tr−ớc. Ví dụ thay đổi môi tr−ờng tốt cho động vật thuỷ sản là một biện pháp phòng bệnh (hình 2). Tiêu diệt mầm bệnh bằng hoá chất, thuốc sẽ ngăn chặn đ−ợc bệnh không phát triển nặng (hình 3). Cuối cùng chọn những giống động vật thuỷ sản có sức đề kháng với những bệnh th−ờng gặp gây nguy hiểm cho động vật thuỷ sản (hình 4).
Hình 1: Mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh: Vùng xuất hiện bệnh (màu đỏ) có đủ ba yếu tố gây bệnh 1+2+3; Vùng 1+2 bệnh không xảy ra; Vùng 2+3 bệnh không xảy ra; Vùng 1+3 Bệnh 1+2+3 Vật chủ 3 1+3 2+3 1+2 Môi tr−ờng 1 Mầm bệnh 2
Hình 2: Không xuất hiện bệnh do môi tr−ờng tốt, không đủ ba nhân tố gây bệnh
Hình 3: Không xuất hiện bệnh do không có mầm bệnh, không đủ ba nhân tố gây bệnh.
Hình 4: Không xuất hiện bệnh do vật chủ có sức đề kháng cao, không đủ ba nhân tố gây bệnh Vật chủ 3 2+3 Môi tr−ờng 1 Mầm bệnh 2 Vật chủ 3 1+3 Môi tr−ờng 1 Mầm bệnh 2 Vật chủ 3 1+2 Môi tr−ờng 1 Mầm bệnh 2
Ng−ời ta có thể biểu diễn muối quan hệ giữa nguyên nhân và điều kiện gây bệnh ở động vật thủy sản bằng công thức toán học: