Để tránh đồng tiền bị đống băng, để tăng doanh thu và lợi nhuận thì NH phải có những biện pháp thật sự phù hợp giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh ngày càng cao.
98
- Đối với khách hàng truyền thống, NH cần giữ quan hệ lâu dài với các khách hàng tốt, trong cho vay phải linh động xuất phát từ nhu cầu khách hàng mà pháp luật không cấm. Còn đối với các khách hàng xấu, thường xuyên trả nợ trễ hạn hoặc có nguy cơ không thể trả được nợ thì NH cần mạnh dạn loại bỏ, hạn chế cho vay tiếp tục để nguồn vốn cho vay những khách hàng tốt hơn.
- Đối với khách hàng mới, NH nên mở rộng khách hàng cho vay thuộc mọi thành phần kinh tế. Lựa chọn kỹ thuật khách hàng trên cơ sơ phân tích tình hình sản xuất và khả năng tài chính của khách hàng. Đồng thời, NH cũng cần hổ trợ tận tình những khách hàng mới có nhu cầu vay vốn mà chưa làm quen với NH để khách hàng thấy được lợi ích của việc vay vốn một cách hiệu quả.
- Cán bộ - nhân viên tín dụng của NH cần phải thường xuyên thu thập, nắm bắt thông tin để tư vấn cho khách hàng về khả năng phát triển, tính khả thi của phương án mà khách hàng dự định đầu tư. Hơn thế nữa, việc thu thập thông tin trong thời gian cho vay, phải thực hiện thường xuyên, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn để có biện pháp xử lý kịp thời cho các tình huống thay đổi của khách hàng để hạn chế rủi ro.
- NH nên thường xuyên theo dõi và bắt buộc khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích và các cam kết hợp đồng tín dụng. Bởi khi đã nhận được số tiền muốn vay, người đi vay càng có nhiều động lực tham gia vào những hoạt động nhiều rủi ro và dẫn đến khả năng không hoàn trả được nợ. Vì vậy, bằng mọi cách phải thường xuyên theo dõi, giám sát hoạt động của người đi vay xem họ có thực hiện đúng cam kết trên hợp đồng hay không để có biện pháp điểu chỉnh và xử lý kịp thời, yêu cầu họ thực hiện đúng những gì đã cam kết hoặc thực hiện theo phương án khác khả thi hơn hoặc tiến hành thu hồi nợ trước thời hạn.
- Đối với các khoản nợ xấu tùy theo tình hình cụ thể mà NH áp dụng nhiều biện pháp khác nhau. Chẳng hạn NH xét thấy khoản nợ xấu có khả năng thu hồi được và khách hàng có thiện chí trả nợ nhưng hiện tại chưa có khả năng trả nợ và cần thêm vốn. Khi đó NH có thể cho vay thêm và khoản vay này không vượt quá chu kỳ sản xuất, để tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình.
- Cuối cùng NH cần phải phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương là một điều kiện rất thuận lợi cho cán bộ tín dụng, giúp cho họ có thể thu thập được thông tin nhanh, gọn, chính xác và xử lý kịp thời những món vay có khả năng xảy ra rủi ro.
99
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Qua phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Phú Tân cho thấy hoạt động tín dụng tại ngân hàng qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 đạt kết quả tốt. Cụ thể:
- Công tác huy động vốn của NH đạt kết quả tốt. Mặc dù gặp nhiều khó khăn xuất phát từ nền kinh tế, Agribank Phú Tân vẫn đảm bảo lượng vốn huy động được ngày càng tăng qua các năm, thậm chí năm sau còn tăng mạnh trước. Điều này chứng tỏ NH đang dần chủ động hơn trong việc tự cân đối nguồn vốn để có thể giảm dần số vốn vay từ cấp trên, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. NH đã thực hiện rất tốt chức năng của một nhà kinh doanh tiền tệ, góp phần cải thiện đời sống người dân huyện Phú Tân trong sự nghiệp đổi mới đất nước.
- Cùng với sự tăng lên của nguồn vốn huy động thì doanh số cho vay cũng tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ NH đảm bảo được đầu ra cho những khoản vốn huy động được của mình và hạn chế được tình trạng ứ đọng vốn, và cũng đã đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu về vốn cho các khách hàng của mình trên địa bàn huyện Phú Tân giúp các hộ sản xuất kinh doanh, nông dân,…ổn định kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, hướng đến hỗ trợ phát triển các ngành nghề phù hợp đối với từng thời kỳ kinh tế trên địa bàn huyện.
- Mặc dù kinh tế khó khăn nhưng công tác thu nợ của NH cũng được đảm bảo tăng qua các năm. Chính điều này đã cho thấy hiệu quả trong việc lựa chọn đối tượng cho vay của NH.
Từ những kết quả đạt được đã góp phần tăng lợi nhuận cho Agribank Phú Tân qua các năm. Từ đó thể hiện tính hiệu quả trong hoạt động tín dụng của NH mặc dù nền kinh tế đang gặp khó khăn và áp lực cạnh tranh ngày càng lớn như hiện nay.
Song song với những thành tựu đạt được, NH cũng còn tồn tại một vài vấn đề cần phải khắc phục như nợ xấu có xu hướng tăng trở lại, đặc biệt là năm 2012, việc cho vay và huy động vốn chưa thật sự cân đối,…Chính vì vậy, cần có sự nổ lực rất lớn của CBTD tại Ngân hàng Agribank Phú Tân. Đặc biệt là sự quản lý, chỉ đạo, điều hành từ Ban giám đốc nhằm giữ vững uy tín, nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trên thương trường góp phần vào sự lớn mạnh của cả hệ thống.
100
6.2 KIẾN NGHỊ
Đối với chính quyền địa phương.
- Chính quyền địa phương nên hỗ trợ tăng cường việc cung cấp thôn tin về khách hàng như việc cung cấp các chương trình trọng điểm phát triển kinh tế tại địa phương, giúp NH nắm được tình hình kinh tế tại địa phương và có hướng đầu tư phù hợp tăng lợi nhuận hơn.
- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính địa phương nhất là đối với hoạt động NH, tạo điều kiện thuận lợi về mặt giấy tờ có liên quan để cả NH và khách hàng có thể thực hiện các giao dịch một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất.
Đối với NHN0&PTNT Việt Nam.
- Cần trang bị thêm thiết bị, máy móc hiện đại cho chi nhánh như cần thêm máy ATM tại bệnh viện, trường học để phục vụ nhu cầu khách hàng tốt hơn, vì một vài máy ATM của NH đã không còn mới nữa, và số lượng máy vẫn còn ít.
- Thường xuyên có chính sách đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ cũng như kịp thời tiếp cận với những thay đổi trong hệ thống ngân hàng.
- Có những đợt khảo sát tình hình hoạt động tại chi nhánh, để từ đó có thể đưa ra phương hướng và có sự hỗ trợ cần thiết giúp chi nhánh ngày càng phát triển.
- Cho phép các NH chi nhánh huyện kết hợp cho vay với các cửa hàng bán máy móc thiết bị, vật tư nông nghiệp, công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất trong vấn đề cho vay mua sắm nông cụ, vật tư bằng hình thức thanh toán qua hóa đơn bán hàng để tránh tình trạng sử dụng vốn sai mục đích.
101
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Mận, 2010, Tiền tệ ngân hàng. Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh.
2. Thái Văn Đại, 2012, Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại.
CẦN THƠ: Nhà xuất bản Cần Thơ.
3. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010, Quản trị ngân hàng thương mại. CẦN THƠ: Nhà xuất bản Cần Thơ.