Phú Tân nằm trên cù lao Kết giống hình con Quy giữa hai con sông lớn, đó là sông Tiền và sông Hậu, là một trong 4 huyện cù lao của Tỉnh An Giang thuộc vùng đồng bằng phù sa màu mỡ, với hệ thống sông ngòi chằng chịt, có thế mạnh kinh tế là sản xuất nông nghiệp, thuận lợi cho việc phát triển trồng trọt, nhất là cây nếp và nuôi trồng thủy sản (đất trồng trọt hơn 24.000ha). Ngoài ra, trên địa bàn huyện đường bộ có tuyến tỉnh lộ 954 chạy qua; đường thủy tiếp giáp với 03 sông lớn (Sông Tiền, sông Hậu và sông Vàm Nao) tạo điều kiện thuận lợi trong giao thương hàng hóa, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Với tổng diện tích tự nhiên là 313,5 km2, địa giới hành chính của huyện được xác định:
+ Phía Bắc giáp thị xã Tân Châu;
+ Phía Nam giáp huyện Chợ Mới (ngăn cách bởi sông Vàm Nao);
+ Phía Tây giáp huyện Châu Phú, thị xã Châu Đốc (ngăn cách bởi sông Hậu;
+ Phía Đông giáp huyện Hồng Ngự, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp (ngăn cách bởi sông Tiền và sông Cái Vừng);
Cho đến nay địa phương vẫn còn gìn giữ và phát triển như: Nghề rèn Phú Mỹ, nghề làm bánh phồng Phú Mỹ và nghề bó chỗi bông sậy Cồn Nhỏ Phú Bình. Toàn huyện có 54.550 hộ với 209.950 dân, thành phần dân cư với 99,6% dân tộc Kinh, còn lại dân tộc Khơ me, Hoa và dân tộc Chăm.
Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi, rủi ro như: Về thiên tai, dịch bệnh; thị trường giá cả hàng hóa luôn biến động, nhất là các mặt hàng thiết yếu về tiêu dùng và sản xuất, tình hình tội phạm, vi phạm về trật tự xã hội, an toàn giao thông diễn ra phổ biến gây bức xúc dư luận xã hội…Song với sự chỉ đạo quyết liệt, sâu sắc của Huyện ủy, sự điều hành tập trung của UBND huyện, sự nổ lực của các ngành, địa phương, các thành phần kinh tế và nhân dân trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội của năm 2012, kết quả đã đạt được những thành tựu nhất định:
Nông nghiệp:
Việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật, cơ giới hóa vào sản xuất ngày càng mở rộng. Diện tích ứng dụng chương trình “3 giảm 3 tăng” chiếm 79,19% diện tích xuống giống; “01 phải 05 giảm” chiếm 30,63%; có 479,7 ha diện tích sản xuất lúa, nếp xác nhận giúp nông dân chủ động nguồn giống. Toàn
26
huyện có 128 máy gặt đập liên hợp (tăng 62 máy so với năm 2011) phục vụ thu hoạch bằng máy đạt 93,59% diện tích, 645 lò sấy (tăng 31 lò so với năm 2011) đã cơ bản đảm bào sấy sản lượng lúa, nếp trên địa bàn và 202 trạm bơm điện (tăng 01 trạm so với năm 2011) phục vụ tưới tiêu cho 88,07% diện tích sản xuất nông nghiệp.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm tiếp tục phát triển theo hướng chất lượng và hiệu quả. Tổng đàn heo toàn huyện 80.000 con, đạt kế hoạch, tăng 6,6% so cùng kỳ, đàn bò ước 2600 con, đàn gia cầm 800.000 con (trong đó vịt là 700.000 con), đạt 114,28% so với kế hoạch, tăng 17,3% so với cùng kỳ. Các dịch bệnh nguy hiểm như: heo tai xanh, cúm gia cầm, lỡ mồm long móng không xảy ra.
Việc phát triển kinh tế nhiều thành phần, toàn huyện có 18 HTX.NN và 12 THT với 1.771 xã viên HTX, 384 tổ viên, diện tích phục vụ 20.146 ha, chiếm 88,07% so tổng diện tích sản xuất nông nghiệp, doanh thu dự kiến năm 2012 trung bình HTX là 1.695 triệu đồng, thực hiện đề án trạm bơm điện năm 2008 – 2012, đến nay các HTX.NN đã trả Công ty Điện lực miền Nam 6,857/7,338 tỷ, còn lại 484 triệu tiếp tục đôn đốc thu hồi và hoàn trả theo tiến độ.
Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp:
Sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển, các doanh nghiệp đã chủ động hơn trong việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Một số doanh nghiệp đi vào hoạt động ổn định nên giá trị sản xuất chung của ngành tăng trưởng khá. Gía trị sản xuất ngành CN – TTCN năm 2012 (giá CĐ 1994) đạt 100,42% kế hoạch, tăng 19,5% so năm 2011; một số sản phẩm chủ yếu tăng khá như: Lau bong, xây xát gạo, nông cụ cầm tay, gạch nung…, đến nay toàn huyện có 964 cơ sở CN – TTCN đã góp phần giải quyết việc làm thường xuyên cho 2.717 lao động.
Về cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp – TTCN Tân Trung, đang tiếp tục triển khai bồi dưỡng và giải phóng mặt bằng mở rộng 3,6 ha, nâng tổng diện tích cụm công nghiệp là 23,6 ha, đã được tỉnh chấp thuận hổ trợ nguồn vốn đầu tư thi công hạ tầng hệ thống giao thông, thoát nước, cấp điện, cây xanh cho cụm công nghiệp để giao đất cho Công ty GAVI và Công ty cổ phần vật liệu cách nhiệt Nhật Bản JIC.
Thương mại - dịch vụ:
Thông qua công tác khuyến công, trợ giúp pháp lý đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn hoạt động ổn định, tình trạng sốt giá không xảy ra, lượng hàng hóa trên thị trường dồi dào, phong phú, đảm bảo phục vụ đủ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân trong huyện; đến nay toàn huyện có 11.213 cơ sở TM – DV đã góp phần giải quyết
27
việc làm thường xuyên cho 17.763 lao động. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội 6.345 tỷ đồng, đạt 98,75% kế hoạch, tăng 10,83% so cùng kỳ. Công tác xây dựng, nâng cấp hệ thống chợ được quan tâm, hiện nay đã được UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch chuyển đổi mô hình kinh doanh, khai thác và quản lý chợ trên địa bàn; đang thuê tư vấn lập hồ sơ đầu tư xây dựng các chợ nông thôn như: Chợ Mương Kinh, chợ Phú Thành, chợ Phú Lạc và trung tâm thương mại Chợ Vàm; đôn đốc triển khai các thủ tục đầu tư xây dựng siêu thị Vinatex. Đã tổ chức 07 lượt “Hàng Việt về nông thôn” đã góp phần nâng cao nhận thức người Việt Nam dung hàng Việt Nam.
3.2 SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
Năm 1988, Ngân hàng Phát Triển Nông Nghiệp Việt Nam được thành lập theo nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát Triển Nông Nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn.
Ngân hàng Phát Triển Nông Nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước: Tất cả chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố. Ngân hàng Phát Triển Nông Nghiệp TW được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín Dụng Nông Nghiệp Ngân hàng Nhà nước và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị.
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký quyết định 400/CT thành lập Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát Triển Nông Nghiệp Việt Nam.
Ngày 30/7/1997 tại Quyết định số 160/QĐ – NHN9, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận mô hình đổi mới hệ thống quản lý của Ngân hàng Việt Nam cụ thể hóa bằng văn bản số 927/TCCB/Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam ngày 16/8/1994 xác định: Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam có 2 cấp: Cấp tham mưu và cấp trực tiếp kinh doanh. Đây thực sự là bước ngoặc về tổ chức bộ máy của Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam và cũng là nền tảng cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam sau này.
Ngày 7/3/1994 theo Quyết định số 90/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nước với cơ cấu tổ chức bao gồm Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm Tổng Giám đốc.
28
Ngân hàng Nông nghiệp Chính thức là người đề xuất thành lập, thực hiện và bảo trợ Ngân hàng phục vụ người nghèo tiền thân của Ngân hàng chính sách xã hội – Đây là một niềm tự hào to lớn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam trong sự nghiệp phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo.
Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký quyết định số 280/QĐ – NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo luật các TCTD và chịu sự quản lý trực tiếp của NHN Việt Nam. Ngoài chức năng của một NHTM, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn.
Năm 2011, thực hiện Quyết định số 214/QĐ-NHNN, ngày 31/01/2011,
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ.
Tháng 11/2011, Agribank được Chính phủ phê duyệt cấp bổ sung 8.445,47 tỷ đồng, nâng tổng số vốn điều lệ của Agribank lên 29.605 tỷ đồng, tiếp tục là Ngân hàng Thương mại có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, đảm bảo hệ số CAR đạt trên 9% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Năm 2011 là năm Agribank đầu tư cho "Tam nông" đạt mốc 300.000 tỷ đồng, dẫn đầu các tổ chức tín dụng trong việc cho vay thí điểm xây dựng nông thôn mới, qua đó góp phần vào thành công bước đầu của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020.
Năm 2012, vượt lên khó khăn của tình hình kinh tế thế giới và trong
nước, hoạt động kinh doanh của Agribank tiếp tục phát triển ổn định. Tổng tài sản có của Agribank đạt 617.859 tỷ đồng (tương đương 20% GDP), tăng 10% so với năm 2011, là NTM có tổng tài sản lớn nhất, các tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh được đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát giảm dần.
3.3 GIỚI THIỆU VỀ NHN0& PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN PHÚ TÂN
3.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 53/NH – TCCB ngày 14/7/1988, gồm 8 huyện thị trong đó có Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Phú Tân.
29
Tên giao dịch: Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Tỉnh An Giang- Chi nhánh huyện Phú Tân.
Tên viết tắt: NHN0&PTNT Chi nhánh huyện Phú Tân.
Địa chỉ: Âp Trung Thạnh, Thị Trấn Phú Mỹ, Huyện Phú Tân, Tỉnh An Giang.
Số điện thoại: (076)3827319 – fax:(076)3827734
Khi mới thành lập cơ sở vật chất còn nghèo nàn lạc hậu, đội ngũ cán bộ với trình độ còn hạn chế, cho vay chỉ định chủ yếu là ngành kinh tế quốc doanh và tập thể. Đến thời điểm 31/12/1988, số dư nguồn vốn huy động của đơn vị mới chỉ đạt con số 157 triệu đồng và tổn dư nợ tín dụng là 2236 triệu đồng. Thực hiện đường lối của Đảng, sự quan tâm sâu sắc của ngân hàng Tỉnh, cùng với sự hổ trợ tích cực của địa phương, đơn vị đã từng bước vương lên và phát triển, mạng lưới hoạt động ngày càng mở rộng, doanh số ngày càng cao, quy mô về vốn luôn tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu đầu tư tín dụng của nền kinh tế.
Bước đột phá thành công cũng là bước đi thích hợp của đơn vị là mạnh dạng kiện toàn tổ chức bộ máy ngày càng tinh gọn, hiệu quả. Từ 56 cán bộ viên chức (CBVC) năm (1998) giảm còn 37 CBVC năm (2008) nhưng trình độ CBVC ngày càng nâng cao, chính vì thế mà chất lượng và hiệu quả hoạt động của ngân hàng không ngừng tăng lên. Bên cạnh việc triển khai nội quy lao động của ngành, thỏa thuận lao động tập thể, thực hiện chính sách của người lao động,…Đơn vị chú trọng phổ biến các kiến thức pháp luật cho tập thể CBVC. Đó là luật phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí, Luật bổ sung một điều của Luật lao động,…Đặc biệt là việc hưởng ứng tích cực cuộc vận động lớn của Đảng “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Qua đó ý thức của CBVC được nâng cao, hiệu suất làm việc được phát huy, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Không chỉ là đơn vị kinh tế hoạt động có hiệu quả, NHN0&PTNT Chi nhánh huyện Phú Tân còn xác định được phương châm “đi vay, để cho vay” là kim chỉ nam trong thực hiện nhiệm vụ. Bằng sự nổ lực không ngừng, cùng với tinh thần đoàn kết thống nhất cao của tập thể đã góp phần vào những thành công chung của đơn vị. Không ngừng lại ở đó, bên cạnh hoạt động kinh doanh NHN0&PTNT chi nhánh huyện Phú Tân luôn xem việc thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội ở địa phương là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Đó là việc cho vay theo quy định, ngoài ra còn đầu tư nhiều chương trình trọng điểm như: Khuyến công, khuyến nông,…Từ cho vay hộ cá thể sản xuất đến cho vay theo tổ, cho vay lưu vụ, cho vay chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cây trồng – vật nuôi, đặc biệt là cho vay tính chất “xóa đói, giảm nghèo”. Đã góp phần quan trọng vào việc xóa dần nghèo nàn, lạc hậu, giải
30
quyết việc làm, từng bước nâng cao mức sống của người dân và góp phần vào sự nghiệp phát triển của địa phương.
Hai mươi năm, một chặn đường đáng nhớ trong lịch sử hình thành, xây dựng và phát triển đơn vị, với những nổ lực không ngừng đó, những thành công tiếp nối chắc chắn sẽ là những điều kiện không mấy khó khăn để đạt được của NHN0&PTNT chi nhánh huyện Phú Tân.
3.3.2 Vai trò và chức năng
3.3.2.1 Vai trò
Đối với nước ta, nền kinh tế ngông nghiệp (NN) là trọng điểm. Vì vậy, sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp rất được Nhà Nước quan tâm. Một trong những chính sách rót vốn cho NN được Nhà nước giao là một vai trò hoạt động của hệ thống NHN0 Việt Nam. Thế là hệ thống NHN0 Việt Nam ra đời để thực hiện vai trò Nhà Nước giao phó đó là tạo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ nông dân với lãi suất ưu đãi.
NHN0&PTNT chi nhánh huyện Phú Tân, tỉnh An Giang ra đời và hoạt động có vai trò được xác định như trên. Qua những năm hoạt động, ngân hàng đã thực hiện rất tốt vai trò của mình. Ngân hàng đã cung cấp cho các hộ sản xuất, hộ nông dân những khoản chi phí quan trọng cho việc mua phân bón, giống, cải tạo vườn tạp, nuôi trồng thủy sản,…để mở rộng sản xuất NN, thăm canh tăng vụ và hoạt động sản xuất có hiệu quả hơn. Cho đến nay số lượng hộ sản xuất vay vốn của ngân hàng ngày càng tăng, uy tín đối với bà con ngày càng lớn, điều này cho thấy hoạt động của ngân hàng ngày càng được ổn định và phát triển cao.
Hoạt động cho vay hộ sản xuất của NHN0&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Phú Tân đã góp phần vào việc đẩy lùi cho vay nặng lãi ở nông thôn. Từ đó, ngân hàng đã trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy và cần thiết của bà con nông dân sàn xuất nông nghiệp ở huyện nhà. Điều này đã khẳng định sự cần thiết của NHN0&PTNT huyện Phú Tân nói riêng và hệ thống NHN0&PTNT Việt Nam nói chung.
3.3.2.2 Chức năng
NHN0&PTNT chi nhánh huyện Phú Tân là doanh nghiệp (DN) Nhà Nước có chức năng kinh doanh tổng hợp và hoạt động ngân hàng đối với các DN, mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước, thực hiện tín dụng tài trợ