Định hướng phát triển hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện phú tân (Trang 56)

Năm 2013, NH phấn đấu đạt các chỉ tiêu cơ bản theo thông báo kế hoạch kinh doanh và đề án phát triển kinh doanh giai đoạn 2013 – 2017 của NHNo&PTNT huyện Việt Nam phê duyệt và định hướng phát triển của NHNo&PTNT huyện Phú Tân, đó là:

- Một là: Tập trung tìm mọi biện pháp huy động nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn huy động từ dân cư, các tổ chức kinh tế và tổ chức xã hội khác. Chú trọng huy động nguồn vốn trung và dài hạn cả nội và ngoại tệ.

- Hai là: Tập trung khai thác và mở rộng cho vay các thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh có hiệu quả, dự án khả thi, tình hình tài chính lành mạnh, đáp ứng đầy đủ quy định về vay vốn chú trọng khai thác đầu tư đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ sản xuất. Tiếp tục tìm mọi giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, rà soát hoàn chỉnh hồ sơ 100% khách hàng đang có dư nợ. Tập trung tìm mọi giải pháp thu hồi nợ đã xử lý rủi ro.

- Ba là: Tập trung triển khai mở rộng, nâng cao chất lượng phục vụ các loại hình dịch vụ, sản phẩm dịch vụ toàn diện có hiệu quả, thị hiếu trong cơ chế thị trường.

- Bốn là: Tập trung triển khai toàn diện có hiệu quả, chất lượng cao công tác quảng cáo, quảng bá toàn diện kịp thời các mặt hoạt động nghiệp vụ NH, các loại hình dịch vụ, sản phẩm công nghệ hiện đại có hiệu quả, thị hiếu trong cơ chế thị trường nhằm nâng cao thương hiệu uy tín của NHN0&PTNT huyện Phú Tân nói riêng và NHN0&PTNT Việt Nam nói chung.

- Năm là: Tiếp tục xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, đào tạo lại toàn diện các mặt nghiệp vụ tín dụng, kế toán, thanh toán quốc tế…đặc biệt là nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học, khai thác chương trình công nghệ hiện đại trong hoạt động kinh doanh NH nhằm đáp ứng tốt quy chuẩn cán bộ NH trong hội nhập khu vực và quốc tế.

43

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

CHI NHÁNH HUYỆN PHÚ TÂN

4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NHNo & PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN PHÚ TÂN GIAI ĐOẠN 2010-2012 VÀ 6 THÁNG 2013

Tình hình nguồn vốn của Agribank Phú Tân trong 3 năm từ 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 được thể hiện qua bảng 4.1 và 4.2.Nguồn vốn của NH bao gồm 2 loại chính: Vốn huy động, vốn điều chuyển. Do đó, để có cái nhìn chi tiết hơn về tình hình nguồn vốn của NH, ta sẽ tiến hành phân tích từng loại nguồn vốn cụ thể:

4.1.1 Vốn điều chuyển

Vốn điều chuyển còn gọi là vốn vay từ hội sở, nhằm chuyển vốn từ nơi dư thừa đến nơi thiếu hụt đảm bảo hệ thống NH hoạt động hiệu quả. Vốn điều chuyển là nguồn vốn quan trọng thứ 2 của Agribank Phú Tân.

Căn cứ theo bảng số liệu 4.1 và 4.2 ta thấy nguồn vốn điều chuyển của NH tăng qua các năm. Năm 2012 tăng cao nhất 23,31% so với 2011. Nguyên nhân chủ yếu phụ thuộc vào việc cân đối vốn của chi nhánh. Theo bảng 4.3 trong giai đoạn 2010 – 2012 mặc dù vốn huy động NH luôn tăng qua các năm nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay ra bên ngoài, đặc biệt năm 2012 do tình hình kinh tế khó khăn nên tỷ trọng vốn huy động đã giảm xuống từ 56,71% xuống còn 55,27% trong tổng nguồn vốn, nên chi nhánh đã xin điều chuyển thêm 1 lượng vốn lớn nhằm phục vụ cho nhu cầu này.Năm 2013 với 6 tháng đầu năm vốn điều chuyển tăng cao hơn cả năm 2012, do trong 6 tháng đầu năm phát sinh nhiều khách hàng có nhu cầu vay mới mà vốn huy động không đủ đáp ứng, tuy nhiên vốn điều chuyển trong năm nay chiếm tỷ trọng thấp hơn trong tổng nguồn vốn so với 6 tháng đầu năm 2012 vì vốn huy động đầu năm 2013 tăng khá cao, cao hơn cả đầu năm 2012 nên nhu cầu vốn điều chuyển cũng thấp hơn.

Có thể nói Agribank Phú Tân đã biết tận dụng hiệu quả nguồn vốn này nhằm nâng cao lợi nhuận của NH. Tuy nhiên chi nhánh đã sử dụng vốn điều chuyển khá cao, cơ cấu vốn điều chuyển tại chi nhánh chiếm trên 43%, đây là một dấu hiệu không tốt, vì sử dụng nguồn vốn này chi phí cao hơn vốn huy động, NH cần tăng cường huy động vốn, hạn chế nguồn vốn điều chuyển từ hội sở, vì chi phí sử dụng vốn cao hơn vốn huy động tại chi nhánh.

44

Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 - 2012.

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh, 2010, 2011 và 2012

CHỈ TIÊU Năm 2011/2010 2012/2011 2010 % 2011 % 2012 % Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 212.451 56,40 253.925 56,71 295.322 55,27 41.474 19,52 41.397 16,30 Vốn điều chuyển (TW) 164.253 43,60 193.817 43,29 239.000 44,73 29.564 18,00 45.183 23,31 Tổng nguồn vốn 376.704 100,00 447.742 100,00 534.322 100,00 71.038 18,86 86.58 19,34

45

Nguồn: số liệu bảng 4.1

Hình 4.1: Tình hình nguồn vốn của Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 -2012 Bảng 4.2 : Tình hình nguồn vốn của Agribank Phú Tân

giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh, 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013

Nguồn: số liệu bảng 4.2

Hình 4.2: Tình hình nguồn vốn của Agribank Phú Tân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 2010 2011 2012 Vốn huy động Vốn điều chuyển (TW) Tổng nguồn vốn 0 100 200 300 400 500 600 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Vốn huy động Vốn điều chuyển (TW) Tổng nguồn vốn CHỈ TIÊU Năm Chênh lệch 6 tháng 2012 6 tháng 2013 6 tháng 2012 / 6 tháng 2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Vốn huy động 268.496 56,09 320.756 56,29 52.260 19,46

Vốn điều chuyển

(TW) 210.150 43,91 249.045 43,71 38.895 18,51

46

4.1.2 Vốn huy động

Bảng 4.3: Tình hình vốn huy động của Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 - 2012

ĐVT: Triệu đồng

CHỈ TIÊU Năm 2011/2010 2012/2011

2010 % 2011 % 2012 % Số tiền % Số tiền %

Tiền gửi Kho bạc 3.145 1,48 - - - - (3.145) (100,00) - -

Tiền gửi TCTD, TCKT 261 0,12 485 0,19 470 0,16 224 85,82 (15) (3,09) GTCG 10.005 4,71 15.627 6,15 11.996 4,06 5.622 56,19 (3.631) (23,24) Tiền gửi khách hàng 199.040 93,69 237.813 93,65 282.856 95,78 38.773 19,48 45.043 18,94  Không kỳ hạn 11.818 5,94 14.836 6,24 32.036 11,33 3.018 25,54 17.200 115,93 Có kỳ hạn: 187.222 94,06 222.977 93,76 250.820 88,67 35.755 19,10 27.843 12,49 +Dưới 12 tháng 131.241 70,10 194.400 87,18 158.683 63,27 63.159 48,12 (35.717) (18,37) +Trên 12 tháng 55.981 29,90 28.577 12,82 92.137 36,73 (27.404) (48,95) 63.560 222.42 Tổng vốn huy động 212.451 100,00 253.925 100,00 295.322 100,00 41.474 19,52 41.397 16,30

47

Nguồn: số liệu bảng 4.3

Hình 4.3: Tình hình vốn huy động của Agribank Phú Tân giai đoạn 2012 -2013

Bảng 4.4: Tình hình vốn huy động của Agribank Phú Tân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh, 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013

Dựa vào bảng 4.3 và 4.4 ta thấy NH huy động vốn theo 4 hình thức: Tiền gửi khách hàng, GTCG, tiền gửi TCTD và TCKT, tiền gửi kho bạc. Sau đây ta phân tích từng hình thức cụ thể để thấy được sự tăng giảm của từng khoản mục sẽ quyết định sự tăng giảm của tổng vốn huy động tại NH.

1.48 0 0 0.12 0.19 0.16 93.69 93.65 95.78 4.71 6.15 4.06 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2010 2011 2012

Tiền gửi Kho bạc Tiền gửi TCTD, TCKT Tiền gửi khách hàng GTCG

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

6 tháng 2012 6 tháng 2013 6tháng 2012 / 6 tháng 2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tiền gửi Kho bạc - - - - - -

Tiền gửi TCTD, TCKT 558 0,21 1.047 0,33 489 87,63 GTCG 7.850 2,93 4.770 1,49 (3.080) (39,24) Tiền gửi khách hàng 260.088 96,87 314.939 98,19 54.851 21,09  Không kỳ hạn 18.881 7,26 21.049 6,68 2.168 11,48 Có kỳ hạn 241.207 92,74 293.890 93,32 52.683 21,84 + Dưới 12 tháng 187.049 77,55 85.736 29,17 (101.313) (54,16) + Trên 12 tháng 54.158 22,45 208.154 70,83 153.996 284,35 Tổng vốn huy động 268.496 100,00 320.756 100,00 52.260 19,46

48

4.1.2.1 Tiền gửi khách hàng

Với tỷ trọng luôn chiếm trên 90% tổng nguồn vốn huy động, ta có thể khẳng định đây là 1 trong những hình thức huy động chủ yếu nhất của Agribank Phú Tân. Từ năm 2010 đến năm 2012 loại tiền gửi này luôn tăng trưởng với tốc độ tăng xấp xỉ 20%. Điều này chứng tỏ NH luôn chú trọng khoản mục này. Chiếm phần lớn trong tổng tiền gửi khách hàng là tiền gửi có kỳ hạn, đây là một dấu hiệu tốt giúp NH ổn định nguồn vốn cho vay ra. Những nguyên nhân làm cho Agribank đạt được thành tích này đó là do:

o Agribank Phú Tân có thời gian hoạt động khá lâu trên địa bàn nên tạo được sự tin tưởng khá cao trong lòng khách hàng, ngoài ra Agribank Phú Tân là một trong những NH lớn trên địa bàn.

o Không những thế trong thời gian qua NH còn cải thiện chất lượng dịch vụ xoay quanh thẻ, giúp khách hàng giao dịch thuận tiện hơn. Ngoài ra, còn cải thiện chất lượng phục vụ tạo sự thoải mái và thuận tiện cho khách hàng đến giao dịch, đa dạng hóa các loại hình huy động.

o Đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi như: Trong năm 2010 chương trình khuyến mãi đợt phát hành kỳ phiếu dự thưởng với các giải thưởng bằng vàng miếng “Ba chữ vàng” chất lượng 99,99% do Agribank sản xuất.

o Năm 2012 NH đã đưa ra gửi tiết kiệm ngắn hạn tại NH quay số trúng thưởng.

Chính vì thế mối quan hệ giữa khách hàng và NH ngày càng tốt, các khách hàng cũ khi đáo hạn luôn muốn tiếp tục gửi tiền vào, còn các khách hàng mới thì ngày càng nhiều. Điều này thể hiện rõ nhất trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, trần lãi suất huy động vốn đã bị NHNN kiểm soát rất thấp khiến cho việc gửi tiền đã không còn hấp dẫn người dân, nhưng loại tiền gửi này vẫn tăng, không những thế năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tiền gửi trên 12 lại tăng cao hơn tiền gửi dưới 12 tháng, đồng thời do lãi suất đang giảm xuống nên người dân còn có tâm lý gửi kỳ hạn dài cố định lãi suất để không bị ảnh hưởng. Chính vì thế đã góp phần làm cho Agribank Phú Tân vẫn huy động vốn tăng ở mức 16,30% vào năm 2012, và tăng 19,46% vào 6 tháng đầu năm 2013.

4.1.2.2 GTCG

Đây là nguồn huy động quan trọng thứ 2 của NH. Mặc dù chiếm tỷ trọng thấp nhưng so với các nguồn huy động khác thì nó vẫn chiếm cao hơn nhiều.Ưu điểm của phương thức huy động này là lãi suất KH được hưởng cao hơn, nguồn vốn NH sử dụng cũng ổn định hơn so với tiền gửi. Tuy nhiên hình thức này cũng có nhiều nhược điểm như để phát hành GTCG thì NH cần phải có sự cho phép của hội sở và NHNN, khách hàng không thể rút trước hạn,

49

không linh hoạt…Chính vì thế mặc dù tỷ trọng đứng hàng thứ 2 trong cơ cấu vốn huy động nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ và biến động không ổn định qua các năm (năm 2010 chiếm tỷ trọng là 4,71% so với tổng vốn huy động, sang năm 2011và năm 2012 lần lượt là 6,15% và 4,06%).

4.1.2.3 Tiền gửi tổ chức tín dụng(TCTD), tổ chức kinh tế (TCKT)

Tiền gửi TCTD và TCKT trong phương thức huy động của Agribank Phú Tân nó chiếm tỷ trọng rất nhỏ xấp xỉ 0,2% – 0,3% trong tổng vốn huy động, đây là phương thức huy động thứ yếu. Loại tiền gửi này bao gồm 2 loại chính là tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi thanh toán. Do trên địa bàn huyện số lượng các TCKT và TCTD hoạt động tương đối ít nên NH cũng không quan tâm nhiều đến khoản huy động này. Cũng giống như GTCG loại tiền gửi này cũng biến động không ổn định qua các năm. Năm 2013 với 6 tháng đầu năm mà tiền gửi của đối tượng này đã đạt con số 1.047 triệu đồng so với mức 470 triệu đồng của cả năm 2012 thì cao hơn rất nhiều. Do đầu năm 2013 NH nhận được một khoản tiền gửi của trường Chu Văn An thu bảo hiểm gửi vào, do đó tiền gửi này tăng lên.

4.1.2.4 Tiền gửi kho bạc

Năm 2010 loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng còn cao hơn cả tiền gửi TCTD và TCKT, nhưng đến năm 2011, 2012 và 6 tháng 2013 thì không còn huy động nữa. Nguyên nhân là do lĩnh vực quản lý của địa phương buộc phải theo ngành dọc, nên kho bạc phải quan hệ với ngân hàng khác.

Đây là một thiệt hại đối với Agribank Phú Tân, vì NH đã mất đi một nguồn vốn rẽ.

4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TRONG 3 NĂM 2010-2012 VÀ 6 THÁNG 2013 CỦA NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN PHÚ TÂN

4.2.1 Phân tích tổng quát tình hình tín dụng của NHN0&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Phú Tân

Nghiệp vụ tín dụng, trong đó chủ yếu cho vay là hoạt động cốt lõi tạo ra lợi nhuận chính cho NH nhưng đồng thời đây cũng là nghiệp vụ có nhiều rủi ro nhất trong hoạt động của NH.

Để hiểu rõ ta sẽ phân tích tổng quan tình hình tín dụng thông qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu qua các năm.

50

Bảng 4.5: Tình hình hoạt động tín dụng của Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 - 2012.

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh, 2010, 2011 và 2012

Nguồn: số liệu bảng 4.5

Hình 4.4: Tình hình hoạt động tín dụng của Agribank Phú Tân giai đoạn 2010 – 2012 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 2010 2011 2012

Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ CHỈ TIÊU Năm 2011/2010 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 636.437 916.078 1.033.454 279.641 43,94 117.376 12,81 Doanh số thu nợ 578.961 834.228 944.328 255.267 44,09 110.100 13,20 Dư nợ 356.887 438.737 527.863 81.850 22,93 89.126 20,31 Nợ xấu 249 237 2.465 (12) (4,82) 2.228 940,08

51

Bảng 4.6: Tình hình hoạt động tín dụng của Agribank Phú Tân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013.

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 6 tháng 2012 6 tháng 2013 6 tháng 2012 / 6 tháng 2013

Số tiền Số tiền Số tiền %

Doanh số cho vay 487.281 642.243 154.962 31,80 Doanh số thu nợ 457.198 603.927 146.729 32,09

Dư nợ 468.820 566.179 97.359 20,77

Nợ xấu 886 1.874 988 111,51

Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh, 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013

Nguồn: số liệu bảng 4.6

Hình 4.5: Tình hình hoạt động tín dụng của Agribank Phú Tân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013

4.2.1.1 Tình hình doanh số cho vay tại ngân hàng

Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng tín dụng của NH, quan sát bảng 4.5 và 4.6 ta thấy trong giai đoạn từ năm 2010- 2012 chỉ tiêu này của Agribank Phú Tân không ngừng tăng lên mặc dù đây là khoảng thời gian nền kinh tế xảy ra nhiều biến động. Nguyên nhân là do chi nhánh Phú Tân nói riêng và NHNo&PTNT nói chung được hưởng lợi từ những chính sách của NHNN ưu tiên về lãi suất dành cho nông nghiệp và nông thôn. Đồng thời NH chủ yếu cho vay ngắn hạn kinh doanh theo vụ nên việc trả rồi lại vay xoay vòng liên tục, do đó DSCV mà cụ thể là cho vay ngắn hạn liên tục tăng. DSCV của Agribank Phú Tân trong năm 2012 tăng trưởng chậm hơn năm 2011 và cả 6 tháng đầu năm 2013, do trong năm nay tình hình kinh tế khó khăn, nhu cầu vay vốn kinh doanh của các hộ gia đình và cá nhân trên tất cả ngành nghề tại địa phương đều giảm, nhiều hộ gia đình còn chuyển sang lĩnh vực ngành nghề khác hiệu quả hơn như kinh doanh thương mại dịch vụ, đây là lượng khách hàng vừa củ vừa mới, do mới kinh doanh bên lĩnh vực

0 200,000 400,000 600,000 800,000 6 tháng 2012 6 tháng 2013

Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ

52

thương mại dịch vụ nên nhu cầu vốn cũng không cao, chính vì những nguyên nhân trên làm cho DSCV tại chi nhánh không giảm mà vẫn tăng, nhưng tăng trưởng chậm hơn 2011.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện phú tân (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)