Ngân hàng hàng ngày phải đối mặt với những yêu cầu rút vốn từ các khoản tiền gửi qua đêm của khách hàng, các tài khoản tiền gửi vãng lai, các khoản tiền gửi đến hạn, rút vốn vay, các khoản bảo lãnh, các khoản ký quỹ chứng khoán và các nghĩa vụ thanh toán bằng tiền cho các công cụ tài chính phái sinh. Ngân hàng không duy trì nguồn tiền mặt để đáp ứng tất cả các nhu cầu đó vì kinh nghiệm cho thấy có thể dự đoán với một mức độ chính xác cao một lượng vốn tối thiểu có thể dùng để tái đầu tư. Ban Tổng Giám đốc thiết lập giới hạn về mức tối thiểu các khoản vốn đến hạn có thể dùng để đáp ứng những yêu cầu rút vốn này và mức tối thiểu các khoản vay liên ngân hàng và các khoản vay để đáp ứng những nhu cầu rút vốn ngoài dự kiến.
4. Kế hoạch hoạt động của ACB trong năm 2012:
Dự báo trong năm 2012, những khó khăn trong năm 2011 sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và môi trường kinh doanh ngân hàng. Chính sách tiền tệ nhiều khả năng tiếp tục được thắt chặt. Lãi suất có thể sẽ được giảm bằng các biện pháp hành chính trên cơ sở lạm phát phần nào được kiểm soát.
Dựa trên cơ sở đánh giá tình hình trên, bước sang năm 2012, ACB tiếp tục đặt ra các kế hoạch tham vọng nhưng có khả năng thực hiện được như tổng tài sản dự kiến tăng 35-40%; tín dụng dự kiến tăng trưởng tối đa theo mức cho phép của NHNN; lợi nhuận dự kiến đạt 5.500 tỷ đồng; nợ nhóm 3 trở lên sẽ không vượt quá 1,0% tổng dư
nợ. ACB còn dự định phát triển thêm 66 CN & PGD mới và chuẩn bị mở rộng hoạt động ra ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Tuy nhiên trong tình hình nền kinh tế đầy biến động, hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng đang được quản lý chặt chẽ bởi Ngân hàng nhà nước, thì đề đạt được mục tiêu và kế hoạch đề ra như trên, Ngân hàng cần thận trọng trong quyết định mở rộng hoạt động, cân đối thu nhập – chi phí cũng như cân nhắc nguồn vốn huy động và cho vay hợp lý.
4. Gợi ý một số chính sách đối với ngân hàng ACB
- Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng: Mặc dù Ngân hàng đã có nhiều cải cách trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, rủi ro tín dụng tiềm tang cũng có thể gây ra nhiều hậu quả rất nghiêm trọng. Do đó, việc quan trọng là phải đánh giá toàn diện năng lực quản trị của ngân hàng liên quan đến việc nhận định, điều hành, giám sát, kiểm tra, củng cố và thu hồi nợ vay.
Để duy trì rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất, từ nhiều năm nay, ACB đã thực hiện chính sách tín dụng thận trọng. Tuy nhiên, Ngân hàng cần phối hợp với Công ty bảo hiểm tiến hành bảo hiểm đối với tài sản thế chấp, bảo hiểm đối với tài sản hình thành từ vốn vay của ngân hàng....nếu làm tốt khâu này sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng thực sự yên tâm khi đầu tư vốn vào các khách hàng cá nhân, vừa tăng trách nhiệm sử dụng tiền vay của khách hàng, vừa tạo thêm nguồn để ngân hàng có thể tiếp tục đầu tư.
- Hiện đại hóa công nghệ thông tin, nâng cao tính bảo mật và an toàn dữ liệu, xây dựng hệ thống lưu trữ dự phòng liên tục. các chi nhánh trong toàn hệ thống cần được nối mạng trực tuyến 24/24h để có thể cập nhật cơ sở dữ liệu khách hàng nhanh nhất. các thông tin của giao dịch của khách hàng trong quá khứ cũng như trong hiện tại phải được lưu trữ chính xác và thể hiện đầy đủ. Việc cập nhật thông tin liên tục như vậy sẽ đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng.
- Trích lập kịp thời các quỹ dự phòng rủi ro: trên cơ phân loại nhóm nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 (nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn), ngân hàng sẽ trích lập dự phòng cho từng nhóm nợ theo tỷ lệ
từ 0% đến 100%. Đối với dự phòng chung, hiện tại ACB duy trì ở mức 0.3% trên dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 và các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay, chấp nhận thanh toán.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: Song song với việc mở rộng thị phần, ngân hàng cần chú ý hiệu quả của việc gia tăng vốn, tăng cường hiệu quả công tác quản lý, giao tiếp tiếp thị, sao cho nguồn vốn đến với những khách hàng vay nợ tốt nhất. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng phải đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ của mình.
Nâng cao tỷ lệ cho vay trung và dài hạn trong tổng tỷ trọng cho vay, để đạt được điều này, ngân hàng cần có chính sách để huy động nguồn vốn trung và dài hạn, ổn định hơn.