CUỐI NĂM ─────── 25,699,557 ═══════ ─────── 40,154,757 ═══════ ─────── 38,310,151 ═══════ ─────── 58,652,580 ═══════
Tóm lại, trong giai đoạn phân tích từ năm 2008-2011, ta có thể thấy dòng tiền lưu chuyển vào ACB (trừ năm 2010) và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh chuyển vào ACB ngày càng tăng.
CHƯƠNG III. NHẬN XÉT CHUNG VỀ VIỆC BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ACB 2006-2011- ĐÁNH GIÁ RỦI RO VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HÀNG ACB 2006-2011- ĐÁNH GIÁ RỦI RO VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
1. Thành tựu đạt được
Qua những phân tích báo cáo tài chính của ACB, có thể thấy trong những năm qua, phần lớn các chỉ số tăng trưởng của ACB năm sau cao hơn năm trước, các chỉ số tài chính cũng như tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu ở mức trung bình và cao so với các ngân hàng khác.
Mặc dù trong suốt giai đoạn từ năm 2006 đến hết năm 2011 tình hình hoạt động của ACB trải qua nhiều biến động, tuy nhiên kết thúc năm 2011, ACB một lần nữa tiếp tục khẳng định vị thế một ngân hàng hàng đầu trong ngành ngân hàng Việt Nam.
Điểm sáng trong năm qua có thể kể đến việc hoàn thành kế hoạch lợi nhuận tham vọng đặt ra từ đầu năm. Lợi nhuận hợp nhất trước thuế của ACB năm 2011 đạt xấp xỉ 4.174 tỷ đồng, bằng 1,35 lần cùng kỳ năm trước và vượt kế hoạch đã công bố đầu năm.
Các chỉ tiêu về quy mô của ACB có bước tiến nhanh và bền vững trong năm 2011. Tổng tài sản đạt 278.855 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2010. Như vậy tổng tài sản của ACB đến 31/12/2011 đa tương đương 9,64% tổng phương tiện thanh toán, vị thế tăng 1,4% so đầu năm. Trong toàn bộ mức tăng tổng tài sản này, có đến 63% xuất phát từ nguồn vốn bền vững là tiền gửi khách hàng.
Thị phần huy động của ACB ước tính ở mức 6,5%, tăng gần 1% so đầu năm. Ngoài ra, với chính sách tăng tốc tín dụng ngay từ đầu năm, cho vay khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế của ACB năm 2011 tăng trưởng 18%, gấp khoảng 1,5 lần bình quân ngành. Đến 31/12/2011, dư nợ cho vay khách hàng đạt 101.897 tỷ đồng, bằng 1,2 lần so với cuối năm ngoái, đưa thị phần tín dụng của ACB tăng thêm 0,2% lên 4%. Hoạt động tín dụng tiếp tục là hoạt động cốt lõi tạo nên thu nhập cho ACB trong năm 2011. Như vậy, huy động tiền gửi khách hàng và cho vay khách hàng của ACB đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ bình quân của ngành.
Về hiệu quả kinh doanh, đến 31/12/2011, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEtt) của ACB đạt 36%, trong khi tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản bình quân (ROAtt) giữ nguyên ở mức 1,7%. Đạt được kết quả này có thể kể đến một nguyên nhân là hiệu quả hoạt động của các chi nhánh và phòng giao dịch (CN&PGD) của ACB ngày càng cao. Số dư huy động và dư nợ cho vay bình quân trên mỗi nhân viên CN&PGD tăng lần lượt 11% và 28% so cùng kỳ 2010. Năm 2011, thời gian trung bình để các CN&PGD mới thành lập trong vòng 24 tháng có lợi nhuận dương ổn định là khoảng 11 tháng, rút ngắn 3 tháng so cùng kỳ năm trước.
2. Một số tồn tại
Mặc dù các chỉ số tăng trưởng vẫn không ngừng tăng cao trong các năm, ACB cũng như các ngân hàng trong nước nói chung đều gặp phải những khó khăn trong hoạt động do bất ổn của nền kinh tế.
Thu nhập lãi / tổng thu nhập tuy có tăng nhưng cũng có lúc sụt giảm nghiêm trọng (cụ thể có sự giảm sút đáng kể từ 2.4% trong năm 2008 xuống chỉ còn 1.63% trong năm 2009), cho thấy có rủi ro về mặt tín dụng đối với ACB
Tỷ lệ cho vay ngắn hạn vẫn chiếm trên 50% tổng cho vay. Vay trung và dài hạn vẫn chưa đạt như kỳ vọng của một ngân hàng vững mạnh.
3. Đánh giá rủi ro (Risk management)
.
Về quản lý rủi ro, năm 2011 ACB tiếp tục có nhiều bước tiến trong việc hoàn thiện hệ thống quản lý, giám sát rủi ro chuyên sâu. Ủy ban Quản lý rủi ro trực thuộc Hội đồng quản trị được thành lập với chức năng đáp ứng yêu cầu luật định cũng như áp dụng thông lệ tốt nhất và chuẩn mực quốc tế về quản lý rủi ro. Khuôn khổ hệ thống quản lý rủi ro mới ở ACB và lộ trình triển khai thực hiện cũng đa được xác định.
Kết quả một số chỉ tiêu cụ thể về an toàn hoạt động của ACB tính đến thời điểm 31/12/2011 như sau: tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ đạt 9,24%, tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất đạt 9,25% và đều cao hơn so với quy định 9% của Ngân hàng Nhà nước Việt
phải trả) tại ngày báo cáo là 18,47%, cao hơn 3,47% so với hạn mức 15% do NHNN quy định.
Bảng 3.1: Tỷ lệ khả năng chi trả ngày báo cáo theo quy định NHNN thời điểm 31/12/2012
Chỉ tiêu Quy đổi VND và vàng EUR GBD USD
Ngoại tệ khác quy
USD
Tỷ lệ khả năng chi trả vào ngày báo
cáo 18.47% 16.15% 76.16% 132.64% 30.59% 137.75%
- Rủi ro tín dụng: là rủi ro khi bên đối tác của Ngân hàng không thực hiện trách nhiệm của mình gây ra tổn thất cho Ngân hàng. Rủi ro tín dụng phát sinh chủ yếu từ hoạt động cho vay hình thành nợ và các khoản tạm ứng. và hoạt động đầu tư tạo ra các chứng khoán nợ. Ngoài ra, còn có rủi ro tín dụng từ các công cụ ngoại bảng như các cam kết vốn. Việc quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng được thực hiện tập trung bởi Hội đồng tín dụng. Ban chính sách và quản lý tín dụng với sự tham gia của đại diện Hội đồng Quản trị và Ban Tổng Giám đốc.
Ngân hàng quản lý rủi ro tín dụng thông qua việc xây dựng hạn mức cho vay đối với mỗi khách hàng hay một nhóm khách hàng theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngoài ra, việc quản lý rủi ro tín dụng còn được thực hiện thông qua đánh giá thường xuyên loại tài sản được chấp nhận là tài sản thể chấp và phân tích khả năng khách hàng hay khách hàng tiềm năng có thể thanh toán gốc và lãi.
Rủi ro tín dụng được kiểm soát tốt trước thực trạng chất lượng tín dụng toàn ngành ngân hàng đi xuống. Trong năm 2011, ACB tập trung nhiều nguồn lực cho công tác phân tích nguyên nhân và cảnh báo nguy cơ phát sinh nợ quá hạn của hệ thống đồng thời thực thi rất quyết liệt công tác đốc thúc, xử lý thu hồi nợ. Kết quả đến cuối năm 2011, tỷ lệ nợ nhóm 3 đến nhóm 5 của ACB là 0,89%, chỉ bằng xấp xỉ 1/4 so với ngành (khoảng 3,4%).
- Rủi ro lãi suất:
Rủi ro lãi suất là rủi ro mà dòng tiền trong tương lai của một công cụ tài chính bị biến động do tác động của các thay đổi về lãi suất của thị trường. Ngân hàng quản lý rủi ro lãi suất thông qua việc kiểm soát mức chênh lãi suất theo kỳ hạn hàng tháng. Với điều kiện kinh tế biến động nhanh cùng với hệ thống các chính sách lãi suất cũng biến động liên tục như hiện nay, Ngân hàng phải đối mặt với việc làm sao thực hiện tốt khâu quản lý rủi ro lãi suất để tránh các tác động không mong đợi có thề ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cùa ngân hàng.