Về công tác kiểm tra, kê khai, quyết toán thuế

Một phần của tài liệu phân tích tình hình quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 83)

C ần thơ, ngày tháng năm

2010, 2011, 2012

5.1.2 Về công tác kiểm tra, kê khai, quyết toán thuế

Tìm ra nguyên nhân là để tìm ra biện pháp khắc phục. Những hạn chế

trong công tác quản lý thuế TNDN của Chi cục thuế là hệ quả của nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu có tác động lớn nhất là những

yếu kém trong công tác thanh tra, kiểm tra. Do vậy, cần tăng cường công

tác thanh tra, kiểm tra về thuế và phải coi đây là một trong những nhiệm vụ

trọng tâm nhằm ngăn ngừa, phát hiện kịp thời và xử lý những vi phạm về

thuế như cần phân loại đối tượng để thanh tra, kiểm tra, tập trung thanh tra,

kiểm tra đối tượng có nguy cơ rủi ro về thuế, hoặc thiếu độ tín nhiệm, thường xuyên gian lận về thuế, thanh tra, kiểm tra phải căn cứ vào sổ sách

kế toán, hóa đơn, chứng từ; xây dựng quy trình kiểm tra hoàn thuế, quyết

toán thuế; xây dựng chương trình hỗ trợ máy tính phục vụ cho công tác

thanh tra, kiểm tra thuế. Và để cho công tác quản lý thuế có hiệu quả hơn

thì cần có thêm một số biện pháp trong công tác thanh tra, kiểm tra như:  Biện pháp kiểm tra doanh số:

Thường xuyên theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của ĐTNT để đề xuất phân loại hộ kinh doanh theo đúng quy định của Luật thuế và

thường xuyên kiểm tra để phân loại lại có sự thay đổi. Riêng đối với hộ kê khai, cần phổ biến thực hiện ghi chép sổ sách và thông báo việc kiểm tra sổ

sách, kiểm tra việc sử dụng hóa dơn để đối chiếu với số thực tế từ đó xác định đúng doanh thu chịu thuế.

Doanh thu cần được quản lý cả hai đầu, giá mua và giá bán. Quản lý

tốt giá bán, giá mua để tránh ghi sai lệch so với thực tế bằng cách thường

xuyên cập nhật thông tin thị trường, buộc các cơ sở kinh doanh phải ghi giá

bán từng mặt hàng cụ thể trong sổ sách dù là hộ kinh doanh nhỏ hoặc niêm yết cả nơi dễ trông thấy trong cửa hàng, doanh nghiệp...

Cần giao cho những cán bộ có trình độ hiểu biết chuyên môn về ngành nghề mà họ quản lý, chẳng hạn như ngành sản xuất thì các cán bộ cần am

hiểu về: quy trình sản xuất, quy trình công nghệ, định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Các chi phí phát sinh trong kỳ... để từ đó xác định chính xác doanh

số, ít bị gian lận.

 Biện pháp tăng cường công tác quản lý hóa đơn:

Tăng cường công tác quản lý hóa đơn nhằm giảm thiểu các sai phạm,

+ Về việc cho in hóa đơn: Chi cục thuế có thể tổ chức thực hiện kiểm

tra, xác minh trụ sở, ngành nghề kinh doanh trước khi cho phép DN in ấn hóa đơn.

+ Việc hướng dẫn ĐTNT cách sử dụng hóa đơn phải tận tình, phải rõ

ràng để tránh nhiều trường hợp các ĐTNT ghi chép sai sót không đáng có

làm ảnh hưởng đến kết quả báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, ảnh hưởng đến kết quả kê khai thuế gây ảnh hưởng cho cả ĐTNT và Chi cục thuế.

+ Tăng cường công tác quản lý, sử dụng hóa đơn chứng từ như thực

hiện tốt công tác lưu sổ theo dõi các đối tượng sử dụng hóa đơn; thường

xuyên kiểm tra xác minh hóa đơn trên cơ sở được lập kế hoạch thanh tra,

kiểm tra hóa đơn tại các cơ sở kinh doanh một cách khoa học... qua đó phát

hiện và chống các trường hợp sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn chứng từ mà

hàng hóa đó không phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.  Bên cạnh đó Chi cục thuế cần tập trung lực lượng để đẩy mạnh

công tác thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn chặn các gian lận về khấu trừ thuế

và hoàn thuế, đảm bảo NSNN không bị thất thoát, đảm bảo công bằng và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh:

- Đảm bảo kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác kiểm tra, thanh tra

thuế. Các cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra phải được đào tạo và đào

tạo lại thường xuyên để đáp ứng kịp thời những yêu cầu mới, đối phó

những hành vi gian lận ngày càng tinh vi hơn, nghiêm trọng hơn.

- Tập trung vào xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm để thu hồi đến mức cao nhất các khoản tiền thuế bị gian lận. Phát hiện, ngăn

chặn và đẩy lùi kịp thời tình trạng lập DN không vì mục đích sản xuất kinh doanh mà để mua bán hóa đơn bất hợp pháp.

- Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành, chú trọng đến việc chấp

hành kỷ cương, kỷ luật của cán bộ thuế trong ngành.

- Thực hiện đều đặn và thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra để

tránh tình trạng ứng đọng công việc giúp công việc đạt hiệu quả hơn và ngăn chặn kịp thời các hành vi gian lận.

- Trên cơ sở thu thập thông tin, phân tích thông tin để phân loại, lựa

chọn những đối tượng có dấu hiệu hành vi gian lận thuế lập kế họach thanh

tra kiểm tra.

- Đối với những cơ sở kinh doanh âm(lỗ) cần phân biệt thuộc ngành nghề nào? Chú trọng khai thác kiểm tra ở các cơ sở kinh doanh thuộc ngành

thương mại, dịch vụ, ăn uống, các hoạt động giải trí cao cấp mà kê khai lỗ, kiểm tra việc kê khai thuế của các chi nhánh.

- Cần có hình thức xử lý các hành vi kê khai gian lận thuế đúng mức; đồng thời qua biện pháp xử phạt phải tạo được hiệu quả giáo dục, ngăn

ngừa đối với các doanh nghiệp khác.

- Phối hợp với các cơ quan công an, điều tra, phát hiện, truy tố các DN

ma và xử lý nghiêm khắc những DN sử dụng hóa đơn của những DN này.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)