Phân tích tình hình thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích tình hình quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 77)

C ần thơ, ngày tháng năm

2010, 2011, 2012

4.2.5 Phân tích tình hình thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp

nghiệp của chi Cục thuế quận Ninh Kiều Thanh phố Cần Thơ từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

Công tác thanh tra, kiểm tra là khâu không thể thiếu trong chu trình quản lý thuế TNDN. Đây là công tác giúp rà soát lại những điểm đạt và

quan thuế, cơ sở sản xuất kinh doanh có nhiệm vụ nộp báo cáo quyết toán đúng hạn, kê khai đúng và đủ số thuế phải nộp, theo quy định Luật thuế

TNDN. Mặc dù có luật định nhưng vẫn có nhiều hộ kinh doanh vi phạm, điển hình là những sai phạm như: sử dụng hoá đơn không đúng quy định, ghi không đầy đủ các khoản mục; việc ghi chép sổ sách kế toán không kịp

thời, bán hàng không lập hoá đơn, vận chuyển hàng hoá không hoá đơn

chứng từ.

Bảng 4.7 Tình hình thanh tra, kiểm tra và quyết toán thuế từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 của Chi Cục Thuế quận Ninh Kiều

Năm 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2013 Số DN kiểm tra 112 90 223 34 Số DN vi phạm 90 74 182 19 Tỷ lệ DN vi phạm (%) 80,35 82,22 81,61 55,88 Số tiền phạt vi phạm (triệu đồng) 1.685 2.175 2.375 269

Nguồn: Chi Cục Thuế quận Ninh Kiều Thành phố Cần Thơ

Trong giai đoạn từ 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, thực hiện theo

quy trình thanh tra kiểm tra tại doanh nghiệp. Chi cục thuế quận Ninh Kiều

Tp.Cần Thơ đã tập hợp dữ liệu của doanh nghiệp qua các năm, tiến hành phân tích dữ liệu, đánh giá việc chấp hành pháp luật về thuế của người nộp

thuế, mức độ rủi ro về vi phạm pháp luật thuế trên cơ sở xây dựng dữ liệu

về đối tượng nộp thuế đã tiến hành phân loại, để tìm ra những doanh nghiệp

có những nghi vấn trong việc kê khai thuế từ đó lập kế hoạch kiểm tra và lập danh sách doanh nghiệp sẽ thanh tra tại trụ sở của doanh nghiệp đó để

trình lãnh đạo Chi cục thuế quận Ninh Kiều Tp.Cần Thơ phê duyệt và thực

hiện trong năm. Qua công tác kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế đã phát hiện một số các sai phạm, nội dung vi phạm chủ yếu là bán hàng không xuất hoá đơn, kê khai chi phí không có hoá đơn chứng từ hợp pháp, kê khai

vượt định mức tiêu hao nguyên vật liệu, bỏ số liệu ngoài sổ sách kế toán, qua đó đã tiến hành xử lý truy thu số tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước và phạt vi phạm hành chính đối với người nộp thuế. Qua công tác kiểm tra

cũng đã chỉ ra được các sai phạm mà doanh nghiệp thường mắc phải, đối

với những vướng mắc Chi cục thuế quận Ninh Kiều Tp.Cần Thơ đã cùng doanh nghiệp tháo gở nhằm định hướng cho doanh nghiệp thực hiện đúng quy định và góp phần ngăn ngừa sai phạm chung.

Qua bảng 4.7 Tình hình thanh tra, kiểm tra và quyết toán thuế từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 của Chi Cục Thuế quận Ninh Kiều ta nhận

thấy, số doanh nghiệp vi phạm qua các năm biến động không đều và có xu

hướng tăng và theo đó số tiền phạt vi phạm cũng tăng dần. Trong giai đoạn

2010 – 2012 tỷ lệ DN vi phạm rất cao chiếm trên 80%, cho thấy hầu hết tất

cả các DN bị kiểm tra điều vi phạm luật thuế TNDN. 6 tháng đầu năm 2013

số DN vi phạm đã giảm nhưng vẫn còn hơn 50% DN vi phạm. Điều này cho thấy số thu thuế bị gian lận, trốn thuế cũng lớn dần theo sự lớn mạnh

của các cơ sở kinh doanh, các doanh nghiệp, công ty càng tồn tại lâu năm

trên thị trường thì lại càng có nhiều mánh khoé để trốn thuế. Nhưng trái lại,

công tác quản lý cũng như công tác thanh tra, kiểm tra bộc lộ nhiều sơ hở

vô hình chung tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở kinh doanh làm sai. Số

tiền vi phạm phát hiện được ví như bề nổi của tảng băng trôi, còn mặt chìm không thể tính toán được do số hộ được kiểm tra còn quá thấp so với tổng

số cơ sở kinh doanh. Số hộ kiểm tra quá thấp khó có thể phản ánh được tình trạng quyết toán thuế của các doanh nghiệp ra sao, nhưng chắc chắn rằng nó

thể hiện được công tác thanh tra, kiểm tra còn khá sơ sài, qua loa. Đây là

vấn đề nghiêm trọng đặt ra cần được giải quyết triệt để. Với thực trạng như các năm qua, tình trạng thất thu sẽ tiếp diễn và càng trầm trọng hơn.

4.3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP

DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU THÀNH

PHỐ CẦN THƠ

4.3.1 Đánh giá chung về kết quả thu thuế trên địa bàn quận Ninh

Kiều Thành phố Cần Thơ

Những mặt đạt được của chi Cục thuế quận Ninh Kiều trong thời gian

qua: Công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, điều chuyển, đề bạt cán bộ,

công chức được quan tâm. Chất lượng công tác kế hoạch hoá, trình độ

nghiệp vụ cán bộ công chức được nâng lên, vai trò tham mưu ngày càng đi

vào chiều sâu, có nề nếp, tạo được sự tín nhiệm của lãnh đạo thành phố, các

sở, ngành và địa phương.

- Theo dõi chặt chẽ tình hình cơ sở; nắm vững, vận dụng một cách

linh hoạt, năng động các chủ trương, chính sách mới của Đảng, pháp luật

của Nhà nước vào công tác kế hoạch hóa, kịp thời đề xuất các giải pháp

thích hợp, phát huy những nhân tố tích cực; khắc phục, xử lý có hiệu quả

những khó khăn vướng mắc mới phát sinh.

- Thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở, Quy chế hoạt động của cơ

- Nội bộ đoàn kết thống nhất trong nhận thức và hành động, ý thức tổ

chức kỷ luật tốt; lực lượng công chức trẻ trưởng thành, đảm đương được

nhiệm vụ.

4.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế thu

nhập doanh nghiệp trên địa bàn quận Ninh Kiều Thành phố Cần Thơ

4.3.2.1 Nhân tố chủ quan

Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Cục thuế Cần Thơ, UBND

thành phố, UBND quận Ninh Kiều, nền kinh tế - xã hội cơ bản có bước

phát triển khá, tạo điều kiện cho Chi Cục Thuế hoàn thành nhiệm vụ.

Chi Cục Thuế đã có nhiều nỗ lực phấn đấu trong công tác quản lý thu

thuế. Chi Cục Thuế đã tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng như

Công an, Quản lý thị trường, UBND các phường… nhằm quản lý chặt chẽ đối tượng nộp thuế, chống thất thu ngân sách.

Ngoài ra, Lãnh đạo chi Cục Thuế thường xuyên đưa ra những chỉ đạo

sát thực, quan tâm theo dõi diễn biến của các đối tượng nộp thuế để kịp thời điều chỉnh hướng chỉ đạo cho phù hợp với tình hình thực tế. Hàng năm đều

có phân tích và xây dựng các đề án chống thất thu thuế, phát động phong trào thi đua trong chi Cục Thuế. Bên cạnh đó, chi Cục Thuế còn thực hiện

tốt công tác tuyên truyền Luật thuế TNDN bằng nhiều hình thức.

Sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng chức năng trong đơn vị luôn diễn

ra nhịp nhàng, từng bộ phận đều luôn tạo mối đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau

cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Tổ chức bộ máy quản lý luôn được quan tâm đổi mới và chi Cục Thuế xác định tổ chức cán bộ là một trong những khâu quyết định thành công trong công tác thuế, do vậy chi Cục Thuế luôn tập trung xây dựng những đơn vị thu thuế trong sạch, vững mạnh với đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, có nghiệp vụ chuyên môn cao. Song song đó, công tác xử lý cán bộ

cũng được quan tâm sâu sát. Với đội ngũ cán bộ, công nhân viên đông thì khâu kiểm tra, giám sát và xử lý khi có sai phạm là rất quan trọng.

4.3.2.2 Nhân tố khách quan

Việc ban hành các Luật thuế mới và liên tục được sửa đổi, bổ sung

nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách thuế phù hợp với từng giai đoạn phát

triển của nền kinh tế nhờ đó có thể chống được tình trạng thất thu thuế, tạo

sự công bằng, bình đẳng giữa những người thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Nhưng Luật thuế mới cũng gây ra những khó khăn do người nộp thuế chưa

Nhà nước đã có những cải tiến đáng kể khi ban hành các văn bản,

chính sách mới tạo điều kiện cho các đối tượng dễ dàng nắm bắt thông tin, các văn bản hướng dẫn rất cụ thể để đảm bảo hiểu đúng tinh thần của văn

bản. Các thông tư hướng dẫn đưa ra hướng dẫn cho tất cả các văn bản đang

có hiệu lực giúp cho các đối tượng quan tâm không phải sử dụng nhiều văn

bản một lúc.

Ngoài ra đạt được kết quả trên là do Luật thuế GTGT và thuế TNDN

hỗ trợ cho nhau, với cơ chế thông thoáng của Luật doanh nghiệp đã góp phần tích cực trong việc khuyến khích nhân dân mạnh dạn bỏ vốn ra đầu tư

thành lập các CSKD mới, các chủ doanh nghiệp cũng được tạo điều kiện

thuận lợi trong việc mở rộng công việc sản xuất kinh doanh của mình, thu

được nhiều lợi nhuận, từ đó thuế TNDN nộp vào NSNN cũng tăng theo.

Các cá nhân, tổ chức hoạt động SXKD chấp hành tương đối tốt pháp

luật thuế. Kê khai thuế tốt, nộp thuế tương đối kịp thời theo thông báo cơ

quan thuế. Kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp gởi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế đúng quy định.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRÊN

ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ

5.1 GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN CỦA CHI

CỤC THUẾ QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ

5.1.1 Về công tác quản lý đối tượng thu nộp thuế

Chi cục thuế Quận Ninh Kiều cần có kế hoạch chỉ đạo thực hiện ngay từ đầu năm đối với các đơn vị trực thuộc, kịp thời đề xuất, tham mưu tốt

cho các cấp lãnh đạo, nghiêm chỉnh chấp hành mọi sự chỉ đạo của cấp trên cụ thể nhiệm vụ như sau:

 Các ban ngành quản lý thu: tăng cường kiểm tra hoạt động của đơn

vị có số thu để báo cáo, kê khai quyết toán biên lai và động viên kịp thời

nộp tiền vào Ngân Sách Nhà Nước.

 Tiếp tục thực hiện theo các quyết định thông tư của cục thuế

Tp.Cần Thơ cùng các thông tư về các quy định quản lý thu thuế TNDN.  Chỉ đạo các đơn vị thu thuế TNDN đúng danh mục quy định quyết

toán biên lai và nộp kịp thời tiền thu phí vào Ngân Sách Nhà Nước và đồng

thời phải có kế họach thu phí tồn đọng của năm trước chuyển sang đối với các đơn vị chưa quyết toán kịp thời trong năm trước.

 Tiếp tục tuyên truyền phổ viến các pháp lệnh về thuế TNDN qua các phương tiện thông tin đại chúng bằng nhiều hình thức như: đăng báo,

hỏi đáp, phỏng vấn và làm cho người dân hiểu được pháp lệnh về thuế TNDN để chấp hành tốt nghĩa vụ của mình.

 Đồng thời cần tổng hợp những vướng mắc khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cũng như triển khai các Nghị định, Thông tư về thuế TNDN.

 Để tránh tình trạng các doanh nghiệp thành lập nhưng thực chất

không hoạt động kinh doanh mà chỉ để mua bán hóa đơn, Chi Cục Thuế

Quận Ninh Kiều cần phải tiến hành kiểm tra chặt chẽ tình hình thực tế của

doanh nghiệp mới thành lập, tiến hành xác minh địa điểm kinh doanh của

doanh nghiệp, tình trạng hoạt động của doanh nghiệp, kiên quyết không cấp công văn để DN in hóa đơn đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu thành lập để mua bán hóa đơn.

5.1.2 Về công tác kiểm tra, kê khai, quyết toán thuế

Tìm ra nguyên nhân là để tìm ra biện pháp khắc phục. Những hạn chế

trong công tác quản lý thuế TNDN của Chi cục thuế là hệ quả của nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu có tác động lớn nhất là những

yếu kém trong công tác thanh tra, kiểm tra. Do vậy, cần tăng cường công

tác thanh tra, kiểm tra về thuế và phải coi đây là một trong những nhiệm vụ

trọng tâm nhằm ngăn ngừa, phát hiện kịp thời và xử lý những vi phạm về

thuế như cần phân loại đối tượng để thanh tra, kiểm tra, tập trung thanh tra,

kiểm tra đối tượng có nguy cơ rủi ro về thuế, hoặc thiếu độ tín nhiệm, thường xuyên gian lận về thuế, thanh tra, kiểm tra phải căn cứ vào sổ sách

kế toán, hóa đơn, chứng từ; xây dựng quy trình kiểm tra hoàn thuế, quyết

toán thuế; xây dựng chương trình hỗ trợ máy tính phục vụ cho công tác

thanh tra, kiểm tra thuế. Và để cho công tác quản lý thuế có hiệu quả hơn

thì cần có thêm một số biện pháp trong công tác thanh tra, kiểm tra như:  Biện pháp kiểm tra doanh số:

Thường xuyên theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của ĐTNT để đề xuất phân loại hộ kinh doanh theo đúng quy định của Luật thuế và

thường xuyên kiểm tra để phân loại lại có sự thay đổi. Riêng đối với hộ kê khai, cần phổ biến thực hiện ghi chép sổ sách và thông báo việc kiểm tra sổ

sách, kiểm tra việc sử dụng hóa dơn để đối chiếu với số thực tế từ đó xác định đúng doanh thu chịu thuế.

Doanh thu cần được quản lý cả hai đầu, giá mua và giá bán. Quản lý

tốt giá bán, giá mua để tránh ghi sai lệch so với thực tế bằng cách thường

xuyên cập nhật thông tin thị trường, buộc các cơ sở kinh doanh phải ghi giá

bán từng mặt hàng cụ thể trong sổ sách dù là hộ kinh doanh nhỏ hoặc niêm yết cả nơi dễ trông thấy trong cửa hàng, doanh nghiệp...

Cần giao cho những cán bộ có trình độ hiểu biết chuyên môn về ngành nghề mà họ quản lý, chẳng hạn như ngành sản xuất thì các cán bộ cần am

hiểu về: quy trình sản xuất, quy trình công nghệ, định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Các chi phí phát sinh trong kỳ... để từ đó xác định chính xác doanh

số, ít bị gian lận.

 Biện pháp tăng cường công tác quản lý hóa đơn:

Tăng cường công tác quản lý hóa đơn nhằm giảm thiểu các sai phạm,

+ Về việc cho in hóa đơn: Chi cục thuế có thể tổ chức thực hiện kiểm

tra, xác minh trụ sở, ngành nghề kinh doanh trước khi cho phép DN in ấn hóa đơn.

+ Việc hướng dẫn ĐTNT cách sử dụng hóa đơn phải tận tình, phải rõ

ràng để tránh nhiều trường hợp các ĐTNT ghi chép sai sót không đáng có

làm ảnh hưởng đến kết quả báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, ảnh hưởng đến kết quả kê khai thuế gây ảnh hưởng cho cả ĐTNT và Chi cục thuế.

+ Tăng cường công tác quản lý, sử dụng hóa đơn chứng từ như thực

hiện tốt công tác lưu sổ theo dõi các đối tượng sử dụng hóa đơn; thường

xuyên kiểm tra xác minh hóa đơn trên cơ sở được lập kế hoạch thanh tra,

kiểm tra hóa đơn tại các cơ sở kinh doanh một cách khoa học... qua đó phát

hiện và chống các trường hợp sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn chứng từ mà

hàng hóa đó không phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.  Bên cạnh đó Chi cục thuế cần tập trung lực lượng để đẩy mạnh

công tác thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn chặn các gian lận về khấu trừ thuế

và hoàn thuế, đảm bảo NSNN không bị thất thoát, đảm bảo công bằng và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh:

- Đảm bảo kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác kiểm tra, thanh tra

thuế. Các cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra phải được đào tạo và đào

tạo lại thường xuyên để đáp ứng kịp thời những yêu cầu mới, đối phó

Một phần của tài liệu phân tích tình hình quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)