Dựa trên số liệu kết quả ở Bảng 4.1 và Bảng 4.2 cho ra kết quả về hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTA) của các nghiệm thức cách nhau 4 ngày và trong suốt giai đoạn tiến hành thí nghiệm. Số liệu về hệ số chuyển hóa thức ăn qua các ngày tuổi và cả giai đoạn của chim cút thí nghiệm đƣợc trình bày trong Bảng 4.4.
30
Bảng 4.4: Hệ số chuyển hóa thức ăn của chim cút (kg thức ăn/kg tăng trọng)
Chỉ tiêu Nghiệm thức SEM P
Đối chứng ML Plastin 11-15 ngày tuổi 0,1516 0,1424 0,1305 109,04 0,44 15-19 ngày tuổi 0,3171 0,2732 0,3089 153,22 0,18 19-23 ngày tuổi 0,3693 0,3268 0,3508 129,69 0,15 23-27 ngày tuổi 0,3348 0,3042 0,3358 134,55 0,25 27-31 ngày tuổi 0,5089 0,4342 0,4376 380,28 0,36 31-35 ngày tuổi 0,5856 0,4653 0,5894 583,51 0,30 35-39 ngày tuổi 0,6512 0,6541 0,5536 565,84 0,42 HSCHTA Trung bình 0,3825a 0,3452b 0,3615ab 74,91 0,03
Ghi chú: a,b các giá trị cùng hàng mang ít nhất một chữ ký hiệu chung không sai khác nhau ở P = 0,05
Theo kết quả Bảng 4.4, cho thấy hệ số chuyển hóa thức ăn các ngày tuổi của các nghiệm thức không có sự khác biệt nhau (P>0,05). Tuy nhiên, hệ số chuyển hóa thức ăn trung bình lại có sự khác biệt nhau là do khối lƣợng và lƣợng thức ăn chim cút ăn vào giữa các ngày tuổi không lớn nên hệ số chuyển hóa thức ăn chƣa có sự khác biệt . Hệ số chuyển hóa thức ăn của nghiệm thức ML là thấp nhất do khả năng hấp thu tốt chất dinh dƣỡng của chim cút nghiệm thức ML có thành phần là các vitamin và ion kẽm.
Theo Bùi Hữu Đoàn (2009), HSCHTA từ 35 ngày tuổi trở đi sẽ tăng cao hơn so với giai đoạn đầu. Điều này phù hợp với kết quả thí nghiệm. Theo báo cáo của Lã Thị Thu Minh (2000) thì khi mở đèn chiếu sáng vào ban đêm sẽ kích thích gia cầm ăn nhiều. Nếu kéo dài thời gian chiếu sáng sẽ làm tăng đòi hỏi về thức ăn và kích thích cơ thể phát triển nhƣng làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn và giảm tăng trọng.
31
Hình 4.2 Hệ số chuyển hóa thức ăn trung bình