3.2.2.1 Sự tăng trưởng của chim cút
Đƣợc xác định bằng cách cân khối lƣợng chim cút ban đầu khi bắt đầu thí nghiệm và theo dõi khối lƣợng của chim cút ở từng ô thí nghiệm.
24
Chim cút sau 4 ngày sẽ đƣợc cân một lần vào buổi sáng cho đến hết thời gian thí nghiệm. Tăng trọng của chim cút đƣợc tính theo công thức:
Tăng trọng của chim cút sau 4 ngày = khối lƣợng chim cút 4 ngày sau – khối lƣợng chim cút lần cân trƣớc đó.
Tăng trọng bình quân mỗi ngày
3.2.2.2 Tiêu tốn thức ăn của chim cút
Cân lƣợng thức ăn cho chim cút vào các buổi sáng sau đó cho vào máng ăn và cân thức ăn dƣ sau 4 ngày đối với từng ô thí nghiệm. Việc cân thức ăn đƣợc kết hợp với việc cân trọng lƣợng chim cút.
Tiêu tốn thức ăn trong mỗi đơn vị thí nghiệm là hiệu số của thức ăn cho vào và lƣợng thức ăn thừa sau 4 ngày/lần.
Tiêu tốn thức ăn mỗi ngày (g/con/ngày)
3.2.2.3 Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTA)
HSCHTA
3.2.2.4 Các chỉ tiêu mổ khảo sát
Cút sau khi kết thúc thí nghiệm sẽ đƣợc mổ khảo sát để theo dõi các chỉ tiêu khối lƣợng sau nhổ lông, khối lƣợng thân thịt, tỉ lệ sau nhổ lông, tỉ lệ thân thịt.
3.2.2.5 Theo dõi quá trình mọc lông và thay lông
Trong suốt thời gian nuôi thí nghiệm ghi nhận quá trình phát triển của chim cút nhƣ thời điểm mọc lông, thời điểm thay lông.
3.2.2.6 Theo dõi tình trạng chim cút và tỉ lệ nuôi sống
Hàng ngày, làm công tác kiểm tra nƣớc, thức ăn và các bệnh lý có thể xảy ra đối với cút thí nghiệm ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều tối. Chim cút chết sẽ đƣợc ghi nhận, mổ khám nguyên nhân chết để tính tỉ lệ sống.
Tỉ lệ sống (%) =
x 100
3.3. CHĂM SÓC VỆ SINH VÀ PHÒNG BỆNH
Sát trùng vệ sinh chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi 3 – 5 ngày trƣớc khi cho chim cút nhập chuồng. Sƣởi ấm lồng trƣớc khi cho cút con vào. Tăng giảm nhiệt độ lồng úm thích hợp khi thời tiết thay đổi. Mỗi ngày đề thay bao lót chuồng, quét dọn chuồng.
25
Khi bắt cút, ngày đầu tiên nên cho chim cút uống vitamin C, hạn chế cho cút ăn. Khi chim cút 11 ngày cho lên lồng chuồng thí nghiệm đã chuẩn bị nƣớc uống.
Thuốc sử dụng trong thí nghiệm bao gồm các loại vitamin, thuốc kháng sinh và thuốc sát trùng chuồng trại. Trong giai đoạn úm cút con đƣợc cho uống đƣờng Glucose, vitamin C. Đồng thời trong giai đoạn thí nghiệm sử dụng các loại kháng sinh nhƣ Anticoc, Viacox,… để phòng và trị bệnh tiêu
chảy, cầu trùng. Tất cả cút đƣợc chủng ngừa vaccine trƣớc khi bố trí vào thí nghiệm theo lịch chủng ngừa vaccine.
3.4. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Số liệu đƣợc xử lý theo mô hình tuyến tính tổng quát (General Linear Model) và đƣợc thực hiện trên Minitab (Minitab Release 16.2). Độ khác biệt ý nghĩa của các giá trị trung bình trong và giữa các nghiệm thức đƣợc xác định theo Tukey, với alpha < 0,05.
26
CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1. SỰ TĂNG TRƢỞNG CỦA CHIM CÚT TỪ 11-39 NGÀY TUỔI
Sự gia tăng khối lƣợng của chim cút ở các nghiệm thức vào 23-39 ngày tuổi có sự khác biệt nhau, mặc dù khi bắt đầu thí nghiệm đến 23 ngày tuổi thì khối lƣợng chim cút của các nghiệm thức chƣa có sự khác biệt có ý nghĩa. Khối lƣợng chim cút qua các lần cân trong suốt quá trình thí nghiệm đƣợc thể hiện qua Bảng 4.1.
Bảng 4.1: Khối lƣợng của chim cút thí nghiệm (g)
Chỉ tiêu Nghiệm thức SEM P Đối chứng ML Plastin Khối lƣợng cút, g/con - 11 ngày tuổi 39,31 37,47 37,15 0,65 0,11 - 15 ngày tuổi 59,71 58,34 58,41 0,80 0,44 - 19 ngày tuổi 75,09 75,84 74,08 0,94 0,46 - 23 ngày tuổi 93,65 95,95 92,89 1,02 0,17 - 27 ngày tuổi 113,48b 116,61a 112,17b 0,66 0,01 - 31 ngày tuổi 126,85b 131,29a 126,88b 0,89 0,02 - 35 ngày tuổi 138,83b 145,31a 138,45b 1,01 0,01 - 39 ngày tuổi 151,96b 157,71a 152,95ab 1,24 0,04
Ghi chú: a,b các giá trị cùng hàng mang ít nhất một chữ ký hiệu chung không sai khác nhau ở P = 0,05
Qua bảng 4.1, lúc bắt đầu thí nghiệm chim cút lúc 11 ngày tuổi có khối lƣợng 37,15 đến 39,31g (P>0,05) và đến 23 ngày tuổi thì khối lƣợng chim cút của các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tuy nhiên, từ đến 27 ngày tuổi, khối lƣợng chim cút giữa các thí nghiệm đã có sự khác biệt nhau (P<0,05). Khối lƣợng cao nhất ở nghiệm thức bổ sung ML là 116.61g, tiếp đó là nghiệm thức đối chứng 112,48g và nghiệm thức bổ sung Plastin là 112,17g.
Đến 31 ngày tuổi, khối lƣợng chim cút ở 3 thí nghiệm có ý nghĩa (P<0,05), cao nhất là nghiệm thức bổ sung ML với 131,29g, tiếp đó là nghiệm thức bổ sung Plastin 126,88g và nghiệm thức đối chứng 126,85g.
Tiếp đến 35 ngày tuổi, khối lƣợng có sự khác biệt, cao nhất là nghiệm thức bổ sung ML với 145,31g. Tuy nhiên không giống nhƣ lúc 31 ngày tuổi, nghiệm thức bổ sung Plastin có khối lƣợng 138,45g thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng với khối lƣợng là 138,83g.
27
Khi so sánh khối lƣợng chim cút ở kết quả thí nghiệm với khối lƣợng chim cút đƣợc báo cáo trong nghiên cứu của Lê Xuân Đồng (1990), có khối lƣợng cơ thể chim cút trong báo cáo ở 7 ngày tuổi là 17-25g, ở 14 ngày tuổi là 30-40g, ở 21 ngày tuổi là 48-65g, ở 28 ngày tuổi là 75-90g, ở 35 ngày tuổi là 90-110g, ở 42 ngày tuổi là 120g. theo Viện chăn nuôi (2010) khối lƣợng chim cút ở 7 ngày tuổi là 26g, ở 14 ngày tuổi là 65g, ở 21 ngày tuổi là 97g, ở 28 ngày tuổi là 118g, ở 35 ngày tuổi là 135g, ở 42 ngày tuổi là 148g. Nhƣ vậy, so với kết quả thí nghiệm cho thấy, khối lƣợng cơ thể của chim cút gần với số liệu của Viện Chăn nuôi. Khối lƣợng chim cút giữa thí nghiệm và các tài liệu có sự khác nhau là do các giống ngày nay lai tạp ở nhiều mức độ khác nhau nên dẫn đến khối lƣợng cũng khác nhau.
Nhƣ vậy, qua Bảng 4.1 và Hình 4.1, có thể thấy chim cút ăn thức ăn có bổ sung ML có khối lƣợng cao nhất, tiếp đến là thức ăn Plastin, cuối cùng là nghiệm thức đối chứng. Kết quả về khối lƣợng trên có thể lý giải là thức ăn có bổ sung ML do có thêm các vitamin A, D3, Biotin và ion kẽm mà nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức Plastin không có. Các vitamin kích thích khả năng tổng hợp kháng thể, tăng khả năng chống chịu stress. Trong khi đó ion kẽm có mặt rất nhiều trong quá trình sinh hóa của chim. Vì thế, chim cút ăn thức ăn ML sẽ sinh trƣởng tốt nhất (Bùi Hữu Đoàn, 2009).
Hình 4.1 Khối lƣợng của chim cút ở các ngày tuổi 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 15 19 23 27 31 35 39 NT Đối chứng NT ML NT Plastin ngày tuổi g
28
4.2. TĂNG TRỌNG QUA CÁC GIAI ĐOẠN
Bảng 4.2: Tăng trọng của chim cút ở 3 thí nghiệm qua các giai đoạn (g/con/ngày)
Giai đoạn Nghiệm thức SEM P Đối chứng ML Plastin 11-15 ngày tuổi 5,10 5,22 5,31 0,30 0,88 15-19 ngày tuổi 3,84 4,38 3,92 0,17 0,14 19-23 ngày tuổi 4,64 5,03 4,70 0,20 0,38 23-27 ngày tuổi 4,96 5,16 4,82 0,24 0,62 27-31 ngày tuổi 3,34 3,67 3,68 0,24 0,57 31-35 ngày tuổi 3,00 3,51 2,89 0,24 0,23 35-39 ngày tuổi 3,28 3,10 3,63 0,21 0,27
Tăng trọng toàn thí nghiệm 112,65b 120,24a 115,80ab 1,17 0,01
Tăng trọng trung bình (g/con/ngày) 3,52b 3,76a 3,62ab 0,04 0,01
Qua Bảng 4.2, tăng trọng của chim cút thí nghiệm giai đoạn 23-27 ngày tuổi lần lƣợt là 4,96; 5,16; 4,82 g/con/ngày cao nhất trong các giai đoạn. Đồng thời từ 27 ngày tuổi trở đi tăng trọng của chim cút giảm so với giai đoạn trƣớc 27 ngày tuổi. Qua đó cho thấy kết quả thí nghiệm giống với nghiên cứu của Bùi Hữu Đoàn là tăng trọng tuyệt đối của chim cút không đồng đều qua các tuần tuổi, tăng dần và đạt đỉnh cao nhất ở giai đoạn 21-28 ngày tuổi với tăng trọng là 4,93 g/con/ngày và tăng trọng giảm dần qua các ngày tuổi sau đó.
Tăng trọng của chim cút qua các giai đoạn của 3 nghiệm thức không đồng đều nhau. Ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối nghiệm thức Plastin có tăng trọng cao nhất. Tuy nhiên các giai đoạn còn lại thì tăng trọng cao nhất là ở nghiệm thức ML nhƣng nhìn chung thì qua các giai đoạn sự khác biệt giữa các nghiệm thức chƣa có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tuy nhiên khác biệt có ý nghĩa ở tăng trọng toàn thí nghiệm và tăng trọng trung bình, cao nhất là ở nghiệm thức ML và thấp nhất là nghiệm thức đối chứng. Điều này có thể lý giải là do thời gian toàn thí nghiệm dài nên sự chệch lệch giữa các thí nghiệm lớn hơn so với từng giai đoạn.
4.3 TIÊU TỐN THỨC ĂN
Trong quá trình thí nghiệm số liệu thức ăn chim cút ăn đƣợc thu thập và trình bày trong Bảng 4.3.
29
Bảng 4.3: Lƣợng thức ăn chim cút tiêu thụ (g/con/ngày)
Chỉ tiêu Nghiệm thức SEM P
Đối chứng ML Plastin 11-15 ngày tuổi 7,62 7,39 6,95 0,38 0,49 15-19 ngày tuổi 12,16 11,92 12,1 0,59 0,96 19-23 ngày tuổi 17,13 16,43 16,37 0,21 0,08 23-27 ngày tuổi 16,49 15,64 16,18 0,29 0,20 27-31 ngày tuổi 16,64 15,82 16,06 0,39 0,38 31-35 ngày tuổi 16,85 16,3 16,98 0,51 0,64 35-39 ngày tuổi 20,8 20,23 20,04 0,63 0,69 11-39 ngày tuổi 107,69 103,74 104,68 1,66 0,29 Lƣợng thức ăn/ngày 15,38 14,82 14,95 0,24 0,29
Ghi chú: a,b các giá trị cùng hàng mang ít nhất một chữ ký hiệu chung không sai khác nhau ở P = 0,05
Qua Bảng 4.3 cho thấy không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức về lƣợng thức ăn tiêu thụ qua các ngày cũng nhƣ lƣợng thức ăn trung bình mỗi ngày (P>0,05). Không có sự khác biệt có thể lý giải bằng việc các thức ăn bổ sung vào chƣa gây kích thích thèm ăn của cút, lƣợng thức ăn khác nhau chỉ tùy theo nhu cầu của chim cút và thời gian tiến hành thí nghiệm ngắn.
4.3. HỆ SỐ CHUYỂN HÓA THỨC ĂN
Dựa trên số liệu kết quả ở Bảng 4.1 và Bảng 4.2 cho ra kết quả về hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTA) của các nghiệm thức cách nhau 4 ngày và trong suốt giai đoạn tiến hành thí nghiệm. Số liệu về hệ số chuyển hóa thức ăn qua các ngày tuổi và cả giai đoạn của chim cút thí nghiệm đƣợc trình bày trong Bảng 4.4.
30
Bảng 4.4: Hệ số chuyển hóa thức ăn của chim cút (kg thức ăn/kg tăng trọng)
Chỉ tiêu Nghiệm thức SEM P
Đối chứng ML Plastin 11-15 ngày tuổi 0,1516 0,1424 0,1305 109,04 0,44 15-19 ngày tuổi 0,3171 0,2732 0,3089 153,22 0,18 19-23 ngày tuổi 0,3693 0,3268 0,3508 129,69 0,15 23-27 ngày tuổi 0,3348 0,3042 0,3358 134,55 0,25 27-31 ngày tuổi 0,5089 0,4342 0,4376 380,28 0,36 31-35 ngày tuổi 0,5856 0,4653 0,5894 583,51 0,30 35-39 ngày tuổi 0,6512 0,6541 0,5536 565,84 0,42 HSCHTA Trung bình 0,3825a 0,3452b 0,3615ab 74,91 0,03
Ghi chú: a,b các giá trị cùng hàng mang ít nhất một chữ ký hiệu chung không sai khác nhau ở P = 0,05
Theo kết quả Bảng 4.4, cho thấy hệ số chuyển hóa thức ăn các ngày tuổi của các nghiệm thức không có sự khác biệt nhau (P>0,05). Tuy nhiên, hệ số chuyển hóa thức ăn trung bình lại có sự khác biệt nhau là do khối lƣợng và lƣợng thức ăn chim cút ăn vào giữa các ngày tuổi không lớn nên hệ số chuyển hóa thức ăn chƣa có sự khác biệt . Hệ số chuyển hóa thức ăn của nghiệm thức ML là thấp nhất do khả năng hấp thu tốt chất dinh dƣỡng của chim cút nghiệm thức ML có thành phần là các vitamin và ion kẽm.
Theo Bùi Hữu Đoàn (2009), HSCHTA từ 35 ngày tuổi trở đi sẽ tăng cao hơn so với giai đoạn đầu. Điều này phù hợp với kết quả thí nghiệm. Theo báo cáo của Lã Thị Thu Minh (2000) thì khi mở đèn chiếu sáng vào ban đêm sẽ kích thích gia cầm ăn nhiều. Nếu kéo dài thời gian chiếu sáng sẽ làm tăng đòi hỏi về thức ăn và kích thích cơ thể phát triển nhƣng làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn và giảm tăng trọng.
31
Hình 4.2 Hệ số chuyển hóa thức ăn trung bình
4.4. MỔ KHẢO SÁT
Khi cút đã 39 ngày tuổi kết thúc quá trình thí nghiệm, sẽ đƣợc mổ khảo sát về khối lƣợng và tỉ lệ thịt. Số liệu đƣợc ghi nhận nhƣ Bảng 4.5.
Bảng 4.5: số liệu mổ khảo sát
Chỉ tiêu Nghiệm thức SEM P
DC ML Plastin
Khối lƣợng sống 137,23ab 142,93a 131b 1,54 0,005
Khối lƣợng sau nhổ lông 128,23b 134,43a 123,13b 1,29 0,002
Khối lƣợng thân thịt 93,42b 100,43a 90,05b 1,09 0,001
Tỉ lệ sau nhổ lông 93,44 94,07 94 0,68 0,80
Tỉ lệ thân thịt 68,07b 70,27a 68,74b 0,23 0,001
Ghi chú: a,b các giá trị cùng hàng mang ít nhất một chữ ký hiệu chung không sai khác nhau ở P = 0,05
Qua số liệu Bảng 4.5, cho ta thấy rằng khối lƣợng sau nhổ lông, khối lƣợng thân thịt và tỉ lệ thân thịt có sự khác nhau có ý nghĩa (P<0,05).Cao nhất là nghiệm thức bổ sung ML. Qua đó cho thấy chim cút đƣợc bổ sung ML rất tốt cho chất lƣợng thịt sau khi nhổ lông. Đồng thời nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức bổ sung Plastin thì các chỉ tiêu không có sự khác biệt nhau nhiều.
Qua Bảng 4.5, tỷ lệ thân thịt của chim cút thí nghiệm 39 ngày tuổi lần lƣợt là 68,07%; 70,27%; 68,74% nhỏ hơn thí nghiệm của Bùi Hữu Đoàn lúc chim cút 35 ngày tuổi với tỷ lệ thân thịt là 73,9%. Tuy cút nuôi nhiều ngày
3200 3300 3400 3500 3600 3700 3800 3900 Đối chứng ML Plastin Nghiệm thức HSCHTA Trung bình HSCHTA Trung bình
32
hơn nhƣng tỷ lệ thân thịt nhỏ hơn. Sở dĩ có sự khác biệt này do khi cút 39 ngày tuổi, ở cút mái đã bắt đầu cho trứng, đồng thời giống cút thí nghiệm và cút trong thí nghiệm của Bùi Hữu Đoàn có sự khác nhau do các giống cút đã bị lai nên dẫn đến tỷ lệ thân thịt khác nhau. Trong khi đó tăng trọng của chim cút giảm theo ngày tuổi và hệ số chuyển hóa thức ăn tăng lên làm giảm hiệu quả kinh tế. Vì vậy nên giết mổ chim cút sớm từ 28-35 ngày tuổi. Kết quả này cũng tƣơng tự kết quả đã công bố của Lin Qilu là chim cút thịt xuất chuồng lúc 4 tuần tuổi.
Hình 4.3 Cân khối lƣợng sống của chim cút
Hình 4.4 chim cút sau khi nhổ lông
4.4 QUÁ TRÌNH THAY MỌC LÔNG CỦA CHIM CÚT
Khi chim cút sinh ra có một bộ lông tơ mịn bao phủ, đến khi chim cút 4 ngày tuổi có hiện tƣợng mọc lông cánh và lông đuôi. Từ lúc 8-10 ngày tuổi, lông bắt đầu mọc ở ngực và lung. Sau đó đến mọc đều đến 28 ngày tuổi và thay lông khoảng đến 34 ngày tuổi.
33
Hình 4.5 Chim cút mọc lông
4.5 TỶ LỆ NUÔI SỐNG
Trong quá trình nuôi, giai đoạn úm cút, có một số chim cút con có hiện tƣợng đè lên nhau dẫn đến chết. Tuy nhiên, tình trạng cút đè lên nhau đã đƣợc cải thiện bằng cách mở rộng chuồng, thƣờng xuyên theo dõi và tản cút ra.
Đến giai đoạn tiến hành thí nghiệm thì không có chim cút nào bị loại thải hoặc chết nên tỷ lệ nuôi sống là 100%. Sở dĩ tỉ lệ nuôi sống cao là do thời gian nuôi cút ngắn, dịch bệnh chƣa xảy ra. Đặc biệt, vệ sinh và phòng bệnh luôn đặt lên hàng đầu nhƣ vệ sinh sát trùng chuồng trại định kỳ, rải vôi bột trƣớc cửa ra vào chuồng trại, hạn chế ngƣời ra vào, cho uống kháng sinh và vacxin định kỳ,…Một điều thuận lợi là môi trƣờng ổn định, thời tiết không thay đổi bất thƣờng. Do đó đàn cút luôn trong tình trạng khỏe mạnh nhất.
Trong quá trình nuôi, khoảng 30 ngày trở đi, chim cút bắt đầu có hiện