Bảng 4.2: Tăng trọng của chim cút ở 3 thí nghiệm qua các giai đoạn (g/con/ngày)
Giai đoạn Nghiệm thức SEM P Đối chứng ML Plastin 11-15 ngày tuổi 5,10 5,22 5,31 0,30 0,88 15-19 ngày tuổi 3,84 4,38 3,92 0,17 0,14 19-23 ngày tuổi 4,64 5,03 4,70 0,20 0,38 23-27 ngày tuổi 4,96 5,16 4,82 0,24 0,62 27-31 ngày tuổi 3,34 3,67 3,68 0,24 0,57 31-35 ngày tuổi 3,00 3,51 2,89 0,24 0,23 35-39 ngày tuổi 3,28 3,10 3,63 0,21 0,27
Tăng trọng toàn thí nghiệm 112,65b 120,24a 115,80ab 1,17 0,01
Tăng trọng trung bình (g/con/ngày) 3,52b 3,76a 3,62ab 0,04 0,01
Qua Bảng 4.2, tăng trọng của chim cút thí nghiệm giai đoạn 23-27 ngày tuổi lần lƣợt là 4,96; 5,16; 4,82 g/con/ngày cao nhất trong các giai đoạn. Đồng thời từ 27 ngày tuổi trở đi tăng trọng của chim cút giảm so với giai đoạn trƣớc 27 ngày tuổi. Qua đó cho thấy kết quả thí nghiệm giống với nghiên cứu của Bùi Hữu Đoàn là tăng trọng tuyệt đối của chim cút không đồng đều qua các tuần tuổi, tăng dần và đạt đỉnh cao nhất ở giai đoạn 21-28 ngày tuổi với tăng trọng là 4,93 g/con/ngày và tăng trọng giảm dần qua các ngày tuổi sau đó.
Tăng trọng của chim cút qua các giai đoạn của 3 nghiệm thức không đồng đều nhau. Ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối nghiệm thức Plastin có tăng trọng cao nhất. Tuy nhiên các giai đoạn còn lại thì tăng trọng cao nhất là ở nghiệm thức ML nhƣng nhìn chung thì qua các giai đoạn sự khác biệt giữa các nghiệm thức chƣa có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tuy nhiên khác biệt có ý nghĩa ở tăng trọng toàn thí nghiệm và tăng trọng trung bình, cao nhất là ở nghiệm thức ML và thấp nhất là nghiệm thức đối chứng. Điều này có thể lý giải là do thời gian toàn thí nghiệm dài nên sự chệch lệch giữa các thí nghiệm lớn hơn so với từng giai đoạn.