Mô hình động cơ chuyển giá của Swenson(2000)

Một phần của tài liệu cải cách thuế và bằng chứng thực nghiệm về hành vi chuyển giá tại việt nam (Trang 26)

Các số liệu sẽ đƣợc làm rõ thông qua phân tích định lƣợng dựa trên nền tảng lý thuyết của Swenson(2000), sở dĩ tôi chọn áp dụng phƣơng pháp của Swenson là vì lý do sau:

Khi quá trình hội nhập ngày càng phát triển, việc mở rộng đầu tƣ sang môi trƣờng bên ngoài trở thành chiến lƣợc tất yếu của các công ty. Họ tiến hành thiết lập các công ty con, các chi nhánh của mình nhằm mở rộng địa bàn kinh doanh, tận dụng các cơ hội cùng các lợi thế so sánh ở từng quốc gia nơi công ty đặt trụ sở để góp phần gia tăng lợi nhuận. Việc tối đa hóa lợi nhuận ở khâu cuối cùng là một vấn đề mà tất cả các công ty quan tâm và bằng mọi cách đạt đƣợc. Thực tế thì hiện tƣợng xuất hiện các khoản lỗ bất thƣờng trong khi nơi khác lại có lợi nhuận vƣợt trội trong nội bộ công ty là tín hiệu cho thấy bất thƣờng nhằm phục vụ cho mục đích trên. Khi quốc gia tiếp nhận đầu tƣ có bất kỳ thay đổi nào đều nhận lại những phản ứng từ các công ty đầu tƣ mà đặc biệt là sự thay đổi về thuế suất. Khi mà không thể gia tăng lợi nhuận từ các hoạt đông khác đƣợc nữa thì việc tìm kiếm lợi nhuận dựa trên thuế suất đang dần thu hút sự quan tâm của các công ty đầu tƣ mà cụ thể hơn là áp dụng hành vi chuyển giá. Vậy liệu hành vi chuyển giá mà đại diện cho nó là giá chuyển giao báo cáo có mối tƣơng quan nào đến thuế suất hay không? Xuất phát từ ý tƣởng đó tôi quyết định chọn lý thuyết của Swenson (2000), lý thuyết của ông là một trong những lý thuyết đầu tiên tiếp cận tiếp cận vấn đề chuyển giá theo phƣơng pháp trực tiếp, tức là tìm ra bằng chứng chuyển giá một cách rõ ràng thông qua xem xét trực tiếp mối quan hệ giữa giá chuyển giao ở mức độ sản phẩm (không phải lợi nhuận) với các mức thuế suất thuế thu nhập doanh

27

nghiệp và thuế quan khác nhau giữa các khu vực. Điều đó rất phù hợp với những ý tƣởng ban đầu mà tôi đặt ra.

Mô hình của các động cơ chuyển giá bắt đầu với một công ty đa quốc gia hoạt động tại nƣớc mẹ và có một công ty con hoạt động tại nƣớc ngoài. Thu nhập kinh tế của công ty đa quốc gia này trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài đƣợc xác định bởi các quyết định thực tế. Công ty tìm kiếm đƣợc một thu nhập 𝝆𝒉 đối với những hoạt động tại nƣớc mẹ và kiếm đƣợc thu nhập là 𝝆𝒇

cho những hoạt động tại nƣớc ngoài. Giả định rằng công ty mẹ chuyển cho công ty con những sản phẩm chƣa hoàn chỉnh nhằm mục đích lắp ráp hoặc những sản phẩm đã hoàn chỉnh để bán ra tại thị trƣờng nƣớc ngoài. Nếu công ty mẹ chọn giá chuyển giao phản ánh đúng nguyên tắc thị trƣờng (arm’s length standard) thì thu nhập thực tế của công ty cũng chính là thu nhập chịu thuế mà công ty dựa trên đó để đóng thuế tại nƣớc mẹ và nƣớc ngoài. Mặc dù vậy, nếu công ty đa quốc gia thao túng giá chuyển giao, gây nên việc giá chuyển giao báo cáo pR (reported transfer price) bị lệch khỏi giá thị trƣờng p(arm’s length price) thì sẽ làm thay đổi thu nhập chịu thuế của công ty tại nƣớc mẹ và nƣớc ngoài. Trong khi công ty có thể định giá chuyển giao pR thấp hơn giá thị trƣờng p thì công ty sẽ không chọn mức giá chuyển giao báo cáo thấp hơn hoặc bằng 0. Ngoài ra, mô hình của Swenson (2000) cũng giả định rằng thu nhập của công ty con đủ lớn để lợi ích của việc thao túng giá chuyển giao không bị giới hạn.

Việc định giá chuyển giao cao hay thấp hơn giá thị trƣờng đƣợc đại diện bởi một biên định giá chuyển giao:

𝛿𝑕𝑓 = 𝑝𝑅− 𝑝 (2.1) Một giá trị dƣơng của 𝛿𝑕𝑓chỉ ra rằng công ty mẹ tính cho công ty con một mức giá cao hơn so với giá thị trƣờng đối với những sản phẩm mà công ty con nhập khẩu từ công ty mẹ và ngƣợc lại. Khi công ty định giá chuyển giao cao hơn giá thị trƣờng, thu nhập báo cáo tại công ty mẹ sẽ tăng lên với sự đánh đổi là sự giảm xuống trong thu nhập của công ty con tại nƣớc ngoài. Việc này sẽ đƣợc cụ thể hóa ngay sau đây. Những quyết định định giá chuyển giao của công ty đa quốc gia bị tác động theo một số cách nhất định. Do thành tố

𝛿𝑕𝑓đại diện cho phần giá bị định cao hơn hoặc thấp hơn so với giá thị trƣờng trên mỗi đơn vị sản phẩm mà công ty mẹ bán cho công ty con nên phần thu nhập đƣợc chuyển phụ thuộc vào lƣợng hàng hóa nhập khẩu nội bộ M từ công ty mẹ sang công ty con. Giá chuyển giao cao làm gia tăng thu nhập chịu thuế của công ty mẹ một khoản bằng 𝛿𝑕𝑓*M đồng thời giảm thu nhập chịu thuế của công ty con một khoản đúng bằng 𝛿𝑕𝑓*M. Một vấn đề nữa ảnh hƣởng đến

28

quyết định định giá chuyển giao của công ty đa quốc gia là giá chuyển giao cao cũng làm tăng phần thuế nhập khẩu mà công ty con phải trả tại nƣớc ngoài dẫn đến thu nhập chịu thuế của công ty đa quốc gia tại nƣớc ngoài giảm xuống một khoản bằng với khoản chi trả thuế nhập khẩu tăng lên TARf*𝛿𝑕𝑓*M, trong đó TARf là thuế suất thuế nhập khẩu tại nƣớc ngoài nơi công ty con hoạt động.

Ngoài những vấn đề phải đối mặt nói trên, những công ty đa quốc gia có ý định thao túng giá chuyển giao còn phải đối mặt với một số chi phí. Những chi phí này trƣớc hết là chi phí thiết kế, bao gồm việc thuê những nhà tƣ vấn cho việc định giá chuyển giao. Ngoài ra, những công ty này còn phải đối mặt với những khoản phạt từ chính phủ nếu bị phát hiện có hành vi thao túng giá chuyển giao. Hai tham số đại diện cho những chi phí cũng nhƣ những khoản phạt mà công ty đa quốc gia phải gánh chịu cho việc thao túng giá chuyển giao lần lƣợt tại nƣớc mẹ và nƣớc ngoài là ahvà af. Ngoài ra, Swenson (2000) còn giả định rằng những chi phí này là không âm, tăng tuyến tính theo khối lƣợng hàng hóa nhập khẩu nội bộ từ công ty mẹ sang công ty con và bình phƣơng của biên giá chuyển giao (𝛿𝑕𝑓). Điều này hàm ý rằng việc phát hiện sự thao túng giá chuyển giao là khó có thể với những sự định giá chênh lệch khá nhỏ, nhƣng xác suất phát hiện sẽ tăng cùng với sự gia tăng biên giá chuyển giao.

Thông thƣờng, mục đích cuối cùng của việc thao túng giá chuyển giao của công ty đa quốc gia là nhằm tối đa hóa thu nhập tổng thể. Để thực hiện điều này, công ty đa quốc gia cần định ra biên giá chuyển giao tối ƣu nhằm tối đa hóa thu nhập tổng thể E, là một hàm số của giá trị sau thuế của thu nhập công ty tại nƣớc mẹ và nƣớc ngoài, đƣợc cho cụ thể nhƣ sau:

𝑀𝑎𝑥 𝐸 𝛿 = 1 − 𝜏𝑕 𝜌𝑕+ 𝛿𝑕𝑓𝑀 −𝑎𝑕 2 𝑀 𝛿𝑕 𝑓 2 𝑝 + 1 − 𝜏𝑎 𝜌𝑓− 1 + 𝑇𝐴𝑅𝑓 𝛿𝑕𝑓𝑀 −𝑎2𝑓𝑀 𝛿𝑕 𝑓 2 𝑝 (2.2) Thành phần 𝜌𝑕 + 𝛿𝑕𝑓𝑀 −𝑎𝑕 2 𝑀 𝛿𝑕 𝑓 2

𝑝 đại diện cho lợi nhuận đƣợc báo cáo tại nƣớc mẹ của công ty đa quốc gia, tất cả các nhân tố trong thành phần này phụ thuộc vào thuế suất tại nƣớc mẹ τh, trong khi đó thành phần trong dấu [] thứ hai là 𝜌𝑓 − 1 + 𝑇𝐴𝑅𝑓 𝛿𝑕𝑓𝑀 −𝑎𝑓

2

𝑀 𝛿𝑕 𝑓 2

𝑝 đại diện cho lợi nhuận đƣợc báo cáo tại nƣớc ngoài. Không giống nhƣ τh – chắc chắn là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại nƣớc mẹ, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng

29

cho công ty con, τa , phụ thuộc vào hình thức đánh thuế tại nƣớc mẹ và có khả năng phụ thuộc vào thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tƣơng đối áp dụng trong nƣớc mẹ và ở nƣớc ngoài.

Có hai phƣơng thức đánh thuế thu nhập doanh nghiệp khác nhau ở các quốc gia, cụ thể là đánh thuế theo nơi tạo ra thu nhập (territorial method of taxation) và đánh thuế theo nơi cƣ trú (residential method of taxation). Những công ty đa quốc gia đặt trụ sở tại những nƣớc sử dụng phƣơng pháp đánh thuế theo nơi tạo ra thu nhập chỉ chi trả phần thuế tính trên thu nhập kiếm đƣợc tại nƣớc ngoài và theo thuế suất nƣớc ngoài. Những công ty mẹ bị đánh thuế theo nơi tạo ra thu nhập không chi trả thuế tại nƣớc mẹ cho những hoạt động của chúng đƣợc thực hiện ở nƣớc ngoài. Ngƣợc lại, những công ty mẹ bị đánh thuế theo nơi cƣ trú phải trả thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thu nhập kiếm đƣợc tại mọi nơi, bao gồm thu nhập kiếm đƣợc tại nƣớc ngoài. Trên thực tế, thuế suất liên quan đến hoạt động của các công ty đa quốc gia mà có nƣớc mẹ sử dụng phƣơng pháp đánh thuế theo nơi cƣ trú là thuế suất cao nhất giữa thuế suất tại nƣớc mẹ và nƣớc ngoài. Với đặc điểm nói trên, có thể dễ dàng thấy đƣợc τa nhận giá trị là τf trong trƣờng hợp công ty mẹ bị đánh thuế theo nơi tạo ra thu nhập hoặc công ty mẹ bị đánh thuế theo nơi cƣ trú và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại nƣớc mẹ thấp hơn thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại nƣớc ngoài; τa nhận giá trị là τh khi công ty mẹ bị đánh thuế theo nơi cƣ trú và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại nƣớc mẹ cao hơn thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại nƣớc ngoài.

Trường hợp 1: Với những công ty mẹ bị đánh thuế theo nơi tạo ra thu

nhập hoặc những công ty mẹ bị đánh thuế theo nơi cƣ trú và thuế suất tại nƣớc mẹ thấp hơn thuế suất tại nƣớc ngoài, thay τa = τf và thực hiện đạo hàm với Max E (𝛿) để tìm ra 𝛿𝑕𝑓 tối ƣu nhƣ sau:

𝛿𝑕𝑓 = 𝜏𝑕−𝜏𝑓 −𝑇𝐴𝑅𝑓 1−𝜏𝑓 𝑝

𝑎𝑕 1−𝜏𝑕 +𝑎𝑓 1−𝜏𝑓 (2.3) Viết lại công thức trên và sử dụng định nghĩa về biên chuyển giá sẽ xác định đƣợc giá chuyển giao báo cáo bởi công ty:

𝑝𝑅 = 𝑝[1 +[ 𝜏𝑓−𝜏𝑕 −𝑇𝐴𝑅𝑓 1−𝜏𝑓 ]

𝑎𝑕 1−𝜏𝑕 +𝑎𝑓(1−𝜏𝑓) ] (2.4) Trong đó:

𝜏𝑕: thuế suất thuế TNDN của quốc gia mẹ

30

𝑇𝐴𝑅𝑓: thuế suất thuế nhập khẩu

𝑎𝑕: chi phí và các hình phạt áp dụng tại quốc gia mẹ

𝑎𝑓: chi phí và các hình phạt áp dụng tại nƣớc ngoài

Công thức trên cho thấy giá chuyển giao báo cáo bằng với giá thị trƣờng cộng với một biên giá chuyển giao. Quyết định của công ty đa quốc gia định giá chuyển giao cao hay thấp hơn so với giá thị trƣờng là tùy thuộc vào sự khác biệt về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế suất thuế nhập khẩu giữa các quốc gia. Về cơ bản, công ty đa quốc gia sẽ so sánh lợi ích của việc chuyển thu nhập ra khỏi công ty con ở nƣớc ngoài và chi phí của việc này. Cụ thể, lợi ích của việc chuyển thu nhập ra khỏi nƣớc nhận đầu tƣ phụ thuộc vào sự khác biệt thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giữa hai quốc gia (τf – τh), còn chi phí của việc này chính là chi phí sau thuế thu nhập của thuế quan TARf(1 - τf). Công ty sẽ chọn giá chuyển giao cao hơn giá thị trƣờng trong trƣờng hợp chi phi sau thuế thu nhập của thuế quan thấp hơn lợi ích về thuế nhận đƣợc từ việc tái phân bổ thu nhập về nƣớc mẹ, nơi có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn. Tử số trong công thức nói trên đƣợc gọi là động cơ chuyển giá (transfer pricing incentive) TPI; TPI = 𝜏𝑓− 𝜏𝑕 − 𝑇𝐴𝑅𝑓(1 − 𝜏𝑓) . Động cơ chuyển giá xác định thu nhập của công ty đa quốc gia sẽ tăng hoặc giảm bao nhiêu khi công ty định giá chuyển giao cao hơn giá thị trƣờng 1 USD. Nếu TPI dƣơng, công ty có thể gia tăng thu nhập toàn cầu bằng cách định giá chuyển giao cao hơn giá thị trƣờng. Chẳng hạn, nếu TPI = 0.11 thì điều này có nghĩa rằng thu nhập toàn cầu của công ty sẽ tăng 11 cent với mỗi đồng USD bị định giá chuyển giao cao hơn so với giá thị trƣờng. Ngƣợc lại, nếu TPI âm, công ty sẽ gia tăng thu nhập toàn cầu bằng cách định giá chuyển giao báo cáo thấp hơn so với giá thị trƣờng. Với một vài trƣờng hợp trong đó thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại nƣớc mẹ và nƣớc ngoài là nhƣ nhau và thuế suất thuế nhập khẩu tại nƣớc ngoài bằng 0 thì TPI = 0, khi đó công ty không có động cơ dịch chuyển thu nhập vào hoặc ra khỏi nƣớc nhận đầu tƣ.

Trường hợp 2: những công ty đa quốc gia bị đánh thuế theo nơi cƣ trú và thuế

suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại nƣớc mẹ cao hơn thuế suất tại nƣớc ngoài, thay τa = τh và thực hiện đạo hàm với Max E (𝛿) để tìm ra 𝛿𝑕𝑓 tối ƣu nhƣ sau:

𝛿𝑕𝑓 = − 𝑇𝐴𝑅𝑓( 𝑝

31

Sắp xếp lại hàm biên giá chuyển giao và sử dụng định nghĩa về biên giá chuyển giao 𝛿𝑕𝑓 sẽ xác định đƣợc giá chuyển giao báo cáo của công ty nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận nhƣ sau:

𝑝𝑅 = 𝑝[1 − 𝑇𝐴𝑅𝑓 1

𝑎𝑕+𝑎𝑓 ] (2.6) Trong trƣờng hợp này, động cơ chuyển giá của các công ty đa quốc gia là TPI = - TARf. Với những công ty bị đánh thuế theo nơi cƣ trú, giá chuyển giao báo cáo trùng khớp với giá thị trƣờng nếu quốc gia nhận đầu tƣ không đánh thuế nhập khẩu số hàng hóa mà công ty con nhập từ công ty mẹ.

Trong hai trƣờng hợp trên, mặc dù thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế quan là hai yếu tố trực tiếp dẫn đến hành vi thao túng giá chuyển giao của các công ty đa quốc gia. Tuy nhiên, nếu chi phí bị phạt là cao và khả năng bị phát hiện có chuyển giá là gần nhƣ chắc chắn thì lợi ích từ việc chuyển giá giảm xuống và không còn ý nghĩa.

Nhƣ vậy, hàm ý của mô hình nói trên là giá chuyển giao báo cáo là một hàm số của giá thị trƣờng có thể so sánh đƣợc, chi phí của việc tránh né sự phát hiện của chính phủ và một nhân tố về thuế bao gồm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế suất thuế nhập khẩu và những đặc điểm của hệ thống thuế tại nƣớc mẹ.

Tóm lại, giá báo cáo của một công ty có thể đƣợc coi nhƣ một hàm số của giá thị trƣờng và là một hàm số nhằm xác định việc định giá chuyển giao cao hay thấp hơn so với giá thị trƣờng mà phụ thuộc vào động cơ chuyển giá (TPI) và bất kỳ chi phí bị phạt hay chi phí nào có liên quan của việc chuyển giá.

𝑝𝑖𝑡𝑅 = 𝑝𝑖𝑡 ∗ 𝑓(𝑇𝑃𝐼𝑖𝑡; 𝑎) (2.7) Trong đó:

𝑝𝑖𝑡𝑅: giá chuyển giao báo cáo của sản phẩm i tại thời gian t

𝑝𝑖𝑡: giá thị trƣờng của sản phẩm I tại thời gian t

𝑇𝑃𝐼𝑖𝑡: lợi ích chuyển giá của sản phẩm I tại thời gian t

𝑎: hình phạt hoặc chi phí chuyển giá

Một phần của tài liệu cải cách thuế và bằng chứng thực nghiệm về hành vi chuyển giá tại việt nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)