TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TRONG

Một phần của tài liệu cải cách thuế và bằng chứng thực nghiệm về hành vi chuyển giá tại việt nam (Trang 42)

TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY.

3.1.1. Số lượng vốn FDI đăng ký trong những năm gần đây

Bƣớc sang thế kỷ 21, mở đầu bằng Hiệp định BTA với Hoa Kỳ (2001), Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn phát triển mới, tích luỹ đƣợc các điều kiện cần thiết cho phát triển và hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế toàn cầu. Sau 5 năm thực hiện BTA, Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu và đã trở thành thành viên chính thức của WTO vào năm 2007. Việc gia nhập WTO đã tạo ra sự “đột phá” trong hội nhập quốc tế của Việt Nam và đã thu hút đƣợc sự quan tâm của đông đảo cộng đồng kinh doanh quốc tế, trong đó đặc biệt là giới đầu tƣ nƣớc ngoài. Bối cảnh phát triển mới này đã làm cho Việt Nam trở thành một bến đổ mới cho các nhà đầu tƣ. Những dòng vốn FDI vào Việt Nam đã đóng góp một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế Việt Nam.

Bảng 3.1: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2008 - 2013

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài-Bộ KHĐT

Năm Số dự án (Dự án) So với năm trƣớc (Dự án) Tổng vốn đăng ký (triệu USD) So với năm trƣớc (triệuUSD) Quy mô bình quân một dự án ( triệu USD) So với năm trƣớc (triệu USD) 2008 1.171 71.726,80 61.25 2009 1.208 37 23.107,50 -48.619,3 19.13 -42,12 2010 1.237 29 19.886,80 -3.220,7 16,08 -3,05 2011 1.186 -51 15.598,10 -4.288,00 13,15 -2,93 2012 1.287 101 16.348,33 750,23 12,70 -0,45 2013 1.530 243 22.352,23 6003,90 14,61 1,91 Tổng 7,619 _ 169.019,76 _ 22.82 _

43

Theo nhƣ bảng số liệu trên ta thấy trong năm 2008, lƣợng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đã nâng lên gấp 3 lần năm 2007 và lập mốc kỷ lục mới là gần 72 tỷ USD, là mức cao nhất từ khi nƣớc ta tiếp nhận đầu tƣ nƣớc ngoài. Và quy mô của các dự án ngày càng lớn, các dự án tỷ đô liên tục xuất hiện. Lúc này, nƣớc ta đang nhƣ một vùng đất mới rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ. Nguồn vốn FDI tăng đồng nghĩa với việc các công ty nƣớc ngoài xuất hiện ở nƣớc ta ngày càng nhiều, ngoài việc mang lại nhiều cơ hội thì nó cũng xuất hiện nhiều vấn đề khác trong đó có hoạt động chuyển giá.

Khi nguồn vốn FDI đầu tƣ vào nƣớc ta ngày càng nhiều, trong khi chúng ta vẫn chƣa có kinh nghiệm trong việc quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn này mà chỉ tập trung vào số lƣợng nên nƣớc ta dễ dàng tiếp nhận các dự án và điều đó đã gây ra nhiều hệ lụy không ngờ tới. Do đó bắt đầu từ năm 2009, nƣớc ta bắt đầu siết chặt hơn, tập trung hơn vào chất lƣợng nguồn vốn FDI. Và bên cạnh đó giai đoạn 2009-2012 là giai đoạn mà bối cảnh kinh tế thế giới chịu sự ảnh hƣởng và lan rộng ngày càng lớn của cuộc khủng hoảng thì giảm sút lƣợng vốn đầu tƣ cùng với sự xuất hiện rất ít các dự án tỷ đô là điều dễ hiểu. Ngoài ra, sự sụt giảm này còn do cơ sở hạ tầng còn yếu kém, nguồn nhân lực qua đào tạo chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu, công nghiệp hỗ trợ chƣa phát triển và chịu sự cạnh tranh trong thu hút FDI của một số quốc gia trong khu vực nhƣ Indonesia, Thái Lan, Myanmar...

Và khi đã kiểm soát đƣợc tình hình và nới lỏng hơn trong việc tiếp nhận đầu tƣ thì FDI có sự đảo chiều tăng trở lại ngoạn mục so với giai đoạn đi xuống liên tục kể từ năm 2008, với kết quả khả quan cả về vốn đăng ký mới đạt 22,35 tỷ, vốn bổ sung. Nguyên nhân chính là do sự ổn định về chính trị, kinh tế, an ninh và quốc phòng; nền kinh tế Việt Nam liên tục đạt mức tăng trƣởng cao; công cuộc đổi mới kinh tế theo cơ chế thị trƣờng tiếp tục đƣợc duy trì và đẩy mạnh; mức sống của ngƣời dân đƣợc nâng cao góp phần làm tăng mức cầu nội địa; tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đƣợc đẩy mạnh nhƣ việc nƣớc ta tham gia vào các hiệp định đối tác song phƣơng, đa phƣơng ; uy tín và thƣơng hiệu của các loại hàng hóa sản xuất tại Việt Nam trên các thị trƣờng thế giới ngày càng đƣợc nâng cao.

Nhƣ vậy kết quả thu hút ĐTNN thời gian gần đây đã khởi sắc . Để đạt đƣợc kết quả đó trƣớc hết là do sự tiến bộ trong quản lý, điều hành hoạt động ĐTNN của Chính phủ và khả năng chủ động, năng động của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Các kết quả này đƣợc kì vọng là kết quả mở đầu cho một giai đoạn mới phát triển hiệu quả và bền vững ĐTNN tại Việt Nam.

44

Đến nay đã có 101 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án FDI tại Việt Nam, trong đó Singapore, Đài loan, Nhật bản và Hàn quốc là những nhà đầu tƣ lớn nhất chiếm gần 61% tổng vốn đăng ký.

Bảng 3.2. Nhóm 10 đối tác đầu tƣ nƣớc ngoài lớn vào Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính: Triệu USD

Quốc gia và vùng lãnh thổ

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nhật Bản 2.622,0 5.593,1 5.875,48 Singapore 2.306,4 1.938,0 4.769,04 Hàn Quốc 1.540,2 1.285,2 4.466,01 Đài Loan 579,0 2.658,1 637,35 Hồng Kông 3.460,7 729,1 729,94 Trung Quốc 757,7 371,2 2.338,58 British Virginlsland 496,8 822,1 309.26

Liên Bang Nga 38,7 143,1 1.031,91

Malaysia 458,3 238,4 147.78

Hoa Kỳ 299,9 160,4 130,43

Nguồn:Cục đầu tư nước ngoài-Bộ KHĐT

Theo số liệu ở bảng trên ta thấy ,Nhật Bản là nhà đầu tƣ dẫn đầu về FDI tại Việt Nam với gần 26% tổng vốn đăng ký. Qua các năm vốn FDI không ngừng tăng chứng tỏ môi trƣờng kinh doanh tại Việt Nam là hiệu quả và phù hợp đối với nhà đầu tƣ Nhật Bản. Trong khi nhà đầu tƣ Nhật tăng vốn FDI vào Việt Nam 5% so với năm 2012 thì Đài Loan lại giảm 76%. Rõ ràng,do sự thay đổi chính sách của Việt Nam tập trung hơn cho các dự án công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ… đã khiến cho dòng vốn FDI từ Đài Loan vào Việt Nam có phần giảm sút.

Trong năm 2013, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Singapore và Hàn Quốc vào Việt Nam đã tăng mạnh. Singapore đứng thứ 2 sau Nhật Bản,chiếm 20,2% tổng số vốn FDI toàn quốc, một con số kỷ lục khẳng định sức hấp dẫn lớn của Việt Nam đối với các doanh nghiệp Singapore và Hàn Quốc. Ngoài ra, sự tăng trƣởng mạnh mẽ dòng vốn FDI của Singapore và Hàn Quốc tại Việt Nam thời gian qua là nhờ những thành tựu kinh tế- xã hội mà Việt Nam đã đạt đƣợc(tăng trƣởng kinh tế hơn 5% và lạm phát đƣợc kiềm chế). Mối quan hệ giữa Hàn Quốc, Singapore với Việt Nam cũng đƣợc cải thiện đáng kể trong những năm qua cũng là nhân tố góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp từ các quốc gia trên đầu tƣ vào Việt Nam.

45

Nhìn chung, hầu nhƣ chƣa có thay đổi đáng kể về cơ cấu FDI theo đối tác và các nƣớc Châu Á vẫn là nhà đầu tƣ lớn nhất với 66% vốn đăng ký; các nƣớc châu Âu chiếm 29% tổng vốn đăng ký; các nƣớc châu Mỹ chiếm 4% vốn đăng ký vốn đăng ký, chúng ta thấy rằng việc đầu tƣ FDI theo cơ cấu vùng, lãnh thổ của nƣớc ta trải rộng trên khắp thế giới. Ta có thể nhận thấy các nƣớc này đều là các nƣớc có nền công nghệ phát triển do vậy khi đầu tƣ vào nƣớc ta sản phẩm của họ cũng sẽ là các sản phẩm công nghệ cao nó mang lại nhiều lợi ích cho nƣớc ta nhƣng bên cạnh đó việc kiểm soát các việc chuyển giao công nghệ, máy móc này là rất khó khăn nên việc lách luật để tạo ra lợi nhuận cao là rất có thể. Những nƣớc đầu tƣ FDI nhiều vào nƣớc ta cũng là các nƣớc có mối quan hệ thƣơng mại lớn với nƣớc ta và có tham gia các hiệp định thuế quan ƣu đãi nhƣ CEPT/ATIGA, ACFTA, AKFTA, VJCEP, AIFTA…Vậy phải chăng chính những ƣu đãi thuế quan đã thu hút các công ty của các nƣớc này đầu tƣ vào Việt Nam hay còn do những yếu tố nào khác.

3.1.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo hình thức đầu tư

Hiện nay, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào việt Nam theo 5 hình thức tuy nhiên vốn đầu tƣ chủ yếu tập trung vào hình thức 100% vốn nƣớc ngoài (chiếm 86% dự án đăng ký mới năm 2013).

Bảng 3.3. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013 phân theo hình thức đầu tƣ.

Đơn vị tính: Triệu USD

2011 2012 2013 Hình thức đầu tƣ Vốn đăng ký Vốn đăng ký So với năm trƣớc Vốn đăng ký So với năm trƣớc 100% vốn nƣớc ngoài 8,731.13 13,279.47 4548,34 15.402,97 2.123,5 Liên doanh 3.221,33 2.937,96 -283,37 4.863,00 1.925,04 Đầu tƣ theo BOT, BT,

BTO 2,258.51 _ -2.258,51 2.063,31 2.063,31 Công ty cổ phần 32,99 130,70 97,71 22,95 -107,75 Hợp đồng hợp tác kinh

doanh 452 0,20 -451,8 _ -0,20 Tổng 14.695,95 16.348,33 _ 22.352,23 _

46

Trƣớc đây trong giai từ năm 1988- 2005, hình thức liên doanh đƣợc các nhà đầu tƣ áp dụng phổ biến (chiếm trên 40%vốn đăng ký) là do có ƣu thế hơn so với hình thức DN 100% vốn nƣớc ngoài. Khi đó thị trƣờng Việt Nam vẫn là một thị trƣờng mới, tuy hấp dẫn các nhà đầu tƣ nhƣng trở ngại lớn nhất lài là vấn đề pháp luật và chính sách. Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài chƣa am hiều luật cũng nhƣ chính sách của Việt Nam, do đó hình thức liên doanh với doanh nghiệp nhà nƣớc là hình thức an toàn nhất. Do nhiều lý do nhƣ thị trƣờng Việt Nam cũng trở nên quen thuộc hơn với các đối tác nƣớc ngoài cũng nhƣ nhiều chính sách ƣu đãi hỗ trợ đầu tƣ FDI từ nƣớc ngoài trong đó nguyên nhân chính là do hạn chế của hình thức liên doanh nên các dự án FDI đăng ký ở Việt Nam cho đến nay chủ yếu dƣới hình thức doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài.Trong thơi gian này, hình thức doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài chiếm đến 68,9%

tổng số vốn đăng ký. Nhƣng việc cần đề cập ở đây là cách chuyển đổi của các doanh nghiệp từ liên doanh sang 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Từ các công ty phía đối tác nƣớc ngoài đã áp dụng các thủ thuật mà trong đó có chuyển giá nhầm làm tăng giá trị máy móc, công nghệ cũng nhƣ vốn góp để “ đá” các doanh nghiệp nƣớc ta ra khỏi nhà của mình và họ sẽ chuyển thành 100% vốn nƣơc ngoài trong khi các doanh nghiệp nƣớc ta sẻ trắng tay.

3.1.4. Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo các ngành và lĩnh vực chủ yếu

Nguồn vốn FDI ngày càng tỏ rõ vai trò động lực trong quá trình CNH- HĐH nền kinh tế Việt Nam. Nếu nhƣ những năm trƣớc đây, các ngành nghề đầu tƣ tập trung vào lĩnh vực khách sạn-du lịch thì càng về sau này, các nhà đầu tƣ càng tập trung đầu tƣ vào các ngành công nghiệp –xây dựng và dịch vụ. Đây là một tín hiệu đáng mừng nhƣng thực sự cũng đáng lo.

Khi các nhà đầu tƣ có xu hƣớng chuyển đổi nhƣ vậy thì các công ty nội địa có thể liên kết sản xuất theo chuỗi cung ứng hàng hoá với các doanh nghiệp FDI sẽ giúp nhiều doanh nghiệp nội địa hoà nhập đƣợc mạng lƣới sản xuất quốc tế, nâng cao đƣợc phần giá trị gia tăng của FDI ở Việt Nam và cũng tạo đƣợc nhiều tác động lan tỏa tích cực trong nền kinh tế. Thực tế hiện nay, liên kết này còn hạn chế nên vai trò của FDI còn thấp, tác động lan toả tích cực chƣa rõ rệt.. Nếu nếu đầu tƣ quá nhiều vào xây dựng, bất động sản và Chính phủ không kiểm soát đƣợc chặt chẽ sẽ có nguy cơ tiềm ẩn dẫn tới những bất ổn cho kinh tế vĩ mô, thậm chí có thể gây ra khủng hoảng. Còn chƣa kể đến FDI đầu tƣ nhiều vào các dự án khai thác tài nguyên, công nghiệp nặng sẽ làm cạn kiệt nhanh chóng nguồn nguyên liệu tự nhiên và đặc biệt là tăng ô nhiễm môi trƣờng. Đây là những điều thật sự rất đáng lo.

47

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ KHĐT

Bảng 3.4. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2011- 2013 phân theo ngành kinh tế

ĐVT: Triệu USD

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

TT Ngành Vốn đăng ký

So với năm

trƣớc Vốn đăng ký So với năm trƣớc Vốn đăng ký So với năm trƣớc 1 CN chế biến,chế tạo 7788,8 1.809,5 11.701,87 3.913,07 17.141,18 5.439,31 2 SX,ppđiện,khí,nƣớc,đ.hòa 2528.5 -424,1 97,22 -2.431,28 2.037,30 1940,08 3 KD bất động sản 869.9 -5958,0 1.979,88 1.109,98 951,91 -1027,97 4 Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa 499.1 37,0 772,81 273,71 628,81 -144,00 5 HĐ chuyên môn, KHCN 265.5 194,0 98,83 -166,67 437,74 338,91 6 Dvụ lƣu trú và ăn uống 476.8 161,3 108,23 -368,57 248,87 140,64 7 Xây dựng 1296.4 -519,6 346,03 -950,37 222,30 -123,73 8 Giáo dục và đào tạo 11.2 -63,5 105,19 93,99 127,97 22,78 9 Y tế và trợ giúp XH 88.5 -117,1 140,22 51,72 89,95 -50,27 10 Nông,lâm nghiệp;thủy sản 141.5 105,3 99,35 -42,15 97,68 -1,67 11 Khai khoáng 98.4 92,8 167,55 69,15 85,94 -81,61 12 Thông tin và truyền thông 897.4 790,9 416,91 -480,49 87,77 -329,14 13 Cấp nƣớc;xử lý chất thải 323.2 313,1 0,51 -322,69 51,14 50,63 14 Nghệ thuật và giải trí 153.0 90,7 60,65 -92,35 50,37 -10,28 15 Vận tải kho bãi 74.9 -806,1 227,12 152,22 68,09 -159,03 16 Dịch vụ khác 79.9 64,4 20,55 -59,35 14,72 -5,83 17 Tài chính,n.hàng,bảo hiểm - -59,1 0,10 0,10 1,05 0,95 18 Hành chính và dvụ hỗ trợ 5.1 0,5 5,30 0,20 9,44 4,14 Tổng số 15598.1 - 16.348,33 - 22.352,23 -

48

Nhƣ bảng trên chúng ta thấy, Việt Nam đã thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào 18/21 ngành lĩnh vực. Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút nhiều nhất sự quan tâm của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, bằng chứng là lƣợng vốn đăng ký liên tục tăng mạnh, chiếm đến 76,7% tổng vốn đầu tƣ đăng ký năm 2013, tăng 120% so với năm 2011. Lý giải về lý do lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo hút mạnh đầu tƣ, Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài cho rằng, đây là lĩnh vực Việt Nam có nhiều lợi thế. Đầu tƣ vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam vừa gặp ít rủi ro, lại tận dụng đƣợc nguồn lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên phong phú và những chính sách mở cửa trong thu hút đầu tƣ vào công nghiệp. Ngoài ra đầu tƣ vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo khá gọn gàng, doanh nghiệp có thể đầu tƣ quy mô lớn trong một phạm vi rất nhỏ là ƣu thế hấp dẫn các nhà đầu tƣ. Ngoài những lý do trên thì chúng ta thấy ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là các ngành đòi hỏi kỹ thuật sản xuất cao và nguồn vốn đầu tƣ nhiều một điều mà các doanh nghiệp trong nƣớc ta rất thiếu thốn. Khi đầu tƣ vào các ngành này thì các doanh nghiệp nƣớc ngoài có thể định giá những sản phẩm máy móc thiết bị, công nghệ cao áp dụng thủ thuật chuyển giá mà bên phía đối tác Việt Nam không thể kiểm soát đƣợc từ đó nâng cao lợi nhuận của họ. Và khi liên doanh với các doanh nghiệp trong nƣớc họ cũng có thể áp dụng những thủ thuật tƣơng tự để đẩy các doanh nghiệp nƣớc ta ra khỏi liên doanh từ đó độc quyền thị trƣờng, càng giúp họ dễ dàng hơn trong việc nâng cao lợi nhuận của mình.

Điều này cũng phần nào minh chứng cho việc lựa chọn các nhóm mặt hàng chủ yếu nằm trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất là hoàn toàn phù hợp với tình nhình thực tế.

3.1.5. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động đến kim ngạch xuất nhập khẩu nước ta

Nhƣ chúng ta thấy FDI đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế Việt Nam nhƣ nó là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tƣ đáp ứng nhu cầu đầu tƣ phát triển xã hội và tăng trƣởng kinh tế; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, nâng cao năng lực sản xuất công

Một phần của tài liệu cải cách thuế và bằng chứng thực nghiệm về hành vi chuyển giá tại việt nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)