Sau khi thu hoạch lúa từ lô thí nghiệm, tiến hành tổng kết các chỉ tiêu nông học đánh giá khách quan ngoài đồng được trình bày qua Bảng 3.3.
Bảng 3.3 Đặc tính nông học của 6 dòng lúa thí nghiệm tại huyện Tân Trụ tỉnh Long An vụ Đông Xuân năm 2014
STT Giống/dòng Sức sống
mạ (cấp) Độ dài giai đoạn trổ (cấp) Độ thuần trên đồng ruộng (cấp) Độ thoát cổ bông (cấp) Độ cứng cây(cấp) Độ tàn lá (cấp) 1 CTUS4 1 1 1 3 1 5 2 CTUS5 1 1 1 5 1 1 3 OM4900 1 1 5 3 1 5 4 BN2 1 1 5 1 1 5 5 OM5629xTP6 1 1 1 3 1 5 6 IR28 1 1 1 3 1 5
Theo Bảng 3.3 cho thấy ở giai đoạn mạ tất cả các giống/ dòng lúa thí nghiệm đều có sức sống mạ đạt cấp 1. Ở giai đoạn này cây sinh trưởng tốt, lá xanh, rễ phát triển mạnh, nhiều cây có hơn một tép. Khi cấy, do cây mạ khỏe cho nên giúp cây lúa mau chóng bén rễ hồi xanh, khả năng đẻ nhánh mạnh tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt.
Độ dài giai đoạn trổ được trình bài ở Bảng 3.3 cho thấy tất cả các giống/dòng lúa thí nghiệm đều có độ dài giai đoạn trổ ở cấp 1 nghĩa là trổ tập trung trong vòng 3 ngày. Điều này giúp cho việc thu hoạch trở nên thuận tiện hơn. Nếu độ dài giai đoạn trổ dài hơn thì khi thu hoạch cùng một thời điểm bông trổ sớm chín trước bông trổ sau, những bông chín sau chưa vào chắc hết, bên cạnh đó những bông trổ trước bị chim chuột cắn phá hoặc bị rụng trong quá trình thu hoạch làm ảnh hưởng đến năng suất lúa.
Thời gian trổ dài hay ngắn do đặc tính giống, điều kiện môi trường và độ thuần của giống lúa, thông thường giai đoạn trổ bông từ lúc bắt đầu trổ đến khi trổ đều từ 4 – 5 ngày( Yano và Sasaki, 1997).
Theo Bảng 3.3, độ thuần đồng ruộng của các giồng/dòng lúa thí nghiệm có sự khác biệt, các giống/dòng lúa CTUS4, CTUS5, OM5629xTP6 và IR28 có độ thuần đồng ruộng cao (cấp 1), cây khác dạng < 0,25% (lúa lai < 2%), còn hai giống OM4900 và BN2 có độ thuần đồng ruộng thuộc loại trung bình (cấp 5), cây khác dạng 0,25 – 1% ( lúa lai 2 – 4%).
Độ thoát cổ bông giữa các giống/dòng lúa thí nghiệm được trình bài trong Bảng 3.3 cho thấy có sự khác biệt. Các giống/dòng CTUS4, OM4900, OM5629xTP6 và IR28 đều có độ thoát cổ bông trung bình (cấp 3), có hai giống/dòng lúa độ thoát cổ bông tốt (cấp 1) và thoát vừa đúng cổ bông (cấp 5) lần lược là BN2 và CTUS5.
Theo đánh giá khách quan trước khi thu hoạch, các giống/dòng lúa thí nghiệm không có cây nào đổ ngã và được đánh giá cấp 1. Đây là đặc tính tốt giúp cho việc thu hoạch được thuận lợi và hạn chế sự hao hụt về năng suất.
Theo Bảng 3.3 cho thấy các giống/dòng lúa thí nghiệm đều có độ tàn lá ở cấp trung bình (cấp 5), các lá phía trên biến vàng, riêng dòng CTUS5 có độ tàn lá cấp 1. Độ tàn lá của giống/dòng lúa cao sẽ làm giảm quá trình quang hợp của cây lúa ở giai đoạn cuối. Theo Yoshida (1972), không có một bằng chứng rõ ràng nào chứng tỏ rằng một giống lúa có tốc độ quang hợp cao đã có tiềm năng năng suất cao. Tuy nhiên, quang hợp góp phần cho tích lũy carbohydrate cho hạt vào giai đoạn chín sữa và vào chắc cho nên lá bị tàn vào giai đoạn này cũng không ảnh hưởng nhiều tới năng suất.
Bảng 3.4 Đặc tính nông học của 6 giống/dòng lúa thí nghiệm tại huyện Tân Trụ tỉnh Long An vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014
STT Giống/dòng Thời gian sinh
trưởng (ngày) Chiều cao cây (cm)
Chiều dài bông (cm)
Độ rụng hạt (cấp)
1 CTUS4 90 100a 23,4a 1
2 CTUS5 95 79d 21,3b 1
3 OM4900(ĐCĐP) 95 88c 21,4b 1
4 BN2 85 93bc 22,7ab 1
5 OM5629xTP6 90 96ab 24,2a 1
6 IR28(ĐCCN) 90 93bc 22,8ab 1
F * *
CV (%) 3,84 3,90
Ghi chú: Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê (*) khác biệt có ý nghĩa 5%, ĐCĐP: đối chứng địa phương, ĐCCN: đối chứng chuẩn nhiễm
Từ kết quả thí nghiệm trình bài ở Bảng 3.4 cho thấy chiều cao cây của các giống/dòng lúa có sự khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê 5% và biến thiên từ 79 – 100 cm, dòng CTUS5 có chiều cao thấp nhất (79 cm) và CTUS4 có chiều cao cao nhất (100 cm). Hai giống đối chứng đó là OM4900 (ĐCĐP) và IR28 (ĐCCN) có chiều cao lần lược là 88 cm và 93 cm. Theo Jenning et al., (1979) thân mạ thấp và cứng quyết định tính kháng đổ ngã của cây lúa và lúa cao sản ngắn ngày thích hợp từ 80 – 100 cm. Nhìn chung chiều cao cây của bộ giống thí nghiệm tương đối thích hợp cho chọn giống và canh tác.
Chiều dài bông lúa của các giống/dòng lúa thí nghiệm được trình bài ở Bảng 3.4 cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa ở mức thống kê 5% và biến thiên từ 21,3 – 24,2 cm. Trong đó dòng OM5629xTP6 (24,2 cm) và CTUS4 (23,4 cm) ghi nhận có chiều dài bông cao nhất và không có khác biệt chiều dài bông của 2 dòng này về mặt ý nghĩa thống kê, giống/dòng có chiều dài bông thấp nhất là CTUS5 (21,3 cm) và OM4900 (21,4 cm), giống IR28 (22,8 cm) và BN2 (22,7 cm) có chiều dài bông ở mức trung bình.
Chiều dài bông thay đổi tùy theo giống và là yếu tố góp phần gia tăng năng suất (Syakudo, 1985).
Những giống có bông dài, hạt xếp khít, tỷ lệ hạt lép thấp, khối lượng 1000 hạt sẽ cao dẫn đến năng suất cao (Vũ Văn Liết vàctv, 2004).
Độ rụng hạt theo kết quả trình bày ở Bảng 3.4 thì các giống/dòng thí nghiệm đạt cấp 1, đây là một đặc tính tốt của giống. Khi thu hoạch mà hạt có tỷ lệ rụng cao thì gây ảnh hưởng tới năng suất do thất thoát.