Tất cả số liệu ngoài đồng và phân tích trong phòng thí nghiệm được xử lý bằng cách sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu và phần mềm SPSS để phân tích thống kê.
Dùng phép thử F để xác định sự khác biệt giữa các nghiệm thức. Dùng phép thử Ducan để so sánh trung bình giữa các nghiệm thức.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Đánh giá tổng quan
Ruộng thí nghiệm được bố trí trên nền đất của nông dân. Mặt ruộng tương đối bằng phẳng, đảm bảo sự đồng đều giữa các nghiệm thức.
Điều kiện khí hậu thời tiết nhìn chung khá thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng và phát triển: đầy đủ ánh sáng, sạch cỏ dại và sâu bệnh, không có lúa vụ trước mọc lại.
Diễn biến độ mặn nước (EC) không được ổn định ở các giai đoạn (hình 3.1). Ở giai đoạn 27 - 42 NSKG trong ruộng không có mặn (0 dSm-1), cây lúa phát triển bình thường nhưng đến giai đoạn 48 - 55 NSKG (lúa làm đồng) trong ruộng lúa xuất hiện mặn đo được 5,63 dSm-1 (48 NSKG) và đến 7,17 dSm-1 (55 NSKG), các giai đoạn sau đó nồng độ mặn trong nước giảm xuống và dao động từ 3,38 – 5,27 dSm-1 (62 – 76 NSKG). Đến giai đoạn từ 83 – 95 NSKG (thu hoạch) mặn tăng vọt lên từ 9,57 dSm-1 đến 10,84 dSm-1.
Diễn biến của pH tương đối ổn định ở giai đoạn từ 27 – 62 NSKG dao động từ 6,55 – 7,78 và giai đoạn 76 – 95 NSKG dao động từ 7,06 – 7,11. Tuy nhiên ở giai đoạn 70 NSKG pH trong nước chỉ còn 4,5 nguyên nhân là do trước đó thời tiết nắng nhiều, ít mưa, lượng nước trong ruộng ít dẫn đến hiện tượng xì phèn làm cho pH giảm mạnh.
Hình 3.1 Biểu đồ diễn biến mặn và pH của nước qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống/dòng lúa thí nghiệm.
7.36 7.48 6.55 6.82 7.78 6.85 4.5 7.08 7.07 7.11 7.06 0 0 0 5.63 7.17 4.62 3.38 5.27 10.28 9.57 10.84 0 2 4 6 8 10 12 27 (22/12) 34 (29/12) 42 (06/01) 48 (12/01) 55 (19/01) 62 (26/01) 70 (03/02) 76 (09/02) 83 (16/02) 90(23/2) 95(28/02) E c ( d S /m ) Giai đoạn(NSKG)
Biểu đồ diễn biến mặn và pH của nước qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống/dòng lúa thí nghiệm.
Bảng 3.1 Kết quả phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong đất Giai đoạn Nts (%) Pts (%) Kts (%) Fe (%) Cl- (%) SO42- (%) CEC (meq/100g) 15 NSKG(Cấy) 0,216 0,089 1,00 2,99 0,48 0,02 18,25 75 NSKG(Trổ) 0,169 0,063 2,27 2,70 1,228 0,067 19,81 95NSKG(Thu hoạch) 0,179 0,064 2,19 2,67 0,077 0,046 17,97
Theo Bảng 3.1 ta thấy ở giai đoạn cấy lúa đạm tổng số (Nts) đo được là 0.216% thuộc loại đất giàu đạm (> 0,20%), tuy nhiên ở các giai đoạn 75 NSKG đến 95 NSKG đạm tổng số dao động 0,15 – 0,20% thuộc nhóm đất khá đạm (Kyuma, 1976). Đối với lân tổng số (Pts), theo Lê Văn Căn (1978) giai đoạn cấy lân tổng số trong đất (0.089%) thuộc loại khá (0,081 – 0,13%), ở giai đoạn 75 NSKG và 95 NSKG lân tổng số giảm ở mức trung bình (0,061 – 0,080%). Kali tổng số (Kts) đo được ở giai đoạn cấy là 1.00% năm trong khoảng 0,81 – 1,5% thuộc loại đất có Kts trung bình, ở giai đoạn 75 NSKG và 95 NSKG kali tổng số thuộc loại đất giàu kali (> 2,01%) (Kyuma, 1976). Bảng 3.1 cho thấy hàm lượng Fe (%) trong đất đo được giao động từ 2,67đến 2,99%, theo Ngô Ngọc Hưng (2004) hàm lượng sắt > 1,6% gây ảnh hưởng đến cây trồng. Theo kết quả phân tích hàm lượng Cl- trong đất khá cao ở giai đoạn cấy và trổ (1,228%), ở giai đoạn thu hoạch hàm lượng giảm còn mức thấp (0,077%),theo Ngô Ngọc Hưng (2004) hàm lượng Cl- trong đất cao hơn 0,26% đất nhiễm mặn nhiều do nước biển. Theo bảng 3.1 ta thấy hàm lượng SO42-
trong đất luôn nhỏ hơn 0,2% qua các giai đoạn, đất có SO42- nhỏ hơn 0,2% đất ít phèn (Ngô Ngọc Hưng, 2004). Tóm lại đất thí nghiệm có hàm lượng dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa.
Bảng 3.2 Độ mặn đất qua các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa tại huyện Tân Trụ tỉnh Long An, năm 2013
Thời gian ECe (dSm-1) pH
15 NSKG (Cấy) 3,05 6,00
75 NSKG(Trổ) 7,46 6,07
95 NSKG(Thu hoạch) 5,15 5,99
Ghi chú: NSKG: Ngày sau khi gieo
Theo Bảng 3.2 ta thấy lô đất thí nghiệm có ECe (dSm-1) ở mức 3,05 dSm-1 , theo công bố FAO (1985) thì ở thời điểm này đất không bị mặn. Theo Ngô Ngọc Hưng (2004) thì ECe từ 2 - 4 dSm-1 thì sản lượng các cây trồng nhạy cảm bị hạn chế. Đến giai đoạn trổ và thu hoạch đất ở lô thí nghiệm có ECe đo được lần lượt là
7,46 dSm-1 và 5,15 dSm-1 thuộc loại đất mặn, ECe từ 4 - 8 dSm-1 thì năng suất cây trồng bị hạn chế (Ngô Ngọc Hưng, 2004). Nồng độ muối chủ yếu tập chung ở vùng rễ làm giảm sự hấp thu nước hoặc nước ra khỏi tế bào gây hiện tượng co rút và khô héo.
3.2 Đặc tính nông học
Sau khi thu hoạch lúa từ lô thí nghiệm, tiến hành tổng kết các chỉ tiêu nông học đánh giá khách quan ngoài đồng được trình bày qua Bảng 3.3.
Bảng 3.3 Đặc tính nông học của 6 dòng lúa thí nghiệm tại huyện Tân Trụ tỉnh Long An vụ Đông Xuân năm 2014
STT Giống/dòng Sức sống
mạ (cấp) Độ dài giai đoạn trổ (cấp) Độ thuần trên đồng ruộng (cấp) Độ thoát cổ bông (cấp) Độ cứng cây(cấp) Độ tàn lá (cấp) 1 CTUS4 1 1 1 3 1 5 2 CTUS5 1 1 1 5 1 1 3 OM4900 1 1 5 3 1 5 4 BN2 1 1 5 1 1 5 5 OM5629xTP6 1 1 1 3 1 5 6 IR28 1 1 1 3 1 5
Theo Bảng 3.3 cho thấy ở giai đoạn mạ tất cả các giống/ dòng lúa thí nghiệm đều có sức sống mạ đạt cấp 1. Ở giai đoạn này cây sinh trưởng tốt, lá xanh, rễ phát triển mạnh, nhiều cây có hơn một tép. Khi cấy, do cây mạ khỏe cho nên giúp cây lúa mau chóng bén rễ hồi xanh, khả năng đẻ nhánh mạnh tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt.
Độ dài giai đoạn trổ được trình bài ở Bảng 3.3 cho thấy tất cả các giống/dòng lúa thí nghiệm đều có độ dài giai đoạn trổ ở cấp 1 nghĩa là trổ tập trung trong vòng 3 ngày. Điều này giúp cho việc thu hoạch trở nên thuận tiện hơn. Nếu độ dài giai đoạn trổ dài hơn thì khi thu hoạch cùng một thời điểm bông trổ sớm chín trước bông trổ sau, những bông chín sau chưa vào chắc hết, bên cạnh đó những bông trổ trước bị chim chuột cắn phá hoặc bị rụng trong quá trình thu hoạch làm ảnh hưởng đến năng suất lúa.
Thời gian trổ dài hay ngắn do đặc tính giống, điều kiện môi trường và độ thuần của giống lúa, thông thường giai đoạn trổ bông từ lúc bắt đầu trổ đến khi trổ đều từ 4 – 5 ngày( Yano và Sasaki, 1997).
Theo Bảng 3.3, độ thuần đồng ruộng của các giồng/dòng lúa thí nghiệm có sự khác biệt, các giống/dòng lúa CTUS4, CTUS5, OM5629xTP6 và IR28 có độ thuần đồng ruộng cao (cấp 1), cây khác dạng < 0,25% (lúa lai < 2%), còn hai giống OM4900 và BN2 có độ thuần đồng ruộng thuộc loại trung bình (cấp 5), cây khác dạng 0,25 – 1% ( lúa lai 2 – 4%).
Độ thoát cổ bông giữa các giống/dòng lúa thí nghiệm được trình bài trong Bảng 3.3 cho thấy có sự khác biệt. Các giống/dòng CTUS4, OM4900, OM5629xTP6 và IR28 đều có độ thoát cổ bông trung bình (cấp 3), có hai giống/dòng lúa độ thoát cổ bông tốt (cấp 1) và thoát vừa đúng cổ bông (cấp 5) lần lược là BN2 và CTUS5.
Theo đánh giá khách quan trước khi thu hoạch, các giống/dòng lúa thí nghiệm không có cây nào đổ ngã và được đánh giá cấp 1. Đây là đặc tính tốt giúp cho việc thu hoạch được thuận lợi và hạn chế sự hao hụt về năng suất.
Theo Bảng 3.3 cho thấy các giống/dòng lúa thí nghiệm đều có độ tàn lá ở cấp trung bình (cấp 5), các lá phía trên biến vàng, riêng dòng CTUS5 có độ tàn lá cấp 1. Độ tàn lá của giống/dòng lúa cao sẽ làm giảm quá trình quang hợp của cây lúa ở giai đoạn cuối. Theo Yoshida (1972), không có một bằng chứng rõ ràng nào chứng tỏ rằng một giống lúa có tốc độ quang hợp cao đã có tiềm năng năng suất cao. Tuy nhiên, quang hợp góp phần cho tích lũy carbohydrate cho hạt vào giai đoạn chín sữa và vào chắc cho nên lá bị tàn vào giai đoạn này cũng không ảnh hưởng nhiều tới năng suất.
Bảng 3.4 Đặc tính nông học của 6 giống/dòng lúa thí nghiệm tại huyện Tân Trụ tỉnh Long An vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014
STT Giống/dòng Thời gian sinh
trưởng (ngày) Chiều cao cây (cm)
Chiều dài bông (cm)
Độ rụng hạt (cấp)
1 CTUS4 90 100a 23,4a 1
2 CTUS5 95 79d 21,3b 1
3 OM4900(ĐCĐP) 95 88c 21,4b 1
4 BN2 85 93bc 22,7ab 1
5 OM5629xTP6 90 96ab 24,2a 1
6 IR28(ĐCCN) 90 93bc 22,8ab 1
F * *
CV (%) 3,84 3,90
Ghi chú: Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê (*) khác biệt có ý nghĩa 5%, ĐCĐP: đối chứng địa phương, ĐCCN: đối chứng chuẩn nhiễm
Từ kết quả thí nghiệm trình bài ở Bảng 3.4 cho thấy chiều cao cây của các giống/dòng lúa có sự khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê 5% và biến thiên từ 79 – 100 cm, dòng CTUS5 có chiều cao thấp nhất (79 cm) và CTUS4 có chiều cao cao nhất (100 cm). Hai giống đối chứng đó là OM4900 (ĐCĐP) và IR28 (ĐCCN) có chiều cao lần lược là 88 cm và 93 cm. Theo Jenning et al., (1979) thân mạ thấp và cứng quyết định tính kháng đổ ngã của cây lúa và lúa cao sản ngắn ngày thích hợp từ 80 – 100 cm. Nhìn chung chiều cao cây của bộ giống thí nghiệm tương đối thích hợp cho chọn giống và canh tác.
Chiều dài bông lúa của các giống/dòng lúa thí nghiệm được trình bài ở Bảng 3.4 cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa ở mức thống kê 5% và biến thiên từ 21,3 – 24,2 cm. Trong đó dòng OM5629xTP6 (24,2 cm) và CTUS4 (23,4 cm) ghi nhận có chiều dài bông cao nhất và không có khác biệt chiều dài bông của 2 dòng này về mặt ý nghĩa thống kê, giống/dòng có chiều dài bông thấp nhất là CTUS5 (21,3 cm) và OM4900 (21,4 cm), giống IR28 (22,8 cm) và BN2 (22,7 cm) có chiều dài bông ở mức trung bình.
Chiều dài bông thay đổi tùy theo giống và là yếu tố góp phần gia tăng năng suất (Syakudo, 1985).
Những giống có bông dài, hạt xếp khít, tỷ lệ hạt lép thấp, khối lượng 1000 hạt sẽ cao dẫn đến năng suất cao (Vũ Văn Liết vàctv, 2004).
Độ rụng hạt theo kết quả trình bày ở Bảng 3.4 thì các giống/dòng thí nghiệm đạt cấp 1, đây là một đặc tính tốt của giống. Khi thu hoạch mà hạt có tỷ lệ rụng cao thì gây ảnh hưởng tới năng suất do thất thoát.
3.3 Thành phần năng suất và năng suất
Sau khi tiến hành thu lúa từ lô thí nghiệm, các giống/dòng lúa thí nghiệm được tiến hành đánh giá một số chỉ tiêu về thành phần năng suất trong phòng thí nghiệm được trình bày trong Bảng 3.5.
Bảng 3.5 Các chỉ tiêu về thành phần năng suất và năng suất của 6 giống/dòng lúa thí nghiệm tại huyện Tân Trụ, tỉnh Long An vụ Đông Xuân năm 2013 – 2014
STT Giống/dòng Bông/m2 Số hạt chắc/ bông (hạt) TL 1000 hạt (g) NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha)
1 CTUS4 193c 107a 24,37a 5,03a 3,89b
2 CTUS5 317a 68b 19,07b 4,09b 3,12c
3 OM4900 189c 93,33a 24,60a 4,31b 3,18c
4 BN2 286a 75,33b 24,73a 5,30a 4,24a
5 OM5629xTP6 242b 97,33a 22,63a 5,30a 3,83b
6 IR28 217bc 74,67b 24,37a 3,93b 2,61d
F * * * * *
CV (%) 9,47 9,19 4,97 7,34 5,37
Ghi chú: Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê (*) khác biệt có ý nghĩa 5%, NSLT: năng suất lý thuyết, NSTT: năng suất thực tế
Theo Bảng 3.5 cho thấy số bông/m2, số hạt trên bông, trọng lượng 1000 hạt, năng suất lý thuyết và năng suất thực tế đều có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.
Số bông/m2 của các giống/dòng lúa thí nghiệm được trình bài ở Bảng 3.5 biến thiên từ 189 – 317 bông/m2. Trong đó CTUS5 (317 bông/m2) và BN2 (286 bông/m2) là hai giống/dòng có số bông/m2 cao nhất tương đương nhau khác biệt không ý nghĩa. Ngược lại, CTUS4 (193 bông/m2) và OM4900 (189 bông/m2) là hai giống/dòng có số bông/m2 thấp nhất.
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), các giống có số bông/m2 trung bình đối với lúa cấy: 350 – 400 bông có thể cho năng suất cao. Tuy nhiên, đối với các giống có số bông/m2 thấp ta có thể nâng cao năng suất bằng cách sạ hoặc cấy ở mức độ dầy hơn để giảm thiểu diện tích.
Theo kết quả trình bài ở Bảng 3.5 cho thấy số hạt chắc/bông biến thiên trong khoảng 68 – 107 hạt/bông. Trong đó những giống/dòng CTUS4 (107 hạt/bông), OM4900 (93,33 hạt/bông), OM5629xTP6 (97,33 hạt/bông) có số hạt/bông tương đương nhau không có sự khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê. Giống IR28 là giống có tỷ lệ hạt chắc thấp nhất và số hạt/bông thấp tương đương với CTUS5. Số hạt chắc/bông và tỷ lệ hạt chắc là hai chỉ tiêu ảnh hưởng thuận đến thành phần năng suất của cây lúa. Số hạt chắc/bông bị ảnh hưởng bởi từng loại giống, kỹ thuật canh tác và thời vụ nếu trong quá trình trổ bông gặp mưa nhiều hoặc bị mặn thì khả năng những bông lúa bị bất thụ cũng như quá trình vào chắc bị ảnh hưởng (Nguyễn Ngọc
Đệ, 2008). Vì vậy, cần trú trọng kỷ thuật canh tác củng như chọn thời vụ thích hợp để tăng số hạt chắc/bông và tỷ lệ hạt chắc.
Một trong những chỉ tiêu quan trong ảnh hưởng đến năng suất đó là trọng lượng 1000 hạt. Theo Bảng 3.5 cho thấy các giống/dòng CTUS4 (24,37 g), OM4900 (24,60 g), BN2 (24,73 g), IR28 (24,37 g) và OM5629xTP6 (22,63 g) là có trọng lượng 1000 hạt tương đương cao nhất khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Dòng CTUS5 (19,07g) có trọng lượng 1000 hạt thấp nhất. Trọng lượng 1000 hạt ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường do có hệ số di truyền cao, tuy nhiên trọng lượng 1000 hạt sẽ giảm cùng với việc gia tăng mức độ mặn (Khatun và Flower., 1995).
Qua kết quả thí nghiệm thể hiện ở Bảng 3.5, năng suất lý thuyết biến thiên từ 3,93 – 5,30 tấn/ha. Trong đó những giống/dòng BN2 (5,30 tấn/ha), OM5629xTP6 (5,30 tấn/ha), CTUS4 (5,03 tấn/ha) là những giống/dòng lúa thí nghiệm cho năng suất cao nhất và tương đương nhau không có khác biệt ý nghĩa thống kê. Năng suất lý thuyết của giống IR28 (3,93 tấn/ha) là thấp nhất, CTUS5 (4,09 tấn/ha) và OM4900 (4,31 tấn/ha) có năng suất lý thuyết thấp tương đương nhau không khác biệt ý nghĩa thống kê. Năng suất lý thuyết của một giống nào đó nói lên tiềm năng năng suất của giống đó có thể đạt được trong quá trình canh tác. Năng suất lý thuyết dựa vào điều kiện chuẩn của lô thí nghiệm.
Năng suất thực tế là một chỉ tiêu rất quan trọng trong việc đánh giá một giống nào đó có thích hợp trong chọn giống và phát triển thành giống chủ lực của vùng. Năng suất thực tế được trình bài ở Bảng 3.5 cho thấy giống BN2 (4,21 tấn/ha) cho năng suất cao nhất, bên cạnh đó ta có thể chọn các giống/dòng CTUS4 (3,89 tấn/ha) và OM5629xTP6 (3,83 tấn/ha) là những giống/dòng có năng suất khá. Giống đối chứng chuẩn nhiễm IR28 (2,61 tấn/ha) cho năng suất thấp nhất. Hai giống/dòng CTUS5 (3,12 tấn/ha) và OM4900 (3,18 tấn/ha) là hai giống/dòng có năng suất tương đương nhau không khác biệt ý nghĩa thống kê và có thể chấp nhận được.
3.4 Tình hình sâu bệnh
Khi tổng kết kết quả đánh giá khách quan bộ giống/dòng thí nghiệm thu được kết quả và được trình bày trong Bảng 3.6.
Bảng 3.6 Tình hình bệnh hại trên lúa của 6 giống/dòng lúa thí nghiệm tại huyện Tân Trụ, tỉnh Long An vụ Đông Xuân năm 2013 – 2014
STT Giống/dòng Rầy nâu
(cấp) Sâu cuốn lá(cấp) Đạo ôn cổ bông (cấp) Bệnh cháy bìa lá (cấp) Bệnh khô vằn(cấp) Bệnh đốm nâu (cấp) 1 CTUS4 0 0 0 1 0 0 2 CTUS5 0 1 1 1 0 1 3 OM4900 0 1 1 0 1 0 4 BN2 0 0 0 1 1 1 5 OM5629xTP6 0 1 0 1 1 1 6 IR28 0 1 1 1 1 0
Trong quá trình thực hiện thí nghiệm ngoài đồng, các giống/dòng lúa được theo dỏi và đánh giá hàng tuần về sâu, bệnh và được trình bài ở Bảng 3.6. Đối với sâu hại, trong quá trình theo giỏi rầy nâu không có ảnh hưởng đến các giống/dòng lúa thí nghiệm, sâu cuốn lá xuất hiện vào giai đoạn đẻ nhánh ở một số giống/dòng lúa CTUS5, OM4900, OM5629xTP6, IR28 với mật độ ít và được đánh giá ở cấp 1. Về tình hình bệnh hại được thể hiện ở Bảng 3.6, hầu hết các giống/dòng lúa thí nghiệm đều bị bệnh hại nhưng cũng chỉ ở mức độ thấp đánh giá ở cấp 1. Bệnh đạo ôn cổ bông xuất hiện ở các giống/dòng lúa CTUS5, OM4900, IR28. Bệnh cháy bìa lá ảnh hưởng hầu hết các giống/dòng lúa thí nghiệm trừ OM4900 không bị nhiễm. Bệnh khô vằn, theo Bảng 3.6 thấy được trừ 2 dòng CTUS4 và CTUS5 không bị