Kỹ thuật canh tác

Một phần của tài liệu khảo nghiệm cơ bản bộ giống hoặc dòng lúa chống chịu mặn tại huyện tân trụ tỉnh long an vụ đông xuân năm 2013 đến 2014 (Trang 34)

Thời vụ: thí nghiêm được tiến hành vào vụ Đông Xuân (2013 – 2014) Tuổi mạ: mạ sau khi gieo 16 ngày (mạ đủ 4 – 4,5 lá).

Các yêu cầu và làm đất: đất tại điểm thí nghiệm là đất nhiễm phèn mặn, đất chủ yếu dùng để nuôi tôm và canh tác lúa.

Vệ sinh đồng ruộng: thu gom tàn dư thực vật, cỏ có trên ruộng, làm cỏ xung quanh lô thí nghiệm. San bằng mặt ruộng, đồng thời đánh rãnh đảm bảo cho mặt ruộng thông thoáng, không đọng trũng và thoát nước tốt.

Trước khi cấy, đưa nước vào ngập gò. * Quy trình làm mạ sân

Chuẩn bị hạt giống: Hạt giống ngâm trong nước muối có nồng độ 15% trong 15 phút sau đó rửa sạch bằng nước lạnh. Ngâm giống trong nước ấm ở nhiệt độ 54

0C (hay 3 phần nước sôi 2 phần nước lạnh) hoặc xử lý acid trong 24 giờ. Hạt giống ngâm được 24 giờ, vớt ra, rữa sạch. Sau đó, đem hạt giống ủ trong 24 giờ cho đến khi hạt nứt nanh đều là được.

Kỹ thuật làm mạ sân:

Vật liệu chuẩn bị: 3 bao mụn xơ dừa, 3 bao tro trấu, 2 xô bùn ao, 300g DAP. Trải cao su trên nền chuẩn bị làm mạ, trộn đều tất cả hỗn hợp đã chuẩn bị ở trên, sau đó trải đều trên tấm cao su, dùng thước nhôm cán thẳng mặt giá thể (sao cho độ dày của giá thể là 3cm). Dùng cây (ván, chuối…) ngăn sân gieo thành 6 phần bằng nhau tương ứng với 6 giống/dòng dùng làm thí nghiệm.

Hạt giống sau khi ngâm ủ, đem hạt nứt nanh trải đều trên mặt giá thể. Sau đó, phủ lên hạt giống một lớp mỏng mụn xơ dừa. Tưới ẩm 2–3 lần/ngày.

Chú ý:

Nhớ giữ đủ ẩm để lúa có thể phát triển tốt.

Trong thời tiết nắng hạn phải che chắn cho ô mạ nhằm giảm sự mất thoát hơi nước, giảm công tưới tiêu chăm sóc.

Khi mạ được 6 – 7 ngày tuổi, pha loãng phân Ure tưới đều trên mặt.

Khi mạ được 16 ngày tuổi (hoặc cây mạ đạt 4 – 4,5 lá) thị tiến hành nhổ mạ. Nhổ mạ rồi bó thành từng bó, sau đó đem ra ruộng thí nghiệm cấy.

Cấy: Cấy một tép, mật độ cấy: 20 x 20 cm.

Bón phân: phân được bón theo công thức 100 N – 60 P2O5 – 50 K2O (Sử dụng cho 1 hecta) và được chia ra các lần bón.

Bảng 2.2 Bón phân cho cây lúa

STT Thời điểm Khối lượng (kg)

1 Bón lót 10,85 Ure-Hết phân Lân-2,49 Kali 2 Bón thúc đợt 1 6,51 Ure-3,32 Kali ( Lúc lúa bén rể hồi xanh) 3 Bón thúc đợt 2 4,34 Ure-2,49 Kali ( Bón đón đồng trước trổ 20-25 ngày)

Tưới nước: trước khi cấy cho đến khi cây lúa kết thúc đẻ nhánh phải giữ mực nước trên ruộng từ 3 – 5cm, còn ở giai đoạn sau không nên giữ nước sâu quá 10cm. Giai đoạn lúa bắt đầu vào chắc và chín đều phải rút nước trong ruộng khô để chuẩn bị thu hoạch.

Làm cỏ, sục bùn: Cần tiến hành làm cỏ sục bùn ít nhất 2 lần: Lần thứ nhất khi lúa bén rễ hồi xanh kết hợp bón thúc, làm cỏ trong ruộng lần thứ hai sau lần thứ nhất 10 - 20 ngày.

Phòng trừ sâu bệnh: Trong suốt quá trình thí nghiệm phải tiến hành thăm đồng thường xuyên để phát hiện sâu bệnh hại nhằm có biện pháp quản lý và phòng

trừ kịp thời. Khi cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cần phải tuân theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật.

Thu hoạch: Cần thăm đồng thường xuyên, khi thấy lúa trên đồng có khoảng 85% số hạt trên bông đã chín thì có thể tiến hành thu hoạch. Trước khi thu hoạch cần thu 8 buội ở mỗi giống để làm mẫu và theo dõi các chỉ tiêu trong phòng. Thu riêng từng ô và phơi đến khi ẩm độ hạt đạt 14%, cân khối lượng (kg/ô).

Một phần của tài liệu khảo nghiệm cơ bản bộ giống hoặc dòng lúa chống chịu mặn tại huyện tân trụ tỉnh long an vụ đông xuân năm 2013 đến 2014 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)