Thành phần năng suất và năng suất

Một phần của tài liệu khảo nghiệm cơ bản bộ giống hoặc dòng lúa chống chịu mặn tại huyện tân trụ tỉnh long an vụ đông xuân năm 2013 đến 2014 (Trang 52)

Sau khi tiến hành thu lúa từ lô thí nghiệm, các giống/dòng lúa thí nghiệm được tiến hành đánh giá một số chỉ tiêu về thành phần năng suất trong phòng thí nghiệm được trình bày trong Bảng 3.5.

Bảng 3.5 Các chỉ tiêu về thành phần năng suất và năng suất của 6 giống/dòng lúa thí nghiệm tại huyện Tân Trụ, tỉnh Long An vụ Đông Xuân năm 2013 – 2014

STT Giống/dòng Bông/m2 Số hạt chắc/ bông (hạt) TL 1000 hạt (g) NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha)

1 CTUS4 193c 107a 24,37a 5,03a 3,89b

2 CTUS5 317a 68b 19,07b 4,09b 3,12c

3 OM4900 189c 93,33a 24,60a 4,31b 3,18c

4 BN2 286a 75,33b 24,73a 5,30a 4,24a

5 OM5629xTP6 242b 97,33a 22,63a 5,30a 3,83b

6 IR28 217bc 74,67b 24,37a 3,93b 2,61d

F * * * * *

CV (%) 9,47 9,19 4,97 7,34 5,37

Ghi chú: Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê (*) khác biệt có ý nghĩa 5%, NSLT: năng suất lý thuyết, NSTT: năng suất thực tế

Theo Bảng 3.5 cho thấy số bông/m2, số hạt trên bông, trọng lượng 1000 hạt, năng suất lý thuyết và năng suất thực tế đều có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

Số bông/m2 của các giống/dòng lúa thí nghiệm được trình bài ở Bảng 3.5 biến thiên từ 189 – 317 bông/m2. Trong đó CTUS5 (317 bông/m2) và BN2 (286 bông/m2) là hai giống/dòng có số bông/m2 cao nhất tương đương nhau khác biệt không ý nghĩa. Ngược lại, CTUS4 (193 bông/m2) và OM4900 (189 bông/m2) là hai giống/dòng có số bông/m2 thấp nhất.

Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), các giống có số bông/m2 trung bình đối với lúa cấy: 350 – 400 bông có thể cho năng suất cao. Tuy nhiên, đối với các giống có số bông/m2 thấp ta có thể nâng cao năng suất bằng cách sạ hoặc cấy ở mức độ dầy hơn để giảm thiểu diện tích.

Theo kết quả trình bài ở Bảng 3.5 cho thấy số hạt chắc/bông biến thiên trong khoảng 68 – 107 hạt/bông. Trong đó những giống/dòng CTUS4 (107 hạt/bông), OM4900 (93,33 hạt/bông), OM5629xTP6 (97,33 hạt/bông) có số hạt/bông tương đương nhau không có sự khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê. Giống IR28 là giống có tỷ lệ hạt chắc thấp nhất và số hạt/bông thấp tương đương với CTUS5. Số hạt chắc/bông và tỷ lệ hạt chắc là hai chỉ tiêu ảnh hưởng thuận đến thành phần năng suất của cây lúa. Số hạt chắc/bông bị ảnh hưởng bởi từng loại giống, kỹ thuật canh tác và thời vụ nếu trong quá trình trổ bông gặp mưa nhiều hoặc bị mặn thì khả năng những bông lúa bị bất thụ cũng như quá trình vào chắc bị ảnh hưởng (Nguyễn Ngọc

Đệ, 2008). Vì vậy, cần trú trọng kỷ thuật canh tác củng như chọn thời vụ thích hợp để tăng số hạt chắc/bông và tỷ lệ hạt chắc.

Một trong những chỉ tiêu quan trong ảnh hưởng đến năng suất đó là trọng lượng 1000 hạt. Theo Bảng 3.5 cho thấy các giống/dòng CTUS4 (24,37 g), OM4900 (24,60 g), BN2 (24,73 g), IR28 (24,37 g) và OM5629xTP6 (22,63 g) là có trọng lượng 1000 hạt tương đương cao nhất khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Dòng CTUS5 (19,07g) có trọng lượng 1000 hạt thấp nhất. Trọng lượng 1000 hạt ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường do có hệ số di truyền cao, tuy nhiên trọng lượng 1000 hạt sẽ giảm cùng với việc gia tăng mức độ mặn (Khatun và Flower., 1995).

Qua kết quả thí nghiệm thể hiện ở Bảng 3.5, năng suất lý thuyết biến thiên từ 3,93 – 5,30 tấn/ha. Trong đó những giống/dòng BN2 (5,30 tấn/ha), OM5629xTP6 (5,30 tấn/ha), CTUS4 (5,03 tấn/ha) là những giống/dòng lúa thí nghiệm cho năng suất cao nhất và tương đương nhau không có khác biệt ý nghĩa thống kê. Năng suất lý thuyết của giống IR28 (3,93 tấn/ha) là thấp nhất, CTUS5 (4,09 tấn/ha) và OM4900 (4,31 tấn/ha) có năng suất lý thuyết thấp tương đương nhau không khác biệt ý nghĩa thống kê. Năng suất lý thuyết của một giống nào đó nói lên tiềm năng năng suất của giống đó có thể đạt được trong quá trình canh tác. Năng suất lý thuyết dựa vào điều kiện chuẩn của lô thí nghiệm.

Năng suất thực tế là một chỉ tiêu rất quan trọng trong việc đánh giá một giống nào đó có thích hợp trong chọn giống và phát triển thành giống chủ lực của vùng. Năng suất thực tế được trình bài ở Bảng 3.5 cho thấy giống BN2 (4,21 tấn/ha) cho năng suất cao nhất, bên cạnh đó ta có thể chọn các giống/dòng CTUS4 (3,89 tấn/ha) và OM5629xTP6 (3,83 tấn/ha) là những giống/dòng có năng suất khá. Giống đối chứng chuẩn nhiễm IR28 (2,61 tấn/ha) cho năng suất thấp nhất. Hai giống/dòng CTUS5 (3,12 tấn/ha) và OM4900 (3,18 tấn/ha) là hai giống/dòng có năng suất tương đương nhau không khác biệt ý nghĩa thống kê và có thể chấp nhận được.

Một phần của tài liệu khảo nghiệm cơ bản bộ giống hoặc dòng lúa chống chịu mặn tại huyện tân trụ tỉnh long an vụ đông xuân năm 2013 đến 2014 (Trang 52)