Thí nghiệm 2: Đánh giá khả năng đối kháng của một số loại thuốc

Một phần của tài liệu hiệu quả phòng ngừa bệnh thối củ trên cây nghệ của các biện pháp xử lý đất và thuốc hóa học trên một số bệnh hại có nguồn gốc từ đất (Trang 39)

trừ nấm đối với nấm S. rolfsii trong điều kiện in vitro

Mục tiêu: Nhằm tìm ra thuốc có hiệu quả ức chế nấm S. rolfsii trong điều kiện phòng thí nghiệm.

2.2.2.1 Chuẩn bị

Nguồn nấm: Nấm S. rolfsii được nuôi trong môi trường PDA trong 4 ngày để lấy các khoanh khuẩn ty của nấm S. rolfsii được đục từ rìa khuẩn lạc.

Thuốc trừ nấm: 12 loại nông dược nằm trong danh mục thuốc Bảo vệ thực vật và được pha theo nồng độ khuyến cáo (Bảng 2.2).

Bảng 2.2 Các loại thuốc hóa học sử dụng trong thí nghiệm

Tên thương mại Hoạt chất Liều lượng khuyến cáo

Amistar Top 325SC Azoxystrobin 200 g/L + Difenoconazole 125 g/

0,5 L/ ha

Andoral 500WP Carbendazim 400 g/kg + Iprodione 100 g/kg

14-18 g/ bình 8 L Anvil 5SC Hexaconazole 50 g/L 1- 1,5 l/ha

Bonny 4SL Ningnanmycin 40 g/L 0,75 L/ ha Carbenda Supper 50SC Carbendazim 500 g/L 0,5 L/ha

Folicur 430SC Tebuconazole 430 g/L 10 ml/ bình 16 L Nevo 330EC Propiconazole 250 g/L +

Cyproconazole 80 g/L

0,75-1 L/ha

Pulsor 23F Thifluzamide 23% 0,22-0,33 L/ha Score 250EC Difenoconazole 250 g/L 0,2-0,5 L/ha Talent 50WP Prochloraz 500 g/kg 5-10 g/ bình 16 L Tilt Super 300EC Propiconazole 150 g/L +

Difenoconazole 150 g/L

0,3-0,4 L/ha

25

2.2.2.2 Thực hiện thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, với 6 lần lặp lại được thực hiện theo phương thức thử đối kháng trực tiếp với khoanh giấy thấm tẩm thuốc (gồm 13 nghiệm thức là 12 loại thuốc và 1 đối chứng âm là nước cất).

Thí nghiệm được thực hiện dựa theo phương pháp của Kajkuma et al. (2005), tiến hành trên môi trường PDA trong đĩa petri. Khoanh khuẩn ty nấm

S. rolfsii (𝜃= 7 mm) được cấy ở tâm đĩa petri, 3 khoanh giấy thấm (𝜃=5 mm) gồm 2 khoanh tẩm thuốc hóa học và 1 khoanh nước cất, được cấy xung quanh cách tâm 3 cm như Hình 2.2.

Hình 2.2 Phương pháp đánh giá khả năng đối kháng của các thuốc hóa học đối với nấm S. Rolfsii

2.2.2.3 Cách lấy chỉ tiêu

* Bán kính vành khăn vô khuẩn

Cách lấy chỉ tiêu: Đo khoảng cách từ tâm khoanh giấy thấm đến rìa của khuẩn ty nấm. Khoảng cách được đo trên đường nối tâm của khuẩn ty nấm với tâm của khoanh giấy thấm tẩm thuốc.

Thời điểm lấy chỉ tiêu: 1, 3, 5, 7 và 9 ngày sau khi bố trí thí nghiệm. Bán kính vành khăn vô khuẩn được đánh giá theo thang đánh giá của Jackson et al., (1991).

1: Đối kháng với sự tăng trưởng của mầm bệnh và mầm bệnh ngừng phát triển.

2: Mầm bệnh phát triển vượt trội đối kháng và đối kháng bị dừng lại. 3: Ức chế lẫn nhau với vùng ức chế 1-3 mm.

4: Ức chế mạnh >4 mm.

Thuốc hóa học

Nấm Sclerotium rolfsii

26

* Hiệu suất đối kháng

Cách lấy chỉ tiêu: Đo bán kính nấm từ tâm của khoanh khuẩn ty đến rìa của khuẩn ty nấm về phía đối chứng hoặc về phía thuốc tại thời điểm theo dõi. Bán kính được đo trên đường nối tâm của khoanh khuẩn ty nấm với khoanh giấy thấm.

Thời điểm lấy chỉ tiêu: 1, 3, 5, 7 và 9 ngày sau khi bố trí thí nghiệm. Hiệu suất đối kháng được tính theo công thức:

AE(%)=

BKKLĐối chứng−BKKLThuốc

x 100 BKKLĐối chứng

Trong đó:

AE: Hiệu suất đối kháng

BKKLĐối chứng: Bán kính khuẩn lạc về phía đối chứng

BKKLThuốc: Bán kính khuẩn lạc về phía thuốc

Hiệu suất đối kháng được đánh giá theo thang đánh giá của Soytong (1988) trích dẫn của Noveriza and Quimiob (2004).

++++: đối kháng rất cao (>75%) +++: đối kháng cao (61-75%) ++: đối kháng trung bình (51-60%) +: đối kháng thấp (<50%)

−: không có đối kháng

Một phần của tài liệu hiệu quả phòng ngừa bệnh thối củ trên cây nghệ của các biện pháp xử lý đất và thuốc hóa học trên một số bệnh hại có nguồn gốc từ đất (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)