bệnh do vi khuẩn R. solanacearum và Fusarium spp. gây ra trong điều kiện nhà lưới.
Mục tiêu: Nhằm tìm ra biện pháp xử lý đất hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh héo xanh thối củ nghệ do vi khuẩn R. solanacearum và bệnh vàng lá thối củ nghệ do nấm Fusarium spp. gây ra.
2.2.1.1 Chuẩn bị
Trồng và chăm sóc nghệ
- Chuẩn bị hom giống: chọn những hom giống tốt, không bị bệnh. Sau đó tách hom giống ra và để ráo mặt. Tiếp theo, khử trùng hom giống bằng Chlorine 5%trong 30 phút, để ráo nước trong điều kiện ấm, ánh sáng nhẹ. Sau đó phủ lên nghệ một lớp tro trấu mỏng và tưới nước giữ ẩm để kích thích sự nảy mầm. Nghệ giống ươm trước trong nhà lưới khoảng 10-15 ngày
22
- Đất được cuốc lên líp, diện tích mỗi líp 1 m2, sau đó cuốc xẻ rãnh trồng ngang líp, sâu khoảng 10 cm, cách nhau 30 cm. Trên một líp sẽ trồng 3 hàng nghệ, mỗi hàng là 3 hom giống. Đặt hom giống sâu 6-8 cm, cách nhau 25 cm trên hàng, khoảng cách trồng nghệ là 25x30 cm, phủ lớp đất. Sau khi trồng phủ thêm một lớp rơm trên líp.
- Chăm sóc: Tưới nước 2 lần/ ngày vào những ngày đầu sau khi trồng, làm cỏ kết hợp với bón phân và vun gốc.
- Chuẩn bị vi khuẩn vùng rễ (B. amyloliquefaciens và B. brevis), Chlorine, màng phủ, Coc 85WP và phân chuồng hoai mục.
2.2.1.2 Thực hiện thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 8 nghiệm thức với 4 lần lặp lại. Mỗi lần lặp lại ứng với một líp (1 m2). Các nghiệm thức của thí nghiệm được trình bày trong Bảng 2.1
Bảng 2.1 Các biện pháp xử lý đất được sử dụng trong thí nghiệm
Nghiệm thức Biện pháp xử lý
Chlorine (5 kg) + MP
Ca(OCl)2 rãi trộn vào đất (5 kg/1000m2) + màng phủ (MP) 15 ngày
Chlorine (10 kg) Ca(OCl)2 rãi trộn vào đất (10 kg/ 1000m2) Chlorine (15 kg) Ca(OCl)2 rãi trộn vào đất (15 kg/ 1000m2)
Coc 85 WP Xử lý thuốc hóa học Coc 85 WP trước khi trồng 5 ngày VKVR VKVR (B. amyloliquefaciens và Bre. brevis) 106 cfu/ml, 5
ngày trước khi trồng
MP Phơi đất sử dụng màng phủ trong 30 ngày
MP + VKVR Phơi đất sử dụng màng phủ trong 30 ngày + VKVR ĐC Đối chứng (không xử lý)
Đất thí nghiệm được bổ sung phân chuồng hoai mục 1 tấn/ 1.000 m2
trước khi tiến hành lây nhiễm nguồn bệnh và xử lý đất. Đất sẽ được lên líp theo sơ đồ bố trí thí nghiệm như Hình 2.1, mỗi ô nghiệm thức là một líp đất ngoài thực tế.
23 Khoa Dự Bị Dân Tộc LL1 NT1 NT3 NT5 NT7 NT4 NT2 NT6 NT8 LL2 NT6 NT7 NT2 NT1 NT8 NT3 NT5 NT4 LL3 NT8 NT1 NT6 NT4 NT5 NT7 NT2 NT3 LL4 NT5 NT2 NT7 NT3 NT6 NT8 NT4 NT1 Nhà lưới
Hình 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm biện pháp xử lý mầm bệnh trong đất ngoài nhà lưới
Tiếp theo, lây nhiễm nguồn bệnh vào đất (R. Solanacearum mật số 108
cfu/ ml và nấm Fusarium spp. mật số 105 bào tử/ ml), kiểm tra mật số của các nguồn bệnh sau 7 ngày, rồi xử lý đất theo các nghiệm thức thí nghiệm.
2.2.1.3 Cách lấy chỉ tiêu
Khảo sát mật số mầm bệnh trong đất tại thời điểm trước xử lý và vào các thời điểm 7, 14, 21, 28 ngày sau khi trồng.
* Cách xác định mật số vi khuẩn R. solanacearum và nấm Fusarium
spp.trong đất và ghi nhận chỉ tiêu
- Đầu tiên thu mẫu đất ở các líp thí nghiệm, lấy ngẫu nhiên 5 điểm gần gốc trên mỗi líp đất. Sau đó, trộn đều đất, cân 1 g ở mỗi nghiệm thức cho vào từng ống nghiệm chứa 10 ml nước cất vô trùng. Tiếp theo lắc trên máy lắc ngang 30 phút, theo quy tắc pha loãng, rút 10 µl huyền phù pha loãng chà lên môi trường TZC và môi trường MGA.
- Trên môi trường TZC thì khuẩn lạc của vi khuẩn R. solanacearum có rìa trắng đục, tâm hồng đến đỏ, hình dạng tròn nhẵn bóng.
- Trên môi trường MGA thì khuẩn lạc của nấm Fusarium spp. có dạng gần tròn đến tròn, sợi nấm trắng và nhô lên như bông gòn.
- Ghi nhận số khuẩn lạc vi khuẩn ở 24 giờ sau khi chà và khuẩn lạc nấm ở 36 giờ sau khi chà.
Mật số vi khuẩn (nấm)/ g đất = số khuẩn lạc trên đĩa x hệ số pha loãng huyền phù.
24
Hiệu quả (%) giảm mật số thời điểm sau xử lý với thời điểm trước xử lý. HQGMS = Mật số trước khi xử lý – Mật số sau khi xử lý
x100 Mật số trước khi xử lý
* Chỉ tiêu sinh trưởng: đo chiều cao cây và chiều cao thân giả.