1.4.4.1 Giới thiệu chung về Bacillus
Bacillus có dạng hình que với kích thước 1,0-1,2x3,0-5 µm, gram dương, không có lớp capsule, là vi khuẩn hiếu khí. Vi khuẩn Bacillus có khả năng tạo nội bào tử. Kích thước nội bào tử 1,0x1,5 µm (Cook and Bake, 1989). Khuẩn lạc của các vi khuẩn chủng Bacillus thường có màu hoặc không màu, mặt
11
khuẩn lạc nhăn trên môi trường đặt. Còn trong môi trường lỏng thì chúng tạo thành lớp nhăn, đục và lặng cặn (Dương Văn Điệu, 1989).
Bacillus có khả năng chịu nhiệt cao và hình thành nội bào tử trong môi trường khắc nghiệt như nhiệt độ cao, khô, hóa chất độc hại (chất khử trùng, chất kháng sinh) và bức xạ tia cực tím. Vi khuẩn này được đánh giá cao trong phòng trừ sinh học bệnh cây trồng vì hội tụ đủ những tính năng căn bản trong việc ức chế bệnh cây trồng. Đây được xem như là một tác nhân sinh học an toàn và có tiềm năng cao trong phòng trừ sinh học (Silo-suh et al., 1994).
Một số loài thuộc chi Bacillus, trong đó có Bacillus amyloliquefaciens và
Brevibacillus brevis là 2 loài được xem là có hiệu quả phòng trừ sinh học đối với nhiều loại bệnh cây trồng có nguồn gốc từ đất (Trần Vũ Phến, 2010a).
1.4.4.2 Bacillus amyloliquefaciens
B. amyloliquefaciens là vi khuẩn gram dương, dạng hình roi, có kích thước 0,7-0,9 x 1,8-3,0 µm, các tế bào thường kết hợp thành chuỗi, các tiêm mao được đính ở trung tâm hoặc hơi lệch tâm. Nhiệt độ tối ưu cho sự tăng trưởng là 30-400C. Tăng trưởng không xảy ra ở nhiệt độ dưới 150C hoặc trên 500C (Priest et al., 1987).
Vi khuẩn B. amyloliquefaciens IN937 được thử nghiệm trên cà chua và ớt trong điều kiện ngoài đồng cho thấy có sự gia tăng đáng kể về đường kính thân, diện tích thân, diện tích mặt lá, trọng lượng rễ, cành và số lá (Lucy et al., 2004).
Trần Vũ Phến và ctv. (2010b) đã khảo sát và kết luận, vi khuẩn B. amyloliquefaciens có hiệu quả cao trong phòng trị bệnh cháy bìa lá lúa .
1.4.4.3 Brevibacillus brevis
B. brevis cũng là một loài trong chi Bacillus. Đây là một trong những tác nhân có tiềm năng kiểm soát nấm bệnh bằng biện pháp sinh học. Trong quá trình chuyển sang dạng tế bào sinh dưỡng, nội bào tử của Bre. brevis tạo kháng sinh gramicidin S ức chế nhiều loại nấm gây bệnh cây trồng (Murray et al., 1986). Ngoài ra còn có khả năng kiểm soát bệnh do F. oxysporum f.sp
lycopersici gây ra trên cà chua (Chandel et al., 2010).
Theo Trần Thị Thúy Ái (2011) thì các dòng vi khuẩn Tt17.1e, Tt5.7 (B. amyloliquefaciens) và Tt8.5t (Bre. Brevis) đều có khả năng lưu tồn trong đất, cao nhất là dòng Tt8.5t và hiệu quả trong phòng trừ sinh học bệnh héo vàng thối củ gừng do nấm Fusarium spp. gây ra. Hiệu quả của dòng Tt8.5t có liên quan đến khả năng phân giải chitin và tiết siderophore.
12