Hiệu quả hoạt động kinh doanh và tỷ số thanh khoản

Một phần của tài liệu Các yếu tố tài chính ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp công nghiệp ngành chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán hồ chí minh (Trang 43)

Năng lực thanh toán của doanh nghiệp là năng lực trả đƣợc nợ đáo hạn của các loại tiền nợ của doanh nghiệp, là một tiêu chí quan trọng phản ánh tình hình tài chính và năng lực kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá một mặt quan trọng về hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, thông qua việc đánh giá và phân tích về mặt này có thể thấy rõ những rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Năng lực tài chính thấp không những chứng tỏ doanh nghiệp bị căng thẳng về tiền vốn, không có đủ tiền để chi tiêu trong việc kinh doanh hàng ngày, mà còn chứng tỏ sự quay vòng của đồng vốn không nhanh nhạy, khó có thể thanh toán đƣợc các khoản nợ đến hạn, thậm chí doanh nghiệp có thể đứng trƣớc nguy cơ bị phá sản. Vì trong quá trình kinh doanh, chỉ cần mức thu lợi của tiền đầu tƣ lớn hơn lãi suất vốn vay sẽ có lợi cho cổ đông nhƣng vay nợ quá nhiều sẽ làm tăng rủi ro của doanh nghiệp. Vay vốn để kinh doanh có thể làm tăng lợi nhuận của cổ phiếu từ đó làm tăng giá trị cổ phần của doanh nghiệp, nhƣng rủi ro tăng lên thì trên mức độ nào đó cũng làm giảm giá trị cổ phần.

Năng lực thanh toán của doanh nghiệp gồm: thanh toán nợ ngắn hạn và thanh toán nợ dài hạn, trong đó nợ trung và dài hạn chủ yếu là cùng tiền lãi trong quá trình kinh doanh để thanh toán. Nợ ngắn hạn chủ yếu là trông vào năng lực lƣu động và tài sản lƣu động của doanh nghiệp làm đảm bảo. Việc đánh giá năng lực thanh toán của doanh nghiệp phải bao gồm cả hai mặt: đánh giá năng lực thanh toán nợ ngắn hạn và năng lực thanh toán nợ dài hạn.

Năng lực thanh toán nợ ngắn hạn là năng lực chi trả các khoản nợ ngắn hạn.Các khoản nợ ngắn hạn còn đƣợc gọi là các khoản nợ lƣu động, tức là các khoản nợ có thời hạn trong vòng một năm. Loại nợ này phải thanh toán bằng tiền mặt hoặc các tài sản lƣu động khác. Các khoản nợ này có rủi ro cao đối với tài chính của doanh nghiệp. Nếu không thanh toán đúng hạn thì sẽ làm cho doanh nghiệp phải đứng trƣớc nguy cơ vỡ nợ. Trong Bảng cân đối tài sản, các khoản nợ ngắn hạn và tài sản lƣu động có quan hệ đối ứng, phải dùng tài sản lƣu động để đối phó với các khoản nợ ngắn hạn.

Các nghiên cứu của Dr.Amal Yassin Almajali và các tác giả (ctg.)(2012), Nghiên cứu của Lê Thị Thu Tâm (2011) cho thấy HQKD có tác động tích cực đến chỉ số thanh khoản.

Giả thuyết 1: Tỷ số thanh khoảnhiện thời có tác động dƣơng (+) đến HQKD Giả thuyết 2: Tỷ số thanh khoản nhanh có tác động dƣơng (+) đến HQKD 3.2.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh và vòng quay tài sản

Vòng quay của tài sản cố định, phản ánh tình hình quay vòng của tài sản cố định, và là một chỉ tiêu ƣớc lƣợng hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Nhƣ vậy, tỷ số này cho biết hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ vào tài sản cố định của doanh nghiệp, hay nói cách khác là một đồng tài sản cố định tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu trong một năm. Tỷ số này cao chứng tỏ tình hình hoạt động của doanh nghiệp tốt đã tạo ra doanh thu thuần cao so với tài sản cố định, chứng tỏ việc đầu tƣ vào tài sản cố định của doanh nghiệp là xác đáng, cơ cấu hợp lý, hiệu suất sử dụng cao. Ngƣợc lại,

nếu vòng quay tài sản cố định không cao thì chứng tỏ hiệu suất sử dụng thấp, kết quả đối với sản xuất không nhiều, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp không mạnh. Mặt khác, tỷ số còn phản ánh khả năng sử dụng hữu hiệu tài sản.

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy: Nghiên cứu của Zeitun & Tian(2007), Nghiên cứu của Onaolapo & Kajola (2010), biến tài sản tác động (-) đến HQKD. Kết quả nghiên cứu này đi ngƣợc với lý thuyết.

Giả thuyết 3:Vòng quay tài sản có tác động âm (-) đến HQKD . 3.2.3 Hiệu quả hoạt động kinh doanh và vòng quay vốn lƣu động

Các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng hoạt động vì mục tiêu tối đa hoá giá trị của doanh nghiệp. Giá trị của mỗi doanh nghiệp đƣợc hiểu là toàn bộ những của cải vật chất tài sản của doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, giá trị của doanh nghiệp đƣợc thể hiện qua các chỉ tiêu vốn chủ sở hữu. Mục tiêu cuối cùng của các hoạt động đó là tăng thêm vốn chủ sở hữu và tăng thêm lợi nhuận nhiều hơn. Bởi vì lợi nhuận là đòn bẩy quan trọng là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Một trong những vấn đề quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là phải thƣờng xuyên nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động.Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động phản ánh tình hình sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp, đƣợc thể hiện bằng mối quan hệ giữa kết quả hoạt động kinh doanh với số vốn lƣu động đầu tƣ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Nhƣ vậy VLĐ có tác động tích cực đến HQKD.

Vòng quay vốn lƣu động(WCT) = Doanh thu thuần/Vốn LĐ Bình quân. Cho biết trong một kỳ vốn lƣu động quay đƣợc mấy vòng. Vòng quay càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có hiệu quả sử dụng vốn cao.

Nghiên cứu của Lê Thị Thu Tâm (2011) cho thấy WCT có ảnh hƣởng tích cực đến hiệu quả hoạt động đặc biệt là biến ROE và FCFPS.

3.2.4 Hiệu quả hoạt động kinh doanh và tỷ số nợ

Các lý thuyết về cấu trúc vốn cho rằng khi một doanh nghiệp bắt đầu vay nợ, DN sẽ có lợi thế về lá chắn thuế. Chi phí nợ thấp kết hợp với lợi thế về lá chắn thuế sẽ khiến chi phí vốn bình quân (WACC) giảm khi nợ tăng. Tuy nhiên, khi tỷ lệ nợ trênvốn CSH tăng, tác động của tỷ lệ nợ buộc các CSH tăng lợi tức yêu cầu của họ, nghĩa là chi phí vốn CSH tăng. Ở mức tỷ lệ nợ trên vốn CSH cao, chi phí nợ cũng tăng bởi vì khả năng DN không trả đƣợc nợ là cao hơn (nguy cơ phá sản cao hơn).

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy: tỷ lệ nợ có tác động đến HQKD nhƣng ở các mức tỷ lệ nợ khác nhau có thể tác động cùng chiều hoặc ngƣợc chiều đến HQKD (Zeitun & Tian-2007,Onaolapo & Kajola-2010, Margaritis & Psillaki- 2007, Weixu -2005).

Vì vậy tác giả nghiên cứu đƣa ra giả thuyết về mối quan hệ giữa HQKD và tỷ lệ nợ nhƣ sau:

Giả thuyết 5: Tỷ lệ nợ có tác động dƣơng (+) đến HQKD khi ở mức tỷ lệ nợthấp.

Giả thuyết 6: Tỷ lệ nợ có tác động âm (-) đến HQKD khi ở mức tỷ lệ nợ cao 3.2.5 Hiệu quả hoạt động kinh doanh và Qui mô doanh nghiệp

Từ thực trạng hoạt động kinh doanh của các DN ngành chế biến thực phẩm cho thấy qui mô doanh nghiệp có qui mô lớn sẽ có nhiều lợi thế hơn các DN có qui mô nhỏ.Các DN có qui mô lớn trƣớc hết phải là DN có thƣơng hiệu, có uy tín và đƣợc nhiều ngƣời biết đến. Thứ hai, DN có qui mô lớn về tài chính, tài sản, kỹ thuật công nghệ và khả năng quản lý dễ dàng khai thác lợi thế theo qui mô nhằm tối thiểu hóa chi phí đầu vào và gia tăng hiệu quả đầu ra nhằm giảm giá thành sản phẩm. Các DN có qui mô lớn và có thƣơng hiệu dễ dàng thâm nhập thị trƣờng, có nhiều cơ hội tăng doanh số, lợi nhuận, nâng cao HQKD. Theo nghiên cứu của Onaolapo và Kajola-2010 thì Qui mô doanh nghiệp có tác động dƣơng (+) đến HQKD.

Giả thuyết 7: Qui mô doanh nghiệp có tác động dƣơng (+) đến HDKD. 3.2.6 Hiệu quả hoạt động kinh doanh và thời gian hoạt động của doanh nghiệp

Thời gian hoạt động của doanh nghiệp đƣợc tính từ năm thành lập doanh nghiệp đến năm 2013. Các nghiên cứu của Onaolapo & Kajola (2010), nghiên cứu của Panco, R và Korn, H.(1999) thì thời gian hoạt động có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Riêng nghiên cứu của Amal Yassin Almajali và các tác giả (ctg.)(2012)yếu tố tuổi công ty không có ý nghĩa thốngkê về hiệu quả hoạt động tài chính của các công ty bảo hiểm.

Giả thuyết 8 :Thời gian hoạt động doanh nghiệp có tác động dƣơng (+) đến HDKD.

3.3 MÔ TẢ SỐ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Một trong những yếu tố then chốt quyết định đến sự thành công của một nghiên cứu thực nghiệm đó là việc lựa chọn và sử dụng dữ liệu để phân tích.Tùy vào từng mục đích nghiên cứu mà dữ liệu đƣợc lựa chọn sao cho phù hợp nhất. Trong nghiên cứu này, số liệu đƣợc lựa chọn và thu thập nhƣ sau:

- Nguồn dữ liệu: Báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán của doanh nghiệp,cụ thể số liệu từ Bảng cân đối kế toán, Bảng kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng báo cáo lƣu chuyển tiền tệ của các DN.

- Thời gian: từ năm 2011-2013

- Danh sách chi tiết xem phụ lục01: 31 Doanh nghiệp trong ngành chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán HCM.

- Đặc điểm dữ liệu: Có 31 DN đƣợc thu thập số liệu trong vòng 3 năm từ năm 2011-2013. Đây là dữ liệu đƣợc thu thập theo thứ tự thời gian hay còn gọi là dữ liệu chuỗi thời gian.

- Ƣớc lƣợng trong nghiên cứu này đƣợc xử lý bằng phầm mềm SPSS. Do dạng hàm của mô hình chƣa đƣợc xác định trƣớc nên tác giả sẽ khảo sát các dạng hàm có thể có giữa từng biến độc lập với biến phụ thuộc, sau đó mới ƣớc lƣợng mô hình

hồi qui phù hợp nhất. Các giả thuyết của mô hình hồi qui bội cũng sẽ lần lƣợt đƣợc kiểm định để tìm ra đƣợc mô hình tốt nhất phản ánh đúng mối quan hệ giữa HQKD và các yếu tố tài chính tác động.

TÓM TẮT CHƢƠNG 3

Dựa trên cơ sở lý luận đã trình bày ở Chƣơng 2, Chƣơng 3 tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố tài chính tác động đến HQKD của các DN ngành chế biến thực phẩm. Mô hình nghiên cứu đƣợc xây dựng là mô hình hồi qui bội: biến phụ thuộc là biến HQKD đƣợc đại diện bởi các chỉ số ROA,ROE, BEP, biến độc lập bao gồm các biến: Tỷ số thanh khoản hiện thời (CR), tỷ số thanh khoản nhanh (QR), vòng quay vốn lƣu động (WCT), tỷ số nợ trên vốn CSH (DTE), hệ số nợ (DR), vòng quay tổng tài sản (TAT), qui mô doanh nghiệp (FS), thời gian hoạt động doanh nghiệp (AGE).

Tác giả đã xây dựng mô hình, giả thuyết nghiên cứu và trình bày các nội dung liên quan đến việc xử lý dữ liệu. Dữ liệu đƣợc thu thập từ báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán của 31 DN ngành chế biến thực phẩm trong khoảng thời gian 3 năm từ năm 2011-2013. Việc xử lý dữ liệu đƣợc thực hiện trên phầm mềm SPSS và kết quả nghiên cứu sẽ đƣợc trình bày ở chƣơng 4.

CHƢƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

4.1 TRÌNH BÀY KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tác giả thu thập các dữ liệu từ báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán, số liệu các doanh nghiệp đƣợc lấy 3 năm từ năm 2011-2013 và chạy liên tục. Tổng cộng có 31 doanh nghiệp trong mô hình nghiên cứu, thời gian nghiên cứu là 3 năm liên tục từ năm 2011-2013, do đó tổng số mẫu đƣợc nghiên cứu là 93 mẫu.

Bảng 4.1 Phân tích thống kê mô tả các biến

Số mẫu Giá trị Min Giá trị Max Trung bình Độ lệch chuẩn ROA 93 ,00 ,33 ,0769 ,08200 ROE 93 ,00 ,48 ,1452 ,12244 BEP 93 ,00 ,48 ,1129 ,10089 CR 93 ,22 8,48 1,7505 1,40667 QR 93 -,12 5,67 1,1064 ,99311 WCT 93 ,00 315,63 18,1831 38,49663 DTE 93 ,11 5,86 1,6041 1,24870 DR 93 ,10 1,05 ,5488 ,22839 TAT 93 ,08 4,50 1,4116 ,88990 FS 93 11,15 13,67 12,1285 ,52995 AGE 93 4,00 14,00 8,2903 2,79199 Valid N (listwise) 93

Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu nghiên cứu của tác giả trên SPSS

Bảng thống kê mô tả các biến ROA, ROE, BEP cho thấy các biến dao động trung bình trong khoảng 7,69% đến 14,52%, độ lệch chuẩn dao động từ 8,2% đến 12,24 %. Trong 3 biến nêu trên thì biến ROA có độ lệch chuẩn thấp nhất, điều này cho thấy nếu chọn biến ROA đại diện cho biến hiệu quả trong mô hình thì sẽ tốt hơn hai biến còn lại là ROE và BEP.

Biến CR đo lƣờng khả năng thanh toán hiện thời có giá trị trung bình là 1,75 cho thấy tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn chứng tỏ tình hình tài chính của các công ty lành mạnh có khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn. Biến QR đo lƣờng

khả năng thanh toán nhanh có giá trị trung bình là 1,1 cho thấy các công ty có khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho, tuy nhiên tỷ số thanh toán nhanh nhỏ hơn tỷ số thanh toán hiện thời nhiều cho thấy tài sản ngắn hạn của các công ty này phụ thuộc nhiều vào hàng tồn kho. Biến WCT đo lƣờng Doanh thu thuần so với vốn lƣu động bình quân có giá trị trung bình là 18,1. Biến DTE đo lƣờng tổng nợ phải trả so với tổng vốn chủ sở hữu có giá trị trung bình là 1,60 cho thấy các tài sản các công ty này đƣợc tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ. Biến DR đo lƣờng tổng nợ phải trả so với tổng tài sản có giá trị trung bình là 54,88% cho thấy cơ cấu nợ các công ty chọn mẫu về trung bình là trên 50%. Biến TAT đo lƣờng Doanh thu thuần so với tổng tài sản bình quân có giá trị trung bình là 1,41, chỉ số vòng quay tổng tài sản lớn hơn 1 cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của các công ty này tƣơng đối tốt. Biến quy mô (FS) có giá trị trung bình là 12,12, độ lệch chuẩn 0,52 là tƣơng đối nhỏ. Biến tuổi (AGE) có giá trị trung bình là 8,29 cho thấy các công ty chọn mẫu là đủ tin cậy về thời gian hoạt động để đánh giá.

Bảng 4.2 Bảng hệ số Sig trong phân tích ANOVA

Mô hình Hệ số Sig trong phân tích ANOVA

Mô hình với biến ROA 0,000

Mô hình với biến ROE 0,000

Mô hình với biến BEP 0,000

Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu nghiên cứu của tác giả trên SPSS

Phân tích Anova cho thấy với 3 biến phụ thuộc dự tính ban đầu với 3 mô hình khác nhau để đánh giá các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thì cả 3 biến ROA, ROE, BEP có ý nghĩa thống kê ở mức 99% do đó các biến đƣợc chọn đƣa vào mô hình là phù hợp ( Vì hệ số Sig =0,000). Vì vậy tác giả sẽ chọn 3 biến làm biến phụ thuộc trong mô hình.

Mô hình với biến ROA

Bảng 4.3 Tóm tắt mô hình

hình Hệ số R Hệ số R2 Hệ số R2 hiệu chỉnh Sai số chuẩn ƣớc lƣợng

1 ,693(a) ,480 ,431 ,06187

Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu nghiên cứu của tác giả trên SPSS

a Biến độc lập: AGE, QR, TAT, FS, WCT, DTE, DR, CR b Biến phụ thuộc: ROA

Mô hình có hệ số R2

= 48% cho thấy các biến độc lập đƣa vào mô hình giải thích đƣợc 48% cho biến ROA.

Bảng 4.4 Kết quả hồi qui tuyến tính

Mô hình Hệ số beta chƣa chuẩn hóa Beta chuẩn hóa Thống kê t Hệ số Sig. Thống kê đa cộng tuyến B Sai số chuẩn Beta Dung sai Hệ số VIF 1 (Constant) -,234 ,166 -1,413 ,161 CR -,019 ,016 -,321 -1,185 ,239 ,084 11,868 QR ,048 ,023 ,585 2,063 ,042 ,077 13,015 WCT 6,171E-05 ,000 ,029 ,352 ,726 ,912 1,096 DTE -,015 ,011 -,229 -1,338 ,185 ,211 4,736 DR -,066 ,070 -,184 -,946 ,347 ,164 6,088 TAT ,027 ,008 ,291 3,475 ,001 ,881 1,135 FS ,030 ,013 ,192 2,252 ,027 ,848 1,179 AGE -,006 ,002 -,203 -2,395 ,019 ,859 1,164

Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu nghiên cứu của tác giả trên SPSS

a Biến phụ thuộc: ROA

Do VIF >10 xảy ra hiện tƣợng đa cộng tuyến, do biến QR có chỉ số VIF cao hơn nên ƣu tiên loại bỏ.

Bảng 4.5 Kết quả hồi qui tuyến tính Mô hình Hệ số beta chƣa chuẩn hóa Beta chuẩn hóa Thống kê t Hệ số Sig.

Một phần của tài liệu Các yếu tố tài chính ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp công nghiệp ngành chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán hồ chí minh (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)