2.4.1.1 Nghiên cứu của Dr. Amal Yassin Almajali vàcác tác giả (ctg.)(2012)
Tác giả nghiên cứu về: “Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả tài chính của công ty bảo hiểm Jordanian niêm yết tại chứng khoán Amman”. Nghiên cứu nhằm điều tra các yếu tố chủ yếu ảnh hƣởng đến hoạt động tài chính của công ty bảo hiểm Jordan. Dữ liệu nghiên cứu bao gồm tất cả các công ty bảo hiểm gia nhập vào thị trƣờng chứng khoán Amman trong khoảng thời gian (2002-2007). Dữ liệu thu thập đƣợc phân tích bằng cách dùng kỹ thuật thống kê cơ bản nhƣ T-test và hồi quy. Nghiên cứu sử dụng mô hình sau:
Hình 2.1: Sơ đồ mô hình nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến đòn bẩy, tính thanh khoản, kích cỡ, chỉ số năng lực quản lý có tác dụng thống kê tích cực đến hiệu quả tài chính của
Biến độc lập Tính thanh khoản Chỉ số năng lực quản lý Đòn bẩy Tuổi Kích cỡ
Hiệu quả tài chính
công ty bảo hiểm Jordan, riêng yếu tố tuổi công ty không có ý nghĩa thống kê về hoạt động tài chính của các công ty bảo hiểm. Phát hiện này là phù hợp với những gì (Liargavvas and Skandalis, 2008) cho thấy rằng tuổi không có tác động ý nghĩa thống kê về hoạt động tài chính.
2.4.1.2 Nghiên cứu của Onaolapo & Kajola (2010)
Vào năm 2010,Onaolapo & Kajola thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến HQKD. Nghiên cứu của các tác giả cũng giống với những nghiên cứu trƣớc đó của Weixu, Dimitris Margarits & Maria Psillaki và chỉ nghiên cứu biến HQKD dƣới góc độ tài chính, đƣợc đại diện bởi chỉ số ROA, ROE. Biến yếu tố tác động của tƣơng tự, gồm: SIZE, TANG, GROWTH, vòng quay tài sản (TURN), số năm thành lập của công ty (AGE), ngành nghề kinh doanh (IND).
Dữ liệu nghiên cứu gồm 30 công ty phi tài chính niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Nigeria từ năm 2001-2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Mức độ giải thích của mô hình hồi qui đa biến (R2 hiệu chỉnh) ở mức khá: R2 (ROA) =35.5% và R2 (ROE) =47%
- Tỷ lệ nợ tác động âm (-) với HQKD. - TURN tác đông (+) tới ROA,ROE.
- SIZE và AGE tác động dƣơng (+) đến ROE
- TANG tác động (-) tới ROA, tức là công ty có tỷ lệ TSCĐ càng cao thì hiệu quả HQKD càng thấp, kết quả này ngƣợc với lý thuyết nhƣng lại giống với nghiên cứu của Zeitun &Tian.
- Yếu tố ngành nghề kinh doanh có tác động đến HQKD, cụ thể:
+ Ngành rƣợu bia, thực phẩm đồ uống, ngành hóa học, ngành in ấn và xuất bản, ngành thuốc lá, ngành máy tính và thiết bị văn phòng có tác động mạnh đến HQKD-ROA.
+ Ngành rƣợu bia, thực phẩm và đồ uống, ngành xây dựng, ngành thuốc lá có tác động mạnh đến HQKD-ROE.
2.4.1.3 Nghiên cứu của Yana Safarova (2010)
Tác giả nghiên cứu về: “Các yếu tố quyết định đến hiệu quả của công ty ở New Zealand”. Dữ liệu nghiên cứu gồm 76 công ty trong giai đoạn từ năm 1996- 2007. Dữ liệu thu thập đƣợc phân tích bằng cách dùng kỹ thuật thống kê cơ bản nhƣ T-test và hồi quy. Nghiên cứu sử dụng mô hình sau:
OPT =α+αGt-1 + αEt-1 + αLt-1 +αRt-1 +αSt-1 + αTt-1 +αCGt-1+αCt-1 +ε OP : hiệu suất hoạt động(ROA, lợi nhuận kinh tế, TobincủaQ)
G : tăng trƣởng(logcủadoanh thu)
E :R & D,chi phíquảng cáovà tiếp thị(vô hình) L :tỷ lệ đòn bẩy(nợ /vốn chủ sở hữu+nợ) R :rủi ro
S : kích thƣớc(vốn hóa thị trƣờng) CG : Hội đồng quản trịđộc lập
T : hữu hình(tài sản cố định /tổngtài sản)
C : tiền mặt(tiền mặt, tiền gửi +chứng khoánthị trƣờng)
Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố tăng trƣởng, kích thƣớc, tiền mặt có tác động tích cực đến hiệu quả của công ty, yếu tố đòn bẩy tác động tiêu cực và các yếu tố tài hữu hình, quản trị, rủi ro… ảnh hƣởng không đáng kể đến hiệu quả công ty.
Hạn chế của nghiên cứu: Các kết quả của nghiên cứu này đƣợc dựa trên một mẫu của 76 công ty niêm yết mà thay đổi đáng kể về kích thƣớc, vì vậy kết quả tổng quát cũng nên đƣợc xem xét. Toàn bộ mẫu là không đủ lớn và giới hạn sức mạnh của mô hình hồi quy. Do đó các yếu tố quyết định hiệu quả của công ty niêm yết ở
New Zealand có thể đƣợc tiếp tục nghiên cứu và nghiên cứu. Khi dữ liệu trở nên có sẵn và có nhiều thời gian.
2.4.1.4Nghiên cứu của Dimitris Margarits & Maria Psillaki(2007)
Dimitris Margarits & Maria Psillaki thực hiện nghiên cứu “Mối quan hệ giữa cơ cấu vốn, quyền sở hữu và hiệu quả kinh doanh của công ty” vào năm 2007. Dữ
liệu nghiên cứu bao gồm các công ty ở Pháp thuộc các lĩnh vực sản xuất công nghiệp truyền thống nhƣ: Ngành dệt may, dƣợc phẩm và lĩnh vực công nghiệp phát triển nhƣ máy tính, nghiên cứu và phát triển.
Biến đƣa vào mô hình cũng tƣơng tự nhƣ nghiên cứu của Weixu nhƣng có thêm các biến yếu tố tác động: tỷ trọng tài sản cố định (TANG), tỷ trọng tài sản lƣu động (INT), cấu trúc vốn sở hữu (OWN).
Trong khi Weixu chỉ nghiên cứu tác động một chiều giữa biến tỷ lệ nợ và một số yếu tố tác động đến HQKD thì Dimitris Margarits & Maria Psillaki thực hiện nghiên cứu 2 chiều, 2 mô hình hồi quy đƣợc xây dựng nhƣ sau: mô hình 1- tỷ lệ nợ và các yếu tố tác động đến HQKD, Mô hình 2- HQKD và các yếu tố tác động đến tỷ lệ nợ. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Mối quan hệ nhân quả giữa tỷ lệ nợ và HQKD của DN cho thấy HQKD tác động đến tỷ lệ nợ và ngƣợc lại tỷ lệ nợ cũng có tác động đến HQKD.
- Mô hình 1: tỷ lệ nợ có mối quan hệ tuyến tính và mối quan hệ bậc 2 với HQKD. Tỷ lệ nợ có tác động dƣơng(+) đến HQKD khi tỷ lệ nợ ở mức nợ trung bình.
- Mô hình 2: HQKD có tác động dƣơng (+) đến tỷ lệ nợ và sự tác động này có ý nghĩa khi tỷ lệ nợ ở mức nợ từ thấp đến trung bình.
2.4.1.5 Nghiên cứu của Zeitun & Tian (2007)
Trong khi Weixu, Dimitris Margarits & Maria Psillaki thực hiện nghiên cứu các yếu tố tài chính tác động đến HQKD xét trên phƣơng diện tài chính (các chỉ số tài chính dựa trên sổ sách, báo cáo tài chính của DN) thì Zeitun & Tianvào năm 2007 đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến HQKD trên cả 2 phƣơng diện là tài chính và thị trƣờng. Dữ liệu nghiên cứu đƣợc thực hiện từ năm 1989-2003 của 167 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Amma-Jordan thuộc 16 ngành nghề kinh doanh khác nhau trong lĩnh vực phi tài chính.
Trên phƣơng diện tài chính-biến HQKD đƣợc đại diện bởi chỉ số: tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA). Trên phƣơng diện thị trƣờng- biến HQKD đƣợc đại diện bởi các chỉ số: tỷ số giữa giá trị thị trƣờng của vốn cổ phần và giá trị của sổ sách của nợ trên giá trị sổ sách của tổng tài sản (Tobin’s Q), tỷ số giữa giá trị thị trƣờng của vốn cổ phần trên giá trị sổ sách của vốn của phần (MBVR). Biến yếu tố tác động cũng tƣơng tự nhƣ những nghiên cứu trƣớc và có đƣa thêm một số biến vào mô hình nhƣ sau: mức sai lệch của dòng tiền trong 3 năm qua (STDVCF), thuế thu nhập (TAX), tỷ trọng tài sản cố định (TANG), khủng hoảng chính trị(POLOTICAL CRISIS) và ngành nghề kinh doanh (INDUST).
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Các yếu tố có tác động đến HQKD bao gồm: tỷ lệ nợ (D), tốc độ tăng trƣởng của tổng tài sản (GROWTH), qui mô công ty (SIZE), thuế (TAX), ngành nghề kinh doanh (INDUST), tỷ trọng tài sản cố định (TANGIBILITY). Trong đó, biến tỷ lệ nợ có tác động mạnh nhất, kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trƣớc đó.
- Các yếu tố có tác động dƣơng (+) đến HQKD gồm: GROWTH, SIZE, TAX.
- Tỷ trọng tài sản cố định có tác động âm (-) đến HQKD. Công ty có tỷ trọng tài sản cố định cao thì HQKD thấp do các công ty đầu tƣ quá nhiều vào tài sản cố định mà không cải tiến đƣợc HQKD.
- Yếu tố ngành nghề kinh doanh có tác động mạnh đến các yếu tố HQKD ở một số lĩnh vực sau: bất động sản, dịch vụ giáo dục, hóa học và dầu mỏ, thuốc lá.
2.4.1.6 Nghiên cứu của Weixu (2005)
Weixu thực hiện nghiên cứu “ Mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh” vào năm 2005. Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 1.130 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thƣợng Hải, ngoại trừ các công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính nhƣ ngân hàng, bảo hiểm, công ty tài chính.
Các biến đƣợc đƣa vào mô hình nghiên cứu nhƣ sau:
- Biến phụ thuộc (Biến HQKD): tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sỡ hữu (ROE) - Biến độc lập:
+ Yếu tố tác động: tỷ lệ nợ/vốn CSH
+ Tốc độ tăng trƣởng của tổng tài sản (GROWTH) + Quy mô công ty (SIZE)
Weixu nghiên cứu tác động của biến tỷ lệ nợ và một số biến khác đến biến HQKD, trong đó ông xây dựng 3 mô hình : quan hệ tuyến tính, quan hệ phi tuyến tính bậc 2 và quan hệ phi tuyến tính bậc 3. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- HQKD bị tác động rất lớn bởi biến tỷ lệ nợ. HQKD có mối tƣơng quan mạnh phi tuyến bậc 2, bậc 3 khi tỷ lệ nợ <100%. Tỷ lệ nợ có tác động (+) đến HQKD khi ở mức tỷ lệ nợ thấp và tác động âm (-) khi ở mức tỷ lệ nợ cao.
- HQKD không có tƣơng quan mạnh với tỷ lệ nợ dài hạn, do các công ty Trung Quốc thích sử dụng nợ ngắn hạn hơn sử dụng nợ dài hạn.
- Biến SIZE có tác động dƣơng (+) đến HQKD khá mạnh ở mô hình tuyến tính, còn mô hình phi tuyến tính thì SIZE không có tác động.
- Biến GROWTH không có tác động đến HQKD ở cả 3 mô hình.