Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy phê phán của học sinh thông qua dạy học chương mắt các dụng cụ quang vật lí 11 THPT (Trang 87)

3.3.1. Chuẩn bị trước khi tiến hành thực nghiệm sư phạm

3.3.1.1 Chuẩn bị của giáo viên thực nghiệm

- Trao đổi và thống nhất về mục tiêu và chƣơng trình làm việc giữa Ban giám hiệu nhà trƣờng, tổ chuyên môn, đặc biệt là giáo viên dạy tại lớp đó.

- Giáo viên thực nghiệm chủ động làm quen với học sinh ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để quá trình dạy học đƣợc diễn ra một cách tự nhiên.

3.3.1.2. Thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức chƣơng “Mắt. Các dụng cụ quang” nhằm phát triển tƣ duy phê phán của học sinh

Bài 52: KÍNH LÚP Bài 53: KÍNH HIỂN VI

- Để đảm bảo tính khách quan và nhận đƣợc những ý kiến của đồng nghiệp, chúng tôi mời tổ trƣởng chuyên môn, giáo viên trực tiếp dạy những lớp đó và một số giáo viên có kinh nghiệm cùng tham gia dự giờ. Trong đó có một thƣ ký ghi chép lại diễn biến của quá trình dạy dạy học trên lớp để làm căn cứ đánh giá.

3.3.2. Diễn biến của các giờ dạy trong quá trình thực nghiệm

* Bài 52: KÍNH LÚP

- Học sinh ngồi theo nhóm tại các vị trí đã đƣợc sắp xếp.

- Giáo viên tổ chức cho HS hoạt động theo tiến trình đã đƣợc thiết kế. Qua đó, chúng tôi nhận thấy:

- GV đã cho HS hoạt động nhóm, HS đã vận dụng đƣợc những kiến thức đã học để phân tích yêu cầu thiết kế, lập luận phƣơng án thiết kế, trình bày phƣơng án

chấp nhận sửa chữa khi ý kiến của bản thân chƣa phù hợp, HS biết lập luận, phản biện lại ý kiến của ngƣời khác để tìm phƣơng án tối ƣu.

Một số ý kiến phân tích của các nhóm khi đƣa ra phƣơng án:

Nhóm 1: Khi vật nhỏ quá mắt không nhìn thấy đƣợc thì ta di chuyển vật lại gần mắt. Nếu di chuyển vật gần quá thì vật nằm gần mắt hơn điểm cực cận của mắt, vô lí. Vậy nếu muốn nhìn thấy vật thì phải dung 1 dụng cụ quang để tạo 1 ảnh của vật mà mắt nhìn vật đó nhƣ nhìn vật. Ảnh nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt, lớn hơn vật. Trong các dụng cụ đã học thì có TKHT thỏa mãn.

Nhóm 2: Ở lớp 7 đã học về gƣơng cầu lõm có thể tạo ra ảnh lớn hơn vật. Vậy cũng có thể dùng gƣơng cầu lõm để quan sát.

Các phƣơng án các nhóm đã đƣa ra:

+ Dùng thấu kính hội tụ để tạo ra ảnh của vật lớn hơn vật. + Dùng gƣơng cầu lõm để tạo ảnh của vật lớn hơn vật.

- GV yêu cầu các nhóm đƣa ra ý kiến phản biện với các nhóm khác, và đƣa ra lập luận để bảo vệ ý kiến của mình, tại sao lại nên chọn phƣơng án đó.

- Bƣớc đầu HS đã biết xác định các tiêu chí đánh giá để lựa chọn phƣơng án tối ƣu phù hợp. HS đƣa ra đƣợc một số tiêu chí chọn lựa: ảnh mà mắt nhìn phải cùng chiều với vật,cùng phía với vật( mắt nhìn ảnh nhƣ nhìn vật).

Ý kiến 1: Ảnh qua dụng cụ đó là ảnh ảo lớn hơn vật, mắt nhìn ảnh qua dụng cụ đó cũng phải nét nhƣ nhìn vật trực tiếp. TKHT cho ảnh rõ nét hơn nên sử dụng TKHT.

Ý kiến 2: Gƣơng cầu lỡm có 1 mặt phản xạ 1 mặt không phản xạ, ảnh ảo tạo bởi gƣơng cầu lõm nằm ở phía bên kia gƣơng so với vật nên nếu dùng gƣơng thì vật đặt giữa mắt và kính nên khó quan sát đƣợc ảnh.

Ý kiến 3: TKHT tạo ảnh ảo cùng phía với vật nên quan sát ảnh nhƣ quan sát vật.

Ý kiến khác: Nên dùng TKHT

GV đã tạo đƣợc cơ hội để HS tự trình bày ý kiến, nhận xét đánh giá các ý kiến đƣa ra. HS đã rèn luyện đƣợc khả năng xác định các tiêu chí đánh giá và vận dụng đƣợc

các tiêu chí đó.HS đã phân tích căn cứ vào các tiêu chí đƣa ra và đặc điểm của ảnh tạo bởi gƣơng cầu lõm và TKHT đã nêu ở trƣớc đó và chọn dùng TKHT.

Qua đó đã thống nhất chọn đƣợc phƣơng án là sử dụng TKHT.

- Các nhóm HS đều hoàn thành tốt những câu hỏi gợi ý của GV. Sử dụng tốt kính lúp để quan sát các vật nhỏ từ đó rút ra đƣợc cách ngắm chừng của kính lúp.

- Có một số khó khăn:

+ Vì không thể xoay bàn ghế, các HS ngồi bàn trên phải quay xuống bàn dƣới nên gặp khó khăn trong việc phát biểu hay theo dõi bài, không ghi chép thoải mái. GV cho phép HS tìm vị trí thích hợp trong mỗi tiết học và yêu cầu HS giữ trật tự.

+ HS còn đùn đẩy nhau trong việc trình bày kết quả hoạt động nhóm trƣớc lớp. Để giải quyết tình huống này, GV yêu cầu HS sau khi thảo luận thống nhất ý kiến, HS trong nhóm thay phiên nhau trình bày trƣớc lớp để rèn luyện kỹ năng tự tin trƣớc đám đông, tác phong làm việc tập thể, khắc phục sự rụt rè, thụ động. Giáo viên khen thƣởng, cho điểm cộng những nhóm HS tích cực học tập và đƣa ra những câu trả lời chính xác. GV quy định thời gian cho từng nhiệm vụ học tập.

* Bài 53: KÍNH HIỂN VI

- Các nhóm HS ngồi ở vị trí cũ.

- GV tổ chức cho HS hoạt động theo tiến trình đã đƣợc thiết kế.

- GV đã yêu cầu HS thiết kế dụng cụ quang có số bội giác lớn gấp nhiều lần kính lúp. HS đã bắt đấu TDPP bằng cách làm việc nhóm: thảo luận nhóm, phân tích yêu cầu thiết kế, tổng hợp các kiến thức đã học trƣớc đó, diễn đạt ý tƣởng của mình cho mọi ngƣời hiểu, lập luận bảo vệ ý kiến trƣớc nhóm, trƣớc lớp…

- Các nhóm HS tích cực thảo luận, tiến hành thí nghiệm; học sinh đã biết vận dụng các kiến thức đã học trƣớc để thiết kế dụng cụ phù hợp với yêu cầu.

- HS xác định đƣợc yêu cầu của bài: thiết kế dụng cụ tạo ảnh có góc trông lớn gấp nhiều lần vật. ( số bội giác lớn hơn gấp nhiều lần kính lúp)

Ý kiến 1 phân tích của HS: Dụng cụ thứ nhất có tác dụng tạo ra ảnh thật lớn hơn vật. Thì có thể chọn TKHT hoặc gƣơng cầu lõm. Dụng cụ thứ 2 có tác dụng làm tăng góc trông ảnh của vật, có tác dụng nhƣ kính lúp nên có thể là TKHT.

Ý kiến 2 HS phân tích đƣợc: dụng cụ thứ nhất cho ảnh thật của vật đƣợc phóng đại. ảnh này đóng vai trò là vật của dụng cụ quang thứ 2. Do đó chọn là TKHT. Dụng cụ thứ 2 có tác dụng làm tăng góc trông nhƣ tác dụng của kính lúp. Chọn là kính lúp.

- Một số ý kiến HS đƣa ra:

+ Dùng 2 dụng cụ trở lên có tác dụng tạo ảnh lớn hơn vật. + Dùng 2 kính lúp.

+ Dùng 2 gƣơng cầu lõm.

+ Dùng 1 gƣơng cầu lõm, 1 thấu kính hội tụ. + Dùng 2 thấu kính hội tụ.

- HS đã bƣớc đầu xác định đƣợc các tiêu chí đánh giá phƣơng án thiết kế đó là: ảnh mà mắt nhìn cùng phía với vật( mắt nhìn ảnh nhƣ nhìn vật), cấu tạo đơn giản, số bội giác lớn… để lựa chọn phƣơng án tối ƣu, từ đó lựa chọn đúng.

Ý kiến biện luận chọn phƣơng án tối ƣu: Gƣơng cầu lõm có 1 mặt phản xạ và 1 mặt không phản xạ nên nếu dùng gƣơng cầu lõm làm dụng cụ quang thứ nhất thì vật đặt giữa mắt và gƣơng do đó khó quan sát hơn việc dùng TKHT.

Ý kiến 2: Không dùng đƣợc 2 gƣơng cầu lõm vì gƣơng cầu lõm không dùng làm kính lúp.

Do đó phƣơng án thống nhất chọn là sử dụng hệ 2 TKHT.

- HS đã dần dần cởi mở hơn và tự giác trong việc trình bày trƣớc lớp kết quả hoạt động nhóm.

- Không khí trong lớp học khá sôi nổi, cởi mở khi tranh luận, phân tích chọn phƣơng án thiết kế .

- HS tích cực thảo luận, trao đổi với GV để tìm ra phƣơng án thiết kế dụng cụ quang mới.

- Biết sử dụng kính hiển vi từ đó đƣa ra đƣợc cách ngắm chừng. - Giờ học diễn ra đúng tiến độ.

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy phê phán của học sinh thông qua dạy học chương mắt các dụng cụ quang vật lí 11 THPT (Trang 87)