1 Sử dụng corticoid trong điều trị cơn hen phế quản cấp tính

Một phần của tài liệu Khảo sát sử dụng thuốc trong điều trị hen phế quản ở trẻ em từ 1 đến 12 tháng tuổi điều trị nội trú tại khoa nhi bệnh viện đa khoa thái nguyên (Trang 26)

Liều cần dùng corticoid là một chủ đề bàn cãi lớn và có nhiều tác dụng phác đồ điều trị. Nhưng cho tới nay, các chứng cớ khẳng định là liều cao cũng không mang lại tác dụng hơn liều thông thường. Trong cơn hen nặng, liều 6mg/kg Methylprednisolon cũng cho tác dụng tương tự liều 80mg/kg/ngày, hoặc liều 1 5 - 2 0 mg Methylprednisolon dùng 6 giờ một lần cũng cho cùng kết quả như liều cao hơn 8 đến 10 lần [4]. Trong đa số các trường hợp cấp tính, thường tiêm tĩnh mạch Methylprednisolon với liều 1 - 2mg/kg cách nhau 6 giờ bởi vì hoạt tính chống viêm tương đương Prednisolon trong khi đó khả năng giữ muối - nước ít hơn nhiều [19]. Các corticoid thường được chỉ định khác là Hydrocortison tiêm tĩnh mạch chậm 3 - 4 mg/kg hoặc Mazipredon (biệt dược : Depersolon lọ tiêm 30mg/ml) tiêm tĩnh mạch chậm 1 - 2 mg/kg cách nhau 6 giờ một lần [5]. Cần lưu ý rằng, tác dụng corticoid chỉ xuất hiện 2 giờ sau mũi tiêm đầu tiên, cho nên trong khoảng thời gian chờ đợi này cần điều trị tích cực bằng thuốc GPQ [8].

Sau 24 - 72 giờ, tuỳ thuộc vào đáp ứng của bệnh nhân có thể chuyển sang điều tri bằng biện pháp đường ụống ngắn ngày (thường là 5 - 7 ngày), uống một lần vào buổi sáng hoặc 2 lần trong ngày sau bữa ăn. Liều dùng cortioid trong giai đoạn này là 1 - 2mg/kg Prendnison (tương đương 0,8 - 1,6 mg/kg Methylprendnisolon) hoặc tính theo tuổi như sau: [19]

- < 1 tuổi : lOmg Prednison - 1 - 3 tuổi : 10 - 20mg Prednison - 3 - 6 tuổi : 20 - 30mg Pređnison. - > 6 tuổi : 40 - 60 mg Prednison.

Nếu trong giai đoạn này tình trạng bệnh không cải thiện tốt lên, có thể dùng tiếp tục corticoid trong thơi gian 1 - 2 tuần và nên dừng càng sớm càng

tốt để tránh gây sự suy thượng thận [5]. Chú ý nên giảm liều một cách từ từ, chứ không nên giảm liều quá nhanh vì có thể gây tái phát cơn hen trở lại [7], [18].

Trong những năm vừa qua khi nghiên cứu cơ chế và điều trị HPQ, các nhà nghiên cứu đã thu được một thành tựu lớn là corticoid đường hô hấp có hướng điều trị hiệu quả, căn bản và an toàn nhất do có ít tác dụng phụ và đạt nồng độ cao tại chỗ trong PQ so với các đường dùng khác [2]. Hiện nay có nhiều chế phẩm corticoid đường hít có tác dụng tại chỗ mạnh và tạo điều kiện cho sự giảm liều thuốc uống, đồng thòfi có thể thay thế cho thuốc uống trong trường hợp cơn hen có xu hướng nặng lên. Tác dụng của corticoid đường hít phụ thuộc vào liều dùng. Nếu bệnh không giảm có thể tăng gấp đôi liều thông thường hoặc cao hơn, thường lên đến 1600mcg - 2000mcg Beclomethason hoặc 400 - lOOOmcg Fluticason [16], chia 2 lần trong ngày. Tuy điều trị loại này làm giảm nhu cầu thuốc uống, nhưng liều cao cũng thường gây tác dụng phụ. Ngoài việc gây tưa miệng và thay đổi giọng nói, liều cao cũng gây sự hấp thu vào máu gây tăng ức chế thượng thận, gây đục nhân mắt, chậm lớn, xuất huyết da [8].

Một phần của tài liệu Khảo sát sử dụng thuốc trong điều trị hen phế quản ở trẻ em từ 1 đến 12 tháng tuổi điều trị nội trú tại khoa nhi bệnh viện đa khoa thái nguyên (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)