Các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp là những kích thích phổ biến nhất gây cơn hen cấp tính kịch phát. Các vi sinh vật chỉ cư trú bình thường ở đường hô hấp không đủ gây hen, mà cơn hen kịch phát chỉ xảy ra khi bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp đang tiến triển hoặc sau khi bị bệnh. Các nghiên cứu gần đây cho rằng chính virus chứ không phải vi khuẩn là nguyên nhân chính, cơ chế có lẽ là những thay đổi do viêm tại niêm mạc đường hô hấp làm giảm sức đề kháng của vật chủ và làm cho phế quản trở nên nhạy cảm với các kích thích ngoại lai [18]. Hiện nay, có nhiều quan điểm cho rằng, nhiều điểu trị thất bại được giải thích là do sự thiếu phối hợp kháng sinh trong điều trị [7]. Bên cạnh đó, cũng có quan điểm nhận định vấn đề chỉ định kháng sinh không cần thiết [12], [18]. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh cần tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc sử dụng mà trước hết phải dựa vào những biểu hiện của nhiễm khuẩn. Khi rõ rệt, nó biểu hiện ra bằng sốt cao 39°c (lưu ý với sốt do vi rus chỉ có nhiệt độ 38°- 38,5°c [5]. Khi tiềm tàng, nó phải được tìm tòi bằng phân tích tế bào - vi khuẩn học trong đờm, sốt nhẹ, tăng bạch cầu và bạch cầu trung tính, tăng tốc độ lắng máu [4]. [5].
Trong HQP dùng các kháng sinh diện rộng không gây nguy hiểm hơm là các P-lactamin như penicilin chẳng hạn (ở người bị hen tai biến dị ứng với penicilin thường rất nặng) [9]. Nên lựa chọn ưu tiên cho các kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng đối vói tụ cầu, liên cầu, phế cầu, Klebsiella, Neisseria vì đây là những chủng vi khuẩn thường đi kèm hoặc là biến chứng của cơn HPQ [4].
Phần 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u