Để có những biện pháp hữu hiệu nhằm góp phần nâng cao trình độ thi đấu Bóng Ném nói chung và hiệu quả vận dụng kỹ thuật phòng thủ bóng thấp ở Thủ Môn nói riêng.Chúng tôi đã tiến hành quan sát thu thập số liệu ở giải chuyên sâu Bóng Ném năm 2010 tại nhà thi đấu trường ĐH TDTT Bắc Ninh của 4 khóa đại học 43,44,45,46, bốn khóa thi đấu theo vòng tròn 1 lượt tính điểm nhằm xác định hiệu quả phòng thủ bóng thấp của Thủ Môn khi bóng được ném vào từ các vị trí khác nhau (vị trí số 2, số 3, số 4, số 5, số 6, số 7) trong giải chuyên sâu Bóng Ném được thể hiện ở bảng 3.3.
Bảng 3.3: Hiệu quả sử dụng kỹ thuật phòng thủ bóng thấp của Thủ Môn khi bóng được ném vào ở các vị trí khác nhau:
Vị trí số Số lần ném bóng
Số lần cản phá bóng
thành công Hiệu quả (%)
2 7 3 42.85 % 3 9 4 44.4 % 4 7 3 43.8 % 5 8 5 62.5 % 6 12 5 41.6 % 7 10 5 50 %
Từ bảng 3.3 cho thấy hiệu quả phòng thủ bóng thấp của Thủ Môn khi bóng ném vào từ vị trí số 5 và số 7 là cao hơn so với các vị trí khác. Song ở một số vị trí khác còn kém hiệu quả như vị trí số 6 số lần ném bóng vào là 12 lần nhưng chỉ cản phá được 5 lần.
Để thấy rõ hơn về trình độ cũng như phương pháp huấn luyện chúng tôi đã thu thập được số liệu về hiệu quả kỹ thuật phòng thủ bóng thấp ở Thủ Môn Bóng Ném của các đội qua giải vô địch quốc gia vào tháng 8/ 2010 được tổ chức tại trường ĐH TDTT Bắc Ninh. Kết quả được trình bày qua bảng 3.4.
Bảng 3.4 : Hiệu qủa phòng thủ bóng thấp của Thủ Môn các đội Hà Nội, TP.HCM, Bình Định, Trường ĐH TDTT BN
trận bóng công ( %)
1 Hà Nội 3 52 18 34.6 %
2 TP.HCM 3 50 16 32 %
3 Bình Định 3 53 15 28.3 %
4 Trường ĐHTDTD Bắc Ninh 3 47 12 25.5 %
Qua bảng 3.4 chúng tôi thấy Thủ Môn của đội Hà Nội đạt được hiệu quả cản phá bóng thấp là cao hơn cả nhưng tỉ lệ phần trăm chỉ chiếm 34.6 %. Đây là tỉ lệ tương đối thấp( theo đánh giá của các nhà chuyên môn), có hiệu quả thấp nhất là trường ĐH TDTT Bắc Ninh chỉ đạt được 25.5%.
Để có cơ sở khoa học trong việc khảo sát thực hiện các kỹ thuật phòng thủ bóng thấp ở Thủ Môn của sinh viên chuyên sâu Bóng Ném của Trường ĐH TDTT Bắc Ninh, chúng tôi tiến hành so sánh số lần cản phá bóng thấp và cản phá bóng cao khi bóng được ném vào từ các vị trí khác nhau của đội Đại Học K44 trong thi đấu ở giải chuyên sâu Bóng Ném năm 2010. Kết quả được trình bày ở bảng 3.5
Bảng 3.5: So sánh hiệu quả cản phá bóng thấp và cản phá bóng cao khi bóng ném vào ở các vị trí vào cầu môn.
Kết quả Các Kỹ thuật Số trận Các vị trí Số lần bắt bóng Số lần thành công Hiệu quả ( %) 2 26 12 46.15 3 26 14 53.85 4 28 10 35.71 5 22 14 22.72 6 29 15 51.72
7 20 12 60 2 22 7 31.8 3 23 6 26 4 24 7 29.1 5 19 9 47.37 6 17 8 47.05 7 25 9 36
Từ kết quả bảng 3.5 chúng tôi nhận thấy hiệu quả cản phá bóng cao đạt hiệu quả cao hơn so với hiệu quả bắt bóng thấp được ném vào từ các vị trí khác nhau mà chúng tôi đã thống kê tại giải chuyên sâu Bóng Ném năm 2010, hiệu quả cản phá bóng cao của Thủ Môn từ các vị trí ném vào là cao hơn so với hiệu quả cản phá bóng thấp của Thủ Môn.
Như vậy, qua đây chúng tôi nhận thấy rằng hiệu quả phòng thủ bóng thấp ở Thủ Môn thì không những đòi hỏi các Thủ Môn phải có kỹ thuật, chiến thuật điêu luyện mà còn mà cần phải trang bị cho Thủ Môn những kỹ thuật phòng thủ riêng biệt, đặc biệt là phòng thủ bóng thấp, có như vậy các Thủ Môn mới phát huy hết khả năng và đạt được hiệu quả trong quá trình thi đấu Bóng Ném.
Từ những kết quả nghiên cứu trên cho thấy hiệu quả phòng thủ bóng thấp của Thủ Môn cho nam sinh viên trường ĐH TDTT Bắc Ninh đang còn thấp.
Nguyên nhân là do kỹ thuật cá nhân còn hạn chế, khả năng phòng thủ của Thủ Môn chưa được tốt, do hàng phòng thủ của mình, do vận dụng kỹ thuật chưa nhuần nhuyễn…Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả phòng thủ bóng thấp tay cho Thủ Môn trong thi đấu Bóng Ném.
3.2. Lựa chọn và đánh giá các bài tập nâng cao hiệu quả phòng thủ bóng thấp của Thủ Môn Bóng Ném nam trường ĐH TDTT Bắc Ninh