Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả, phòng thủ bóng thấp cho thủ môn bóng ném nam trường đai học TDTT (Trang 25)

Mục đích của phương pháp này là tìm đọc các tài liệu, sách báo để tìm hiểu đặc điểm, các chỉ số đánh giá, các nguyên tắc, các phương pháp huấn luyện Thủ Môn. Các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu giúp chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về tình hình phát triển của TDTT nói chung và môn Bóng Ném nói riêng từ đó cho phép đánh giá thực tế công tác giảng dạy và thực trạng phòng thủ bóng thấp của Thủ Môn Bóng Ném nam trường ĐH TDTT Bắc Ninh.

2.1.2. Phương pháp phỏng vấn và toạ đàm

Đề tài tiến hành phỏng vấn gián tiếp thông qua phiếu phỏng vấn đối với cán bộ giáo viên huấn luyện viên, có kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy và huấn luyện môn Bóng Ném để lựa chọn hệ thống bài tập tốt nhất nhằm tăng khả năng phòng thủ bóng thấp cho Thủ Môn Bóng Ném ( phiếu phỏng vấn chúng tôi trình bày ở phần phụ lục) .

2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm.

Đề tài tiến hành quan sát quá trình tập luyện trong nhũng buổi tập và dạy học của các lớp chuyên sâu Bóng Ném. Để từ đó căn cứ và đánh giá thực trạng công tác giảng dạy Thủ Môn Bóng Ném , đồng thời tiến hành quan sát quá trình thi đấu của các giải chuyên sâu và giải toàn quốc từ đó đánh giá thực trạng phòng thủ bóng thấp của Thủ Môn Bóng Ném nam trường ĐH TDTT Bắc Ninh.

2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm

Chúng tôi sử dụng phương pháp này để tiến hành kiểm tra, đánh giá thành tích của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng ở hai giai đoạn trước và sau thực nghiệm.Từ đó rút ra kết luận chính xác về hiệu quả của các bài tập khi đưa vào thực nghiệm.

2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

Chúng tôi sử dụng phương pháp này để kiểm nghiệm, đánh giá hiệu quả trong quá trình thực nghiệm. Khi đưa các bài tập đã lựa chọn vào thực tiễn

chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên 20 nam sinh viên chuyên sâu bóng ném khóa ĐH K44 trường ĐH TDTT Bắc Ninh.

Nhóm I: gồm 10 người(Nhóm thực nghiệm) tập luyện những bài tập do chúng tôi lựa chọn.

Nhóm II: gồm 10 người( nhóm đối chứng) tập luyện bình thường theo chương trình giảng dạy môn bóng ném.

2.1.6. Phương pháp toán học thống kê.

Sau khi thu thập được các số liệu đề tài dùng phương pháp toán thống kê để tổng hợp và xử lý số liệu để đưa ra kết quả cuối cùng nhằm giải quyết các nhiệm vụ trên của đề tài.

Để phân tích và xử lí kết quả đã thu được trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng phương pháp toán học thống kê đó là phương pháp so sánh tỉ lệ quan sát bằng Test để phân tích đánh giá và rút ra kết luận:

Áp dụng công thức: i i i L L Q x x ∑ − = 2 2 ( ) Điều kiện Li ≥ 4 Trong đó: Qi: Là tần số quan sát. Li : Là tần số lý thuyết.

Độ tự do (Đtd) của x2 =(C-1).(D-1) với ngưỡng P=0,05. Nếu x2

tính < x2

bảng - sự khác biệt chưa có ý nghĩa ở ngưỡng (P=0,05). Nếu x2

tính ≥ x2

bảng - sự khác biệt có ý nghĩa ở ngưỡng (P≥0,05). Điều kiện áp dụng: Li>9 hay ít nhất Li ≥ 4

2.2. Tổ chức nghiên cứu

2.2.1. Thời gian nghiên cứu.

Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi tiến hành từ tháng 4 /2010 đến tháng 5/2011 và được chia làm 3 giai đoạn :

- Giai đoạn 1 : Từ tháng 4/2010 đến tháng 5/2010 , giai đoạn này chủ yếu giải quyết các công việc.

+ Lựa chọn đề tài.

+ Xây dựng đề cương và bảo vệ đề tài trước Hội đồng Khoa học. + Tham khảo, đọc các tài liệu có liên quan

- Giai đoạn 2: Từ tháng 6/2010 đến tháng 12/2010, giai đoạn này chủ yếu ghiên cứu và giải quyết những công việc sau:

+ Tổng hợp tài liệu

+ Lập phiếu phỏng vấn, thu thập số liệu nghiên cứu của đề tài về việc lựa chọn bài tập và test kiểm tra.

+ Xác định kết quả test, đánh giá thực trạng, và trình độ kỹ thuật. + Xây dựng kế hoạch thực nghiệm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tiến hành thực nghiệm để lấy kết quả đánh giá.

- Giai đoạn 3: Từ tháng 1/2011 đến tháng 5/ 2011. giai đoạn này nghiên cứu, giải quyết các công việc sau:

+ Tiến hành xử lý số liệu, viết báo cáo kết quả nghiên cứu. + Thông qua người hướng dẫn, chỉnh lí, in ấn.

+ Báo cáo kết quả nghiên cứu trước Hội đồng khoa học nhà trường.

2.2.2. Đối tượng nghiên cứu

Bài tập phát triển hiệu quả phòng thủ bóng thấp cho Thủ Môn Bóng Ném nam trường ĐH TDTT Bắc Ninh.

2.2.3. Phạm vi nghiên cứu.

- Mẫu nghiên cứu: 20 sinh viên nam khóa K44, trường ĐH TDTT Bắc Ninh.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀI LUẬN

3.1. Đánh giá thực trạng phòng thủ bóng thấp của Thủ Môn Bóng Ném nam Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. nam Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

3.1.1. Thực trạng về chương trình và bài tập trong giảng dạy phòng thủ cho Thủ Môn Bóng Ném Nam trường ĐH TDTT Bắc Ninh Thủ Môn Bóng Ném Nam trường ĐH TDTT Bắc Ninh

Bóng Ném là một môn mới được đưa vào chương trình giảng dạy chính thức của trường ĐH TDTT Bắc Ninh, cho đến nay đã giảng dạy được 17 khoá chuyên sâu, song các nội dung và tiêu chuẩn kiểm tra vẫn dựa chủ yếu từ các nguồn tài liệu từ nước ngoài. Chương trình giảng dạy môn học Bóng Ném được biên soạn từ năm 1996 và đã có chỉnh lý lại vào tháng 3 năm 1999 nhắm đáp ứng công tác cải cách giáo dục của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo . Chương trình môn học Bóng Ném đã được chỉnh lý lại gồm những nội dung và hình thức sau:

Chương trình và bài tập trong giảng dạy phòng thủ cho Thủ Môn Bóng Ném Nam Trường ĐH TDTT Bắc Ninh. Là yếu tố cốt lõi, giữ vai trò quyết định chất lượng của mặt giáo dục này, chương trình phong phú sẽ thu hút học sinh, sinh viên tham gia vào các hoạt động thể thao một cách hứng khởi, đồng thời phải đảm bảo thời gian tập luyện, thì mới phát triển được thể chất cho sinh viên .

Bảng 3.1:Chương trình môn học chuyên sâu Bóng Ném. Học kỳ Học phần Học trình Các hình thức lên lớp Tổng Lý thuyết Luyện tập Phương pháp Thảo luận và bài tập 60 I 1 4 - 60 - - 60 II 2 4 - 60 - - 60 III 3 4 - 60 - - 60 IV 4 4 20 30 - 10 60 V 5 4 60 30 - 60 VI 6 4 30 30 30 - 60 6 32 50 300 60 10 360 1,4% 75% 12,5% 4,1% %

Chương trình được tiến hành trong suốt 6 kỳ của 3 năm học với tổng số 6 học phần, 32 học trình với tổng thời gian là 360 tiết. Chương trình được phân làm 4 hình thức lên lớp chính là: lý thuyết, tập luyện phương pháp, thảo luận và bài tập. Trong đó các lần lên lớp trên giảng đường tập trung chủ yếu vào hai hình thức chính; lý thuyết và thảo luận bài tập. Còn phần trên lớp thức hành là tập luyện và phương pháp giảng dạy, trọng tài .

Việc trang bị kỹ thuật, chiến thuật và phát triển thể lực cho sinh viên và Thủ Môn Bóng Ném nói riêng và toàn bộ quá trình học tập và thực hành nói chung nhằm nhiều mục đích khác nhau, trong đó việc phát triển và nâng cao kỹ thuật phòng thủ bóng thấp cho Thủ Môn là không thể thiếu được.

Đỉnh cao của năng lực và phòng thủ bóng thấp cho Thủ Môn Bóng Ném đều thông qua và xác định trong hiệu quả thi đấu. Trong điều kiện thi đấu bất cứ môn thể thao nào người tập luyện đều phải thể hiện tối đa các năng lực cần thiết như kỹ thuật, chiến thuật, thể lực và tâm lý của chính bản thân mình giành lấy chiến thắng trước đối phương. Nói cách khác là VĐV phải phát huy được tối đa những kiến thức chuyên môn đã tiếp thu được trong quá trình tập luyện để nâng cao hiệu quả thi đấu của mình. Trong thực tiễn thi đấu Bóng Ném Thủ Môn không phải chỉ thể hiện tốt các kỹ thuật đã hoàn hoả của mình mà kèm theo đó là các yếu tố liên quan đến hiệu quả trong thi đấu như độ chuẩn xác trong kỹ

thuật cản phá cầu môn, Thủ Môn phải có sức nhanh, sức mạnh, khéo léo, và nhất là sức bền trong toàn trận .

Sau khi nghiên cứu chưong trình và lịch trình giàng dạy các môn thực hành Bóng Ném .

Chương trình giảng dạy và yêu cầu đào tạo sau khi học môn Bóng Ném là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu thực tế và điều kiện có của nhà trường.

Bóng Ném là môn đặc thù với nội dung khác nhau, vì vậy số tiết học, giảng dạy Thủ Môn là tương đối ít. Vì vậy để hoàn thiện, kỹ năng, kỹ xảo, động tác, để nắm vững kỹ thuật cũng như phương pháp giảng dạy thì ngoài việc phải tập trung học trong giờ chính khoá, thì người học cần phải ngoại khoá thêm. 3.1.2. Thực trạng phòng thủ bóng thấp của Thủ Môn Bóng Ném nam trường ĐH TDTT Bắc Ninh.

Để nắm rõ được thực trạng phòng thủ bóng thấp ở Thủ Môn, chúng tôi đã tiến hành quan sát và thu thập số liệu trong giải chuyên sâu Bóng Ném của trường ĐH TDTT Bắc Ninh qua bảng 3.2.

Bảng 3.2: Kết quả sử dụng kỹ thuật bắt bóng thấp của Thủ Môn nam sinh viên chuyên sâu Bóng Ném

STT Tên đội Số trận Số lần bắt bóng thấp (Lần) Số lần bắt bóng cao (Lần) Số lần bắt bóng ngang hông (lần) 1 K43 3 45 40 38 2 K44 3 39 36 35 3 K45 3 40 35 33 4 K46 3 36 34 30

Qua bảng 3.2 chúng tôi thấy số lần bắt bóng thấp của Thủ Môn trong ba trận thi đấu ở cả 4 khóa đều sử dụng kỹ thuật bắt bóng thấp chiếm tỉ lệ cao, cao nhất là khóa ĐH K43 số lần bắt bóng thấp là 45 lần; số lần bắt bóng cao là 40 lần, số lần bắt bóng ngang hông là 38 lần, và thấp nhất là K46 số lần bắt bóng thấp là 36 lần; số lần bắt bóng cao là 34 lần, số lần bắt bóng ngang hông là 30 lần.

3.1.3: Đánh giá hiệu quả phòng thủ bóng thấp của thủ môn nam trường ĐH TDTT Bắc Ninh. trường ĐH TDTT Bắc Ninh.

Để có những biện pháp hữu hiệu nhằm góp phần nâng cao trình độ thi đấu Bóng Ném nói chung và hiệu quả vận dụng kỹ thuật phòng thủ bóng thấp ở Thủ Môn nói riêng.Chúng tôi đã tiến hành quan sát thu thập số liệu ở giải chuyên sâu Bóng Ném năm 2010 tại nhà thi đấu trường ĐH TDTT Bắc Ninh của 4 khóa đại học 43,44,45,46, bốn khóa thi đấu theo vòng tròn 1 lượt tính điểm nhằm xác định hiệu quả phòng thủ bóng thấp của Thủ Môn khi bóng được ném vào từ các vị trí khác nhau (vị trí số 2, số 3, số 4, số 5, số 6, số 7) trong giải chuyên sâu Bóng Ném được thể hiện ở bảng 3.3.

Bảng 3.3: Hiệu quả sử dụng kỹ thuật phòng thủ bóng thấp của Thủ Môn khi bóng được ném vào ở các vị trí khác nhau:

Vị trí số Số lần ném bóng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số lần cản phá bóng

thành công Hiệu quả (%)

2 7 3 42.85 % 3 9 4 44.4 % 4 7 3 43.8 % 5 8 5 62.5 % 6 12 5 41.6 % 7 10 5 50 %

Từ bảng 3.3 cho thấy hiệu quả phòng thủ bóng thấp của Thủ Môn khi bóng ném vào từ vị trí số 5 và số 7 là cao hơn so với các vị trí khác. Song ở một số vị trí khác còn kém hiệu quả như vị trí số 6 số lần ném bóng vào là 12 lần nhưng chỉ cản phá được 5 lần.

Để thấy rõ hơn về trình độ cũng như phương pháp huấn luyện chúng tôi đã thu thập được số liệu về hiệu quả kỹ thuật phòng thủ bóng thấp ở Thủ Môn Bóng Ném của các đội qua giải vô địch quốc gia vào tháng 8/ 2010 được tổ chức tại trường ĐH TDTT Bắc Ninh. Kết quả được trình bày qua bảng 3.4.

Bảng 3.4 : Hiệu qủa phòng thủ bóng thấp của Thủ Môn các đội Hà Nội, TP.HCM, Bình Định, Trường ĐH TDTT BN

trận bóng công ( %)

1 Hà Nội 3 52 18 34.6 %

2 TP.HCM 3 50 16 32 %

3 Bình Định 3 53 15 28.3 %

4 Trường ĐHTDTD Bắc Ninh 3 47 12 25.5 %

Qua bảng 3.4 chúng tôi thấy Thủ Môn của đội Hà Nội đạt được hiệu quả cản phá bóng thấp là cao hơn cả nhưng tỉ lệ phần trăm chỉ chiếm 34.6 %. Đây là tỉ lệ tương đối thấp( theo đánh giá của các nhà chuyên môn), có hiệu quả thấp nhất là trường ĐH TDTT Bắc Ninh chỉ đạt được 25.5%.

Để có cơ sở khoa học trong việc khảo sát thực hiện các kỹ thuật phòng thủ bóng thấp ở Thủ Môn của sinh viên chuyên sâu Bóng Ném của Trường ĐH TDTT Bắc Ninh, chúng tôi tiến hành so sánh số lần cản phá bóng thấp và cản phá bóng cao khi bóng được ném vào từ các vị trí khác nhau của đội Đại Học K44 trong thi đấu ở giải chuyên sâu Bóng Ném năm 2010. Kết quả được trình bày ở bảng 3.5

Bảng 3.5: So sánh hiệu quả cản phá bóng thấp và cản phá bóng cao khi bóng ném vào ở các vị trí vào cầu môn.

Kết quả Các Kỹ thuật Số trận Các vị trí Số lần bắt bóng Số lần thành công Hiệu quả ( %) 2 26 12 46.15 3 26 14 53.85 4 28 10 35.71 5 22 14 22.72 6 29 15 51.72

7 20 12 60 2 22 7 31.8 3 23 6 26 4 24 7 29.1 5 19 9 47.37 6 17 8 47.05 7 25 9 36

Từ kết quả bảng 3.5 chúng tôi nhận thấy hiệu quả cản phá bóng cao đạt hiệu quả cao hơn so với hiệu quả bắt bóng thấp được ném vào từ các vị trí khác nhau mà chúng tôi đã thống kê tại giải chuyên sâu Bóng Ném năm 2010, hiệu quả cản phá bóng cao của Thủ Môn từ các vị trí ném vào là cao hơn so với hiệu quả cản phá bóng thấp của Thủ Môn.

Như vậy, qua đây chúng tôi nhận thấy rằng hiệu quả phòng thủ bóng thấp ở Thủ Môn thì không những đòi hỏi các Thủ Môn phải có kỹ thuật, chiến thuật điêu luyện mà còn mà cần phải trang bị cho Thủ Môn những kỹ thuật phòng thủ riêng biệt, đặc biệt là phòng thủ bóng thấp, có như vậy các Thủ Môn mới phát huy hết khả năng và đạt được hiệu quả trong quá trình thi đấu Bóng Ném.

Từ những kết quả nghiên cứu trên cho thấy hiệu quả phòng thủ bóng thấp của Thủ Môn cho nam sinh viên trường ĐH TDTT Bắc Ninh đang còn thấp.

Nguyên nhân là do kỹ thuật cá nhân còn hạn chế, khả năng phòng thủ của Thủ Môn chưa được tốt, do hàng phòng thủ của mình, do vận dụng kỹ thuật chưa nhuần nhuyễn…Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả phòng thủ bóng thấp tay cho Thủ Môn trong thi đấu Bóng Ném.

3.2. Lựa chọn và đánh giá các bài tập nâng cao hiệu quả phòng thủ bóng thấp của Thủ Môn Bóng Ném nam trường ĐH TDTT Bắc Ninh thấp của Thủ Môn Bóng Ném nam trường ĐH TDTT Bắc Ninh

3.2.1. Lựa chọn các bài tập nâng cao hiệu quả phòng thủ bóng thấp của Thủ Môn Bóng Ném. Môn Bóng Ném.

+ Trên cơ sở lý luận và thực tiễn qua các giải đấu , để lựa chọn các bài tập nâng cao hiệu quả phòng thủ bóng thấp thủ môn Bóng Ném . Chúng tôi dựa trên các nguyên tắc :

Nguyên tắc lựa chọn các bài tập nâng cao hiệu quả phòng thủ bóng thấp cho Thủ Môn Bóng Ném nam Trường ĐH TDTT Bắc Ninh

- Nguyên tắc 1 : Các bài tập được lựa chọn phải có tính định hướng phát triển, nâng cao chiến thuật phòng thủ của Thủ Môn Bóng Ném rõ rệt nhằm tác động trực tiếp vào các nhóm cơ chủ yếu tham gia vào hoạt động phòng thủ của Thủ Môn Bóng Ném

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả, phòng thủ bóng thấp cho thủ môn bóng ném nam trường đai học TDTT (Trang 25)