Thực trạng về chương trình và bài tập trong giảng dạy phòng thủ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả, phòng thủ bóng thấp cho thủ môn bóng ném nam trường đai học TDTT (Trang 28)

Bóng Ném là một môn mới được đưa vào chương trình giảng dạy chính thức của trường ĐH TDTT Bắc Ninh, cho đến nay đã giảng dạy được 17 khoá chuyên sâu, song các nội dung và tiêu chuẩn kiểm tra vẫn dựa chủ yếu từ các nguồn tài liệu từ nước ngoài. Chương trình giảng dạy môn học Bóng Ném được biên soạn từ năm 1996 và đã có chỉnh lý lại vào tháng 3 năm 1999 nhắm đáp ứng công tác cải cách giáo dục của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo . Chương trình môn học Bóng Ném đã được chỉnh lý lại gồm những nội dung và hình thức sau:

Chương trình và bài tập trong giảng dạy phòng thủ cho Thủ Môn Bóng Ném Nam Trường ĐH TDTT Bắc Ninh. Là yếu tố cốt lõi, giữ vai trò quyết định chất lượng của mặt giáo dục này, chương trình phong phú sẽ thu hút học sinh, sinh viên tham gia vào các hoạt động thể thao một cách hứng khởi, đồng thời phải đảm bảo thời gian tập luyện, thì mới phát triển được thể chất cho sinh viên .

Bảng 3.1:Chương trình môn học chuyên sâu Bóng Ném. Học kỳ Học phần Học trình Các hình thức lên lớp Tổng Lý thuyết Luyện tập Phương pháp Thảo luận và bài tập 60 I 1 4 - 60 - - 60 II 2 4 - 60 - - 60 III 3 4 - 60 - - 60 IV 4 4 20 30 - 10 60 V 5 4 60 30 - 60 VI 6 4 30 30 30 - 60 6 32 50 300 60 10 360 1,4% 75% 12,5% 4,1% %

Chương trình được tiến hành trong suốt 6 kỳ của 3 năm học với tổng số 6 học phần, 32 học trình với tổng thời gian là 360 tiết. Chương trình được phân làm 4 hình thức lên lớp chính là: lý thuyết, tập luyện phương pháp, thảo luận và bài tập. Trong đó các lần lên lớp trên giảng đường tập trung chủ yếu vào hai hình thức chính; lý thuyết và thảo luận bài tập. Còn phần trên lớp thức hành là tập luyện và phương pháp giảng dạy, trọng tài .

Việc trang bị kỹ thuật, chiến thuật và phát triển thể lực cho sinh viên và Thủ Môn Bóng Ném nói riêng và toàn bộ quá trình học tập và thực hành nói chung nhằm nhiều mục đích khác nhau, trong đó việc phát triển và nâng cao kỹ thuật phòng thủ bóng thấp cho Thủ Môn là không thể thiếu được.

Đỉnh cao của năng lực và phòng thủ bóng thấp cho Thủ Môn Bóng Ném đều thông qua và xác định trong hiệu quả thi đấu. Trong điều kiện thi đấu bất cứ môn thể thao nào người tập luyện đều phải thể hiện tối đa các năng lực cần thiết như kỹ thuật, chiến thuật, thể lực và tâm lý của chính bản thân mình giành lấy chiến thắng trước đối phương. Nói cách khác là VĐV phải phát huy được tối đa những kiến thức chuyên môn đã tiếp thu được trong quá trình tập luyện để nâng cao hiệu quả thi đấu của mình. Trong thực tiễn thi đấu Bóng Ném Thủ Môn không phải chỉ thể hiện tốt các kỹ thuật đã hoàn hoả của mình mà kèm theo đó là các yếu tố liên quan đến hiệu quả trong thi đấu như độ chuẩn xác trong kỹ

thuật cản phá cầu môn, Thủ Môn phải có sức nhanh, sức mạnh, khéo léo, và nhất là sức bền trong toàn trận .

Sau khi nghiên cứu chưong trình và lịch trình giàng dạy các môn thực hành Bóng Ném .

Chương trình giảng dạy và yêu cầu đào tạo sau khi học môn Bóng Ném là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu thực tế và điều kiện có của nhà trường.

Bóng Ném là môn đặc thù với nội dung khác nhau, vì vậy số tiết học, giảng dạy Thủ Môn là tương đối ít. Vì vậy để hoàn thiện, kỹ năng, kỹ xảo, động tác, để nắm vững kỹ thuật cũng như phương pháp giảng dạy thì ngoài việc phải tập trung học trong giờ chính khoá, thì người học cần phải ngoại khoá thêm. 3.1.2. Thực trạng phòng thủ bóng thấp của Thủ Môn Bóng Ném nam trường ĐH TDTT Bắc Ninh.

Để nắm rõ được thực trạng phòng thủ bóng thấp ở Thủ Môn, chúng tôi đã tiến hành quan sát và thu thập số liệu trong giải chuyên sâu Bóng Ném của trường ĐH TDTT Bắc Ninh qua bảng 3.2.

Bảng 3.2: Kết quả sử dụng kỹ thuật bắt bóng thấp của Thủ Môn nam sinh viên chuyên sâu Bóng Ném

STT Tên đội Số trận Số lần bắt bóng thấp (Lần) Số lần bắt bóng cao (Lần) Số lần bắt bóng ngang hông (lần) 1 K43 3 45 40 38 2 K44 3 39 36 35 3 K45 3 40 35 33 4 K46 3 36 34 30

Qua bảng 3.2 chúng tôi thấy số lần bắt bóng thấp của Thủ Môn trong ba trận thi đấu ở cả 4 khóa đều sử dụng kỹ thuật bắt bóng thấp chiếm tỉ lệ cao, cao nhất là khóa ĐH K43 số lần bắt bóng thấp là 45 lần; số lần bắt bóng cao là 40 lần, số lần bắt bóng ngang hông là 38 lần, và thấp nhất là K46 số lần bắt bóng thấp là 36 lần; số lần bắt bóng cao là 34 lần, số lần bắt bóng ngang hông là 30 lần.

3.1.3: Đánh giá hiệu quả phòng thủ bóng thấp của thủ môn nam trường ĐH TDTT Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả, phòng thủ bóng thấp cho thủ môn bóng ném nam trường đai học TDTT (Trang 28)