KHẢO SÁT THÀNH PHẦN LOÀI VÀ DIỄN BIẾN MẬT SỐ QUẦN

Một phần của tài liệu diễn biến mật số quần thể của nhóm sâu cuốn lá và một số đặc tính hình thái, sinh học, triệu chứng của archips atrolucens diakonoff (lepidoptera: tortricidae) gây hại trên cây cam quýt tại tỉnh hậu giang và thành phố cần thơ (Trang 39)

1. ĐẶT VẤN ĐỀ ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.

4.1 KHẢO SÁT THÀNH PHẦN LOÀI VÀ DIỄN BIẾN MẬT SỐ QUẦN

QUẦN THỂ CỦA NHÓM SÂU CUỐN LÁ CAM QUÝT TẠI TP CẦN THƠ VÀ TỈNH HẬU GIANG

Kết quả điều tra thành phần và diễn biến mật số quần thể của nhóm sâu cuốn lá cam quýt tại Tp Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang trong 8 tháng từ tháng 01 năm 2013 đến tháng 08 năm 2013 được trình bày trong bảng 4.1. cho thấy:

Bảng 4.1. Mức độ phong phú của các loài sâu cuốn lá cam quýt năm 2013 Số lượng thành trùng vũ hóa (con/ đợt) Đợt Số ấu trùng (con) Tỷ lệ vũ hóa (%) Archips atrolucens Adoxophyes privatana Homona tabescens Agonopterix sp. Psorosticha. melanocrepida 19/ 01 251 95,62 75 96 40 21 8 19/ 02 211 93,84 66 37 35 32 27 19/ 03 236 91,95 170 12 17 18 0 19/ 04 179 96,09 134 15 17 6 0 19/ 05 172 88,95 74 35 7 29 8 19/ 06 140 92,14 68 20 16 22 3 19/ 07 153 84,97 72 23 24 11 0 19/ 08 149 93,96 69 35 22 14 0 Tần suất (%) 100 100 100 100 50 Tổng 1491 - 728 273 178 153 46 Tỷ lệ (%) 92,19 52,83 19,81 12,92 11,10 3,34

* Được định danh bởi Trường Đại học Nông nghiệp và Công nghệ Tokyo và Đại học Osaka (Nhật Bản).

Kết quả trình bày ở Bảng 4.1 cho thấy thành phần loài sâu cuốn lá cam

quýt gồm 5 loài, trong đó 3 loài thuộc họ Tortricidae là Archips atrolucens, A. privatana và H. tabescens; hai loài thuộc họ Oecophoridae là Agonopterix sp. và P. melanocrepida (Hình 4.1).

Hình 4.1. Thành trùng của các loài sâu cuốn lá cam quýt.

(A) thành trùng Archips atrolucens đực; (B) thành trùng Archips atrolucens cái (C) thành trùng Agonopterix sp. cái; (D) thành trùng Agonopterix sp. đực. (E) thành trùng Homona tabescens cái; (F) thành trùng Homona tabescens đực. (G) thành trùng Psorosticha melanocrepida đực; (H) Psorosticha melanocrepida cái (I) thành trùng Adoxophyes privatana đực; (J) thành trùng Adoxophyes privatana cái.

Qua 8 đợt khảo sát cả 4 loài Archips atrolucens, A. privatana, H. tabescens và Agonopterix sp. có tần suất xuất hiện (tính trên số đợt khảo sát) là 100%, trong khi tần suất xuất hiện của loài P. melanocrepida chỉ là 50%. Ở khía cạnh khác, loài Archips atrolucens có tỷ lệ trưởng thành vũ hóa cao nhất đạt 52,83%, theo sau là A. privatana đạt 19,81%, H. tabescens đạt 12,92%, Agonopterix sp. đạt 11,10% và P. melanocrepida đạt 3,4% (Bảng 4.1). Điều

này chứng tỏ, các loài thuộc họ Tortricidae có mức độ phong phú cao hơn (chiếm tỷ lệ vũ hóa 85,56%) so với các loài thuộc họ Oecophoridae (chiếm tỷ lệ vũ hóa 14,44%).

Kết quả ghi nhận về thành phần loài là tương tự như ghi nhận của Hồ Như Thủy (2012). Khảo sát của Hồ Như Thủy (2012), được thực hiện trong năm 2011. Như vậy, cho đến cuối năm 2012, thành phần loài sâu cuốn lá cam quýt ở thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang chỉ gồm 5 loài (Bảng 4.1). Mặc dù, số liệu ghi nhận về mức độ phong phú là trên tỷ lệ vũ hóa do không phân

F E ♀ ♂ ♀ ♂ ♀ G H I J ♂ ♀ ♀ ♂ ♂ A B C D

biệt được các loài ở giai đoạn ấu trùng. Tuy nhiên, tỷ lệ ấu trùng đến vũ hóa thu thập là 92,19%, nên ảnh hưởng của số lượng ấu trùng bị chết (7,81%) đối với kết quả ghi nhận là có thể chấp nhận được.

4.2 KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC CỦA

ARCHIPS ATROLUCENS (LEPIDOPTERA: TORTRICIDAE) GÂY HẠI

TRÊN CAM QUÝT

4.2.1 Đặc điểm về hình thái và thời gian phát triển

Kích thước các giai đoạn phát triển từ trứng đến thành trùng của sâu xếp

lá Archips atrolucens (Lepidoptera: Tortricidae) được trình bày trong Bảng

4.2.

Bảng 4.2. Kích thước của Archips atrolucens ở các giai đoạn phát triển trong phòng thí

nghiệm (T0C = 28–30,20C; RH0 = 75,2–83%). Kích thước (mm) Giai đoạn Số quan sát Dài (dọc) Rộng (ngang) Trứng 50 0,64 ± 0,12 0,49 ± 0,1 Ấu Trùng - Tuổi 1 30 1,71±0,33 0,18±0,04 - Tuổi 2 30 3,22±0,53 0,38±0,08 - Tuổi 3 30 6,26±0,79 0,62±0,07 - Tuổi 4 30 9,86±0,84 1,23±0,14 - Tuổi 5 30 14,42±1,49 1,93±0,35 Vỏ Đầu - Vỏ đầu tuổi 2 30 0,35±0,04 0,26±0,17 - Vỏ đầu tuổi 3 30 0,53±0,06 0,58±0,07 - Vỏ đầu tuổi 4 30 0,86±0,12 0,92±0,12 - Vỏ đầu tuổi 5 30 1,30±0,13 1,74±0,41 Nhộng 30 9,18±1,25 2,13±0,35 Thành trùng đực 20

- Thân 6,73±0,79 2,17±0,24 - Cánh trước 15,65±1,5 2,04±0,36 - Cánh sau 15,14±0,52 2,43±0,39 Thành trùng cái 20 - Thân 9,60±1,39 3,20±0,28 - Cánh trước 20,35±2,28 3,52± 0,41 - Cánh sau 20,14±1,9 4,65±0,47

Bảng 4.3. Thời gian phát triển của sâu xếp lá Archips atrolucens (Lepidoptera:

Tortricidae) trong điều kiện phòng thí nghiệm

(T0C = 28–30,20C; RH0 = 75,2–83%).

Giai đoạn Số quan sát Thời gian trung bình (ngày) ± SE

Thời gian biến động (ngày) Trứng 50 3,43±0,05 3–4 Ấu Trùng -Tuổi 1 30 1,87±0,02 2–3 -Tuổi 2 30 3,67±0,07 3–4 -Tuổi 3 30 4,50±0,09 4–5 -Tuổi 4 30 4,23±0,07 3–5 -Tuổi 5 30 4,07±0,08 3–5 Tiền nhộng 30 1,00±0,00 1 Nhộng 30 7,87±0,07 7–8 Thành trùng – trứng 12 2,08±0,08 2-3 Thành trùng 30 6,97±0,08 6–8 Vòng đời 33,87±2,34 31-36 * Trứng:

Trứng hình bầu dục dẹp, nhẵn, được đẻ thành từng ổ, trên bề mặt ổ trứng có phủ một lớp màng mỏng trong suốt giúp cho ổ trứng không bị thấm nước. Khi mới đẻ trứng có màu vàng nhạt, sắp nở chuyển sang màu vàng sẫm có thể nhìn thấy phần đầu màu đen của ấu trùng sắp nở (Hình 4.2). Trứng có chiều dài trung bình là 0,64 mm, chiều rộng trung bình là 0,49 mm (Bảng 4.2). Thời

gian ủ trứng trung bình là 3,43 ngày (Bảng 4.3).

Hình 4.2. Ổ trứng của sâu xếp lá Archips atrolucens

(A) Ổ trứng mới đẻ; (B) Trứng hình thành đốm đen; (C) Trứng sắp nở

* Ấu trùng:

Kết quả ghi nhận cho thấy giai đoạn ấu trùng sâu xếp lá cam quýt

Archips atrolucens gồm 5 tuổi. Ở các độ tuổi ấu trùng của Archips atrolucens

đều có 13 đốt thân (3 đốt ngực và 10 đốt bụng), 3 đôi chân ngực và 5 đôi chân bụng. Bốn đôi chân bụng phía trước nằm ở các đốt bụng thứ 3, thứ 4, thứ 5 và thứ 6, còn đôi chân bụng sau cùng nằm ở đốt bụng thứ 10.

- Ấu trùng tuổi 1: rất linh động cơ thể có màu vàng nhạt khi mới nở, chuyển sang màu vàng sẫm hơn khi sắp lột xác để bước sang tuổi 2. Trên cơ thể sâu lúc này có nhiều lông cảm giác phân bố dọc theo cơ thể (Hình 4.3). Chiều dài và rộng trung bình của ấu trùng tuổi 1 vừa mới nở lần lượt là 1,71 mm và 0,18 mm (Bảng 4.2). Thời gian phát triển của ấu trùng tuổi 1 kéo dài trong 1,87 ngày (Bảng 4.3).

Hình 4.3. Ấu trùng tuổi 1 của sâu xếp lá Archips atrolucens

- Ấu trùng tuổi 2: sâu tuổi 2 có cơ thể màu vàng nhạt, lúc mới lột vỏ đầu

có màu trắng trong suốt, sau 1 ngày vỏ đầu chuyển sang màu nâu đen bóng, đây là đặc điểm giúp phân biệt giữa ấu trùng tuổi 2 và tuổi 1. Các lông cảm giác trên cơ thể sâu dài hơn và kích thước của ấu trùng cũng gia tăng gấp đôi so với ấu trùng tuổi 1 (Hình 4.4). Ấu trùng có chiều dài trung bình đo được là 3,92 mm, chiều rộng trung bình là 0,38 mm (Bảng 4.2). Thời gian phát triển ấu trùng kéo dài 3,67 ngày (Bảng 4.3). Ở cuối tuổi 2, trên cơ thể ấu trùng chuyển sang màu trắng trong, trên bề mặt cơ thể xuất hiện các đốm nhạt màu, ít di chuyển.

Hình 4.4. Ấu trùng tuổi 2 của sâu xếp lá Archips atrolucens

(A) Kích thước ấu trùng; (B) Ấu trùng.

- Ấu trùng tuổi 3: sâu tuổi 3 có màu xanh lục hơi vàng nhạt hơn sâu tuổi 2, vỏ đầu có màu nâu sậm và có các đốm màu vàng nổi trên các đốt cơ thể khá rõ. Ấu trùng lúc này di chuyển khá nhanh với kích thước gia tăng đáng kể so với sâu tuổi 2 (Hình 4.5). Chiều dài trung bình đo được là 6,26 mm, chiều rộng trung bình là 0,62 mm (Bảng 4.2). Thời gian phát triển ấu trùng kéo dài 4,5 ngày (Bảng 4.3), khả năng ăn phá rất mạnh.

Hình 4.5. Ấu trùng tuổi 3 của sâu xếp lá Archips atrolucens

(A) Kích thước ấu trùng; (B)Ấu trùng.

A B

B A

-Ấu trùng tuổi 4: cơ thể sâu tuổi 4 có màu vàng nhạt và chuyển sang màu xanh sậm hơn sâu tuổi 3, vỏ đầu của sâu cũng có màu nâu sậm hơn và dày hơn. Các đốm vàng nhạt trên cơ thể sâu lúc này bắt đầu xuất hiện và sâu di chuyển khá nhanh (Hình 4.6). Cơ thể sâu lúc này có chiều dài trung bình là 9,86 mm với chiều rộng trung bình là 1,23 mm (Bảng 4.2). Thời gian phát triển ấu trùng kéo dài trung bình 4,23 ngày (Bảng 4.3). Vào cuối tuổi 4 sâu di chuyển chậm hoặc rất ít di chuyển, cơ thể sâu lúc này ửng màu vàng nhạt.

Hình 4.6. Ấu trùng tuổi 4 của sâu xếp lá Archips atrolucens

(A), (B) Kích thước ấu trùng; (C) Ấu trùng

- Ấu trùng tuổi 5: sâu tuổi 5 có cơ thể màu xanh hơi sẫm, vỏ đầu có màu nâu, các đốm vàng nhạt có kích thước nhỏ hơn và nổi hơi nhạt trên bề mặt cơ thể. Các lông cảm giác mọc dài hơn, phân bố dọc 2 bên cơ thể và tập trung nhiều ở phần đuôi. Ở giai đoạn cuối tuổi 5, cơ thể thành trùng thu ngắn lại, có màu hồng rất sậm và di chuyển chậm dần, lúc này ấu trùng tạo tơ màu trắng bao quanh cơ thể trước khi bước vào giai đoạn tiền nhộng (Hình 4.7). Lúc này, ấu trùng có chiều dài trung bình là 14,42 mm, chiều rộng trung bình là 1,58 mm (Bảng 4.2), cơ thể mới lột xác có chiều dài khoảng 17,5 mm khi cơ thể lớn nhất đo được có chiều dài là 24,5 mm và chiều rộng là 3,7 mm. Thời gian phát triển ấu trùng trung bình 4,07 ngày (Bảng 4.3).

B

Hình 4.7. Ấu trùng tuổi 5 của sâu xếp lá Archips atrolucens

(A), (B) Kích thước ấu trùng; (C) Ấu trùng vào giai đoạn tiền nhộng.

* Nhộng:

Nhộng thuộc nhóm nhộng màng, có thể quan sát thấy các phụ bộ ép chặt vào lớp vỏ bao bọc. Khi mới hình thành nhộng có lớp vỏ bên ngoài mềm, phần ngực có màu xanh lá mạ và phần bụng có màu từ vàng nhạt đến xanh nhạt, hai điểm mắt màu đen ở hai bên phần đầu. Sau khi hình thành khoảng một ngày lớp vỏ bên ngoài của nhộng trở nên cứng và chuyển thành màu nâu, quan sát kĩ có thể thấy các đôi lổ thở ở dọc hai bên thân, các phụ bộ như mầm cánh, chân và râu đầu nổi rõ trên lớp vỏ (Hình 4.8). Chiều dài trung bình đo được ở thời điểm này là 9,18 mm, chiều rộng trung bình là 2,13 mm (Bảng 4.2). Thời gian phát triển trung bình của nhộng là 7,5 ngày. (Bảng 4.3).

Hình 4.8. Giai đoạn nhộng của Archips atrolucens

(A) Nhộng mới hình thành; (B) Mặt bên các đôi lỗ thở.

C B

A

B A

* Thành trùng:

Thành trùng đực là loài bướm ngài có cánh sau màu vàng rơm có kích thước trung bình, hình dạng bên ngoài, hoa văn cánh trước và kích thước của thành trùng đực và cái khác nhau. Cánh trước của thành trùng đực có vết vàng, nâu, đen đan xen với nhau tạo nên hoa văn màu tối rất đặc trưng (Hình 4.9). Ở thành trùng đực, chiều dài sải trung bình là 15,65 mm, chiều dài thân trung bình là 6,73 mm (Bảng 4.2).

Cánh trước của thành trùng cái có một đốm dạng hình chữ D màu nâu ở gần giữa mép cánh và đường vân gợn sóng ngang cánh mang tính rất đặc trưng. Râu đầu dạng sợi chỉ, có hai mắt khá to màu đen nằm ở hai bên đầu, miệng có vòi hút. Bụng có màu vàng qua quan sát cho thấy thành trùng cái thường có kích thước tương đối lớn hơn so với thành trùng đực (Hình 4.9). Chiều dài sải cánh của thành trùng cái trung bình là 20,35 mm, chiều dài trung bình là 9,6 mm (Bảng 4.2).

Hình 4.9. Thành trùng Archips atrolucens

(A) Thành trùng đực dưới kính nhìn nổi; (B) Thành trùng cái. B

A A

A B

Hình 4.10. (A), (B) Cánh trước và sau của thành trùng Archips atrolucens cái, đực.

Hình 4.11 (A), (B) Cặp cánh trước và sau vẽ của thành trùng Archips atrolucens

Một cách tổng quát một vòng đời của sâu xếp lá Archips atrolucens

(Lepidoptera: Tortricidae) dao động từ 31 – 36 ngày, trung bình là 33,87±2,34 ngày, trong đó giai đoạn ấu trùng gồm 5 tuổi kéo dài từ 15 – 22 ngày, giai đoạn nhộng 6 - 8 ngày và giai đoạn từ vũ hóa đến thành trùng cái đẻ trứng 5 - 6 ngày. Sau khi vũ hóa khoảng 2 – 3 ngày thì thành trùng cái bắt đầu đẻ trứng. Các giai đoạn phát triển của ấu trùng tuổi 1, tuổi 2 và tuổi 3 kéo dài trung bình 3 – 4 ngày, tuổi 4 và tuổi 5 kéo dài trung bình 3 – 5 ngày, cho thấy ở giai đoạn cuối ấu trùng cần tích luỹ chất dinh dưỡng để chuẩn bị hoá nhộng.

Kết quả khảo sát một số đặt điểm sinh học của loài Archips micaceana

Walker (Lepidoptera: Tortricidae) gây hại trên cây Sơ ri cho thấy tuổi thọ của thành trùng đực và cái dao động 7 - 9 ngày, sau khi vũ hóa khoảng 2 ngày thì thành trùng bắt cặp và khoảng 2 ngày sau khi bắt cặp thành trùng đẻ trứng, ấu trùng gồm 6 tuổi và vòng đời biến động 32 – 35 ngày (Nguyễn Thị Thu Cúc

và Trần Quang Vinh, 2010). Theo Trần Văn Hai ctv. (2009), vòng đời của sâu

A

xếp lá A. micacerana (Lepidoptera: Tortricidae) trên cây đậu phộng từ 25 đến

34 ngày, trong đó giai đoạn trứng nở từ 6 đến 10 ngày. Ấu trùng trải qua 5 lần lột xác (gồm có 6 tuổi) với khoảng 17 đến 22 ngày, gây hại bằng cách tấn công vào các lá non. Mỗi thành trùng cái đẻ khoảng 438 đến 881, tuổi thọ của thành trùng 9 đến 14 ngày. (T0C= 26, RH0= 75%).

Theo Nguyễn Đức Khánh và Đặng Thị Dung (2003), sâu cuốn lá bạc đầu

đen Archips asiaticus (Walsingham) gây hại trên cây đậu phộng có vòng đời

dao động khoảng 31-38 ngày, trung bình 33,5±2,44 ngày trong điều kiện nhiệt và ẩm độ trung bình là 25,8 - 28,50C và 62,2 - 82,3%, trong đó giai đoạn ấu

trùng của A. asiaticus gồm 5 tuổi dài 16 - 19 ngày. Cũng theo Nguyễn Đức

Khánh và Đặng Thị Dung (2003), thức ăn có ảnh hưởng đến thời gian sống và khả năng sinh sản của trưởng thành. Mật ong nguyên chất là thức ăn tốt nhất cho trưởng thành của sâu cuốn lá (thời gian sống trung bình 9,5 ngày và số trứng đẻ trung bình 286 trứng/cái); nước đường 10% (7,8 ngày; 149,3 trứng/cái); thời gian sống của bướm trưởng thành ngắn nhất và số trứng đẻ ít nhất khi được nuôi bằng nước sương, nước mưa thời gian ngắn khoảng 4 – 6 ngày, trung bình 5 ngày và thành trùng cái đẻ đạt 118,5 trứng.

Theo Aliniazee (1977), Archips rosana L. (Lepidoptera: Tortricidae) giai

đoạn trứng ngủ đông nở khoảng 2 tuần. Sau khi nở ấu trùng di chuyển ngay đến chồi non, lá non và nhả tơ kéo thành màng với nhau. Ấu trùng có 5 tuổi. Trong điều kiện tự nhiên, giai đoạn ấu trùng tuổi 1 và 2 khác nhau và tuổi 3, 4, 5, gây hại đáng kể. Mỗi giai đoạn ấu trùng thay đổi từ 7-15 ngày. Giai đoạn tiền nhộng khoảng 1-3 ngày. Nhộng được nằm bên trong kén từ màu sáng nâu đến màu nâu sẫm. Thành trùng sống khoảng 1-2 tuần sau khi hóa nhộng và chỉ hoạt động vào ban đêm. Trứng được đẻ thành từng cụm, vị trí khối trứng ở thân cây, nhánh chính có cành nhỏ của cây. Khối trứng có khoảng 16-137 trứng, trung bình khoảng 50 trứng. Trong phòng thí nghiệm, ấu trùng gồm 5 tuổi, 7% có 6 tuổi và giai đoạn ấu trùng từ 10-20 ngày. Giai đoạn nhộng 1 tuần. Thành trùng sống khoảng 10-12 ngày, bướm cái đẻ trung bình 147 trứng.

4.2.2 Khả năng sinh sản của Archips atrolucens 4.2.2.1 Khả năng đẻ trứng của thành trùng cái 4.2.2.1 Khả năng đẻ trứng của thành trùng cái

Các ghi nhận trong điều kiện phòng thí nghiệm (T0C = 28 - 30,20C, RH0= 75,2 - 83) cho thấy thành trùng cái có khả năng đẻ trứng vào thời điểm một ngày sau khi vũ hoá với số lượng trứng được đẻ trung bình là 233,75 trứng/con cái và thời gian đẻ trứng kéo dài đến 7 ngày, trung bình số lượng trứng là 551,25 trứng/con ở thời gian đẻ cao nhất 4 ngày (Bảng 4.4).

Theo Nguyễn Thị Thu Cúc và Trần Quang Vinh (2011), trong điều kiện phòng thí nghiệm (T0C = 27 - 310C, RH0 = 74 – 86%) A. micaceana

(Lepidoptera: Tortricidae) gây hại trên cây Sơ ri mỗi thành trùng cái đẻ khoảng 200–300 trứng, số trứng thường đẻ rất nhiều vào những ngày đầu tiên và giảm dần đến khi thành trùng cái chết.

Bảng 4.4. Khả năng đẻ trứng của thành trùng Archips atrolucens (n = 12).

Số trứng đẻ trong ngày của thành trùng cái Sốcặp quan sát 1 2 3 4 5 6 7 Tổng (số trứng đẻ/cặp) Trung bình (Số trứng đẻ/ngày/ cặp) 1 67 116 57 52 36 25 0 353 58,83 2 72 59 64 57 48 64 0 364 60,67 3 32 17 13 25 11 21 0 119 19,83 4 56 44 51 47 40 26 14 278 39,71 5 47 36 28 24 18 17 0 170 28,33

Một phần của tài liệu diễn biến mật số quần thể của nhóm sâu cuốn lá và một số đặc tính hình thái, sinh học, triệu chứng của archips atrolucens diakonoff (lepidoptera: tortricidae) gây hại trên cây cam quýt tại tỉnh hậu giang và thành phố cần thơ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)