Sâu xếp lá Archips sp (Lepidoptera: Tortricidae)

Một phần của tài liệu diễn biến mật số quần thể của nhóm sâu cuốn lá và một số đặc tính hình thái, sinh học, triệu chứng của archips atrolucens diakonoff (lepidoptera: tortricidae) gây hại trên cây cam quýt tại tỉnh hậu giang và thành phố cần thơ (Trang 25)

1. ĐẶT VẤN ĐỀ ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.

2.3.2Sâu xếp lá Archips sp (Lepidoptera: Tortricidae)

Theo Nicetic et al. (2007), cây có múi ở ĐBSCL bị một loài Archips sp.

tấn công. Đây là loài thuộc họ Tortricidae bộ Cánh vẩy (Lepidoptera). Do chỉ được ghi nhận như là một loài gây hại thứ cấp trên cây có múi nên các nghiên cứu về đặc điểm sinh học cũng như tập quán sinh sống và cách gây hại của loài này còn rất hạn chế.

2.3.2.1 Một số đặc điểm hình thái a) Loài Archips rosanus a) Loài Archips rosanus

Theo Aliniazee (1977), Archips rosanus (L.) (Lepidoptera: Tortricidae)

giai đoạn trứng ngủ đông nở vào cuối tháng 3 hay tuần đầu của tháng 4 ở thung lũng Willamette của Oregon năm 1973-1976. Trứng nở một khoảng thời gian 2 tuần. Trứng được nở tích lũy nhiệt độ khoảng 400C nhưng nhiệt độ trên 80C bắt đầu nở vào tháng 1. Sau khi nở ấu trùng di chuyển ngay đến chồi non, lá non và nhả tơ kéo thành màng với nhau. Ấu trùng có 5 tuổi. Trong điều kiện tự nhiên, ấu trùng tuổi 1 và 2 thời gian khác nhau từ 2-3 tuần. Bắt đầu tuổi 2 kéo màng tơ và cuốn lá, nhưng tuổi 3, 4, 5, gây hại đáng kể. Mỗi giai đoạn ấu trùng thay đổi từ 7-15 ngày. Giai đoạn tiền nhộng khoảng 1-3 ngày. Nhộng được nằm bên trong kén từ màu sáng nâu đến màu nâu sẫm. Thành trùng sống khoảng 1-2 tuần sau khi hóa nhộng và chỉ hoạt động vào ban đêm. Trứng được đẻ thành từng cụm, vị trí khối trứng ở thân, nhánh chính có cành nhỏ của cây. Khối trứng có khoảng 16-137 trứng, trung bình khoảng 50 trứng. Trứng của

Archips rosanus có giai đoạn ngủ đông nên thường trứng cũng có phần không

♂ ♂

nở. Năm 1976, thu khối trứng ngoài vườn vào tháng 3 nuôi trong phòng thí nghiệm 260C khoảng 6 ngày nở. Trong phòng thí nghiệm, ấu trùng gồm 5 tuổi, 7% có 6 tuổi và giai đoạn ấu trùng từ 10-20 ngày. Giai đoạn nhộng 1 tuần. Thành trùng sống khoảng 10-12 ngày, bướm cái đẻ trung bình 147 trứng. Đẻ trứng trước 2 ngày so với điều kiện ngoài đồng, thời gian đẻ trứng 8 ngày trong phòng thí nghiệm và giai đoạn đẻ trứng ngoài đồng sau 5 ngày.

Trong điều kiện tự nhiên, giai đoạn trứng chiếm ⅔ vòng đời của Archips rosanus (L). Giai đoạn trứng ngủ đông tháng 6, tháng 7 và nở vào mùa xuân.

Ấu trùng được tìm thấy vào tháng 4, tháng 5, giai đoạn nhộng cuối tháng 5 và đầu tháng 6. Thành trùng xuất hiện từ nửa tháng 6 và một phần đầu tháng 7, hoạt động cho đến 2 tuần của tháng 8.

Hình 2.4 Thành trùng sâu Archips rosanus

(Nguồn: Alininazee, 1977)

b) Loài Archips micaceana Walker

Theo kết quả khảo sát của Nguyễn Thị Thu Cúc và Trần Quang Vinh (2010), theo dõi trong điều kiện phòng thí nghiệm, ghi nhận giai đoạn ấu trùng có 6 tuổi gây hại trên cây Sơ ri. Sau khi vũ hóa khoảng 3-4 ngày thành trùng bắt cặp và đẻ trứng vào ban đêm. Trứng thường được đẻ trên mặt lá và gần gân chính. Mỗi thành trùng cái đẻ 200-300 trứng, số trứng thường đẻ rất nhiều vào những ngày đầu và giảm dần đến khi chết. Trong điều kiện phòng thí nghiệm (T0C = 28 - 31, H% = 74 - 86), vòng đời của sâu xếp lá Archips micaceana

Walker (Lepidoptera: Tortricidae) từ 32 đến 35 ngày, tuổi thọ của thành trùng đực và cái khoảng 7 – 9 ngày.

xếp các lá ở gần nhau lại và ăn phá bên trong các lá xếp. Các lá bị xếp có thể nhiều lá hoặc chỉ một hoặc hai lá được xếp lại với nhau, làm cho lá quăn lại ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây. Ở tuổi lớn thì ấu trùng có khả năng ăn phá rất mạnh, nếu mật số cao, sâu có thể ăn trụi lá và trái non. Loài này hiện diện suốt năm ở ĐBSCL, phổ biến nhất vào các tháng đầu mùa mưa.

Một phần của tài liệu diễn biến mật số quần thể của nhóm sâu cuốn lá và một số đặc tính hình thái, sinh học, triệu chứng của archips atrolucens diakonoff (lepidoptera: tortricidae) gây hại trên cây cam quýt tại tỉnh hậu giang và thành phố cần thơ (Trang 25)