Sâu cuốn lá Homona sp (Lepidoptera: Tortricidae)

Một phần của tài liệu diễn biến mật số quần thể của nhóm sâu cuốn lá và một số đặc tính hình thái, sinh học, triệu chứng của archips atrolucens diakonoff (lepidoptera: tortricidae) gây hại trên cây cam quýt tại tỉnh hậu giang và thành phố cần thơ (Trang 27)

1. ĐẶT VẤN ĐỀ ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.

2.3.3Sâu cuốn lá Homona sp (Lepidoptera: Tortricidae)

2.3.3.1 Phân bố và kí chủ

Theo Jiri Hulcr et al. (2007), loài Homona sp. (Lepidoptera: Tortricidae), giống Homona gồm khoảng 30 loài được mô tả ở Đông Nam Á và châu Úc. Giống Homona bao gồm nhiều loài phổ biến ăn tạp gây hại đặc biệt là Homona coffearia Nietner và Homona magnanima Diakonoff. Sáu loài đã được biết đến ở New Guinea – Úc là H. aestivana (Wallker, 1866), H. mermerodes (Meyrick, 1910), H. phanaea (Meyrick, 1910), một loài gần giống với H. salaconis (Meyrick, 1912), H. spargotis (Meyrick, 1910), H. trachyptera (Diakonoff, 1941), H. plumicornis (Brown, 2005).

Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2003), thì sâu cuốn lá Homona coffearia Nietner thuộc họ Tortricidae – bộ Lepidoptera. Homona magnanima Diakonoff, Homona coffearia Neitner gây hại trên cây trà và cây đậu phộng

(Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011), tiếp tục khảo sát sự đa dạng của

loài Homona sp. về sự sinh sản và tập quán gây hại ở ĐBSCL của Việt Nam. 2.3.3.2 Một số đặc điểm hình thái

Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2003) thành trùng màu vàng nâu nhạt hay nâu đỏ. Chiều dài cơ thể từ 9-12 mm, sải cánh rộng từ 20-25 mm. Khoảng 2/3 cánh tính từ chân có 1 đường màu nâu chạy ngang qua và cánh có những đốm lớn màu nâu đậm; cuối cánh có một vệt màu nâu to, rìa cánh màu nâu đậm. Khi đậu cánh xếp giống hình cái chuông. Sau khi vũ hóa 2 ngày bướm bắt đầu đẻ trứng. Một bướm cái đẻ khoảng 200 trứng. Thời gian sống của bướm từ 7 đến 10 ngày. Trứng được đẻ thành từng ổ không có hình dáng nhất định, xếp chồng lên nhau như vảy cá, mỗi ổ có từ 3-5 và đôi khi đến hàng chục trứng. Ổ trứng được bao phủ bên ngoài bằng 1 màng mỏng. Trứng rất nhỏ, dẹp, màu vàng, khi sắp nở màu sậm. Thời gian ủ trứng từ 5 đến 7 ngày.

Sâu có 5 tuổi, phát triển từ 17-25 ngày với kích thước và màu sắc trong từng giai đoạn tuổi như sau: (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2003)

Tuổi 1: sâu có đầu màu đen, thân màu vàng. Cơ thể dài từ 1,5-2 mm, có nhiều lông nhỏ, phát triển trong thời gian từ 4-7 ngày. Ở giai đoạn này sâu ít cắn phá, thường nằm gần gân chính hoặc gân phụ và nhả một lớp tơ màu trắng bao phủ bên ngoài cơ thể. Sâu có tập quán nhả tơ buông mình xuống phía dưới khi bị động đến.

Tuổi 2: thân màu trắng xanh, trên lưng có lông màu trắng mọc lưa thưa, chiều dài thân độ 3,5 mm, phát triển từ 2-10 ngày. Tuổi này sâu có khả năng nhả tơ cuốn lá lại nhưng còn yếu, sâu vẫn còn ăn phá ít, chỉ ăn lớp diệp lục và chừa lại biểu bì trắng. Sâu nhả tơ để di chuyển sang các lá khác nhanh hơn tuổi một.

Tuổi 3: thân sâu chuyển sang màu xanh, chiều dài cơ thể khoảng 7 mm, sâu phát triển từ 2-8 ngày, bắt đầu ăn phá mạnh và có khả năng cuốn một hoặc 2-3 lá và sống bên trong.

Tuổi 4: thân sâu có màu xanh của lá, dài khoảng 11 mm. Thời gian sâu phát triển từ 2 - 5 ngày, khả năng ăn phá rất mạnh.

Tuổi 5: sâu vẫn có màu xanh, dài khoảng 16 mm, phát triển từ 2-7 ngày và ăn rất mạnh và nhanh, chỉ chừa lại những gân chính gần cuống lá. Loài sâu này gây hại nhiều nhất ở tuổi 4-5, lá cuốn có những sợi tơ màu trắng kết chặc lại với nhau, một sâu có thể cuốn 3-4 lá hay nhiều hơn.

Ở tuổi cuối mình sâu thu ngắn lại và có màu trắng từ phía đuôi rồi bắt đầu lột xác để bước sang giai đoạn nhộng. Nhộng hình thành bên trong lá cuốn lại. Khi mới hình thành nhộng có màu xanh nhạt ở phần đầu, phần sau đuôi trắng, phía dưới bụng hơi vàng nâu, sau đó nhộng chuyển dần sang màu nâu và lúc gần vũ hóa có màu nâu sậm. Thời gian nhộng từ 4 - 8 ngày. Vòng đời của loài này từ 30-47 ngày. (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2003).

Theo quan sát ghi nhận Hồ Như Thủy (2012), thành trùng có dạng hình chuông điển hình của họ ngài cuốn lá Tortricidae, có khác biệt rất rõ về màu sắc và kích thước giữa thành trùng đực và cái. Thành trùng đực có chiều dài

thân 6,93 ± 0,77 mm với sải cánh rộng 15,65 ± 1,50 mm. Cánh có màu vàng nâu, trên cánh có vệt màu đen dài khoảng 1 mm ở giữa cánh. Thành trùng cái có chiều dài thân 9,60 ± 1,39 mm với sải cánh rộng 20,35 ± 2,28 mm. Cánh màu nâu đậm, trên cánh có vệt lớn màu vàng nâu sáng, chia cánh ra hai phần có màu khác nhau rõ rệt, phía ngoài có màu nâu đen bên trong màu vàng nâu kéo dài về phần rìa cánh.

Hình 2.5 Thành trùng loài Homona sp.

(Nguồn : Hồ Như Thủy, 2012)

2.3.4 Sâu xếp lá Agonopterix sp. (Lepidoptera: Oecophoridae) 2.3.4.1 Đặc điểm hình thái 2.3.4.1 Đặc điểm hình thái

Có thể phân biệt được thành trùng đực và thành trùng cái dễ dàng thông qua kích thước cơ thể và màu sắc trên cánh của thành trùng đực.

Thành trùng đực có chiều dài thân là 6,95 ± 0,50 mm với sải cánh rộng 15,65 ± 1,50 mm. Ở cuối bụng có túm lông bao phủ. (Hồ Như Thủy, 2012)

Thành trùng cái có chiều dài thân là 9,74 ± 1,08 mm với sải cánh rộng 22,2 ± 2,38 mm. Ngực và bụng phủ lớp vẩy màu trắng đục, thành trùng cái có bụng to, tròn và dài hơn thành trùng đực. Phần ở cuối bụng của thành trùng cái có ống dẫn trứng nhô ra ngoài, dài khoảng 2 mm. (Hồ Như Thủy, 2012)

Cánh trước của thành trùng Agonopeterix sp. khi đậu cánh xếp theo

hình mái nhà, trên cánh phủ lớp vẩy màu trắng đục, phần cuối của cánh có nhiều chấm đen nhỏ xếp thành hình vòng cung, ở giữa cánh có chấm đen to

hơn các chấm đen ở rìa cánh và các chấm đen nhỏ nằm rải rác trên cánh. Rìa cánh mọc nhiều lông. (Hồ Như Thủy, 2012)

Trứng có dạng hình bầu dục, màu vàng hơi đục, sau đó chuyển dần sang màu vàng đậm, có chấm đen ở giữa trứng. Khi sắp nở trứng hoàn toàn chuyển sang màu vàng nâu, chấm đen to và rõ hơn. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, trứng có thể được đẻ rời rạc hay theo từng ổ, mỗi ổ từ 8 – 120 trứng. Mỗi thành trùng cái có thể đẻ được trung bình 158,8 ± 108,2 trứng. Sau khi đẻ khoảng 3-5 ngày trên trứng xuất hiện chấm đen và khoảng 8 - 10 ngày thì trứng nở. (Hồ Như Thủy, 2012)

Ấu trùng mới nở có kích thước khoảng 1 mm, đầu màu nâu đen, thân màu trắng đục hơi ngã vàng. Ấu trùng tuổi cuối có chiều dài khoảng 18 - 20 mm, ngang 1,8 - 2,2 mm. Vỏ đầu có màu đen, toàn thân có màu xanh lục, trên thân mọc nhiều lông mịn dài màu trắng. Khi sắp hóa nhộng sâu co ngắn lại, thân có màu vàng chanh. (Hồ Như Thủy, 2012)

Nhộng có chiều dài 9,55 ± 1,77 mm và chiều ngang khoảng 2,53 ± 0,60 mm. Lúc mới hình thành nhộng có màu vàng nhạt sau đó chuyển dần sang màu đỏ nâu khi gần vũ hóa. Nhộng được hình thành trong những lá mà ấu trùng ăn phá, có một lớp tơ bao phủ bên ngoài.

Hình 2.6 (A) Thành trùng đực và cái, (B) Đốt cuối bụng của thành trùng cái của loài

sâu xếp lá Agonopterix sp

(Nguồn: Hồ Như Thủy, 2012)

Hình 2.7 Thành trùng đực và cái của loài sâu xếp lá Agonopterix sp.

(Nguồn: Hồ Như Thủy, 2012)

2.3.5 Sâu nhíu đọt Psorosticha melanocrepida Clarke (Lepidoptera:

Oecophoridae)

2.3.5.1 Đặc điểm hình thái

Thành trùng đực và thành trùng cái có hình dạng và màu sắc tương đối giống nhau, cơ thể phủ đầy vẩy có màu nâu đen, trên mỗi đốt bụng có vệt màu đen. Tuy nhiên, thành trùng cái thường có kích thước lớn hơn thành trùng đực và có thể phân biệt được thành trùng đực và cái dễ dàng bằng cách quan sát tuyến đốt bụng cuối của chúng. Thành trùng cái có phần cuối bụng phình to, lổ sinh dục rộng và tròn; phần cuối bụng của thành trùng đực thì nhỏ hơn và thon

B A

♂ ♀

dài, có túm lông bao phủ. (Hồ Như Thủy, 2012)

Thành trùng đực có chiều dài thân là 4,35 ± 1,06 mm với sải cánh rộng 11,08 ± 1,14 mm. Trong khi thành trùng cái có chiều dài thân 5,55 ± 0,58 mm với sải cánh rộng 13,65 ±1,28 mm. (Hồ Như Thủy, 2012)

Hình 2.8 Thành trùng đực và thành trùng cái của loài P. melanocrepida

(Nguồn: Hồ Như Thủy, 2012)

A

♂ ♀

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

3.1 PHƯƠNG TIỆN

3.1.1 Địa điểm và thời gian

Địa điểm thí nghiệm: tại phòng thí nghiệm nhà lưới Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Nghiệp và SHƯD, Đại học Cần Thơ.

Địa điểm điều tra và thu mẫu: các khu vực canh tác cây có múi tại vùng ĐBSCL như: Hậu Giang và Tp. Cần Thơ.

Thời gian thực hiện: từ tháng 1/2013 đến tháng 10/2013. 3.1.2 Vật liệu thí nghiệm

Vật liệu thí nghiệm: bọc nilon đựng mẫu, chậu nhựa, vải vol, bông gòn, nước cất tạo độ ẩm, giấy thấm…..

Cây giống cam sành, cam mật, quýt đường, chanh giấy, hạnh….. Phương tiện quan sát: kính phóng đại, kính hiển vi, đèn.

Thước đo và máy chụp hình để đo và ghi nhận kích thước của ấu trùng và thành trùng trong từng gian đoạn.

Lồng lưới hình trụ (0,6m x 1,2m), có cửa (8cm x 15cm) bằng vải vol và dây kẻm cứng dùng để nhân nuôi và chủng nhiễm.

3.1.3 Nguồn sâu cuốn lá trên cây có múi

Trên các vườn cam quýt tại Cảng Cái Cui, Hậu Giang, các lá nhiễm sâu cuốn lá sẽ các cho vào bọc nilon và mang về phòng thí nghiệm nhà lưới, Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Nghiệp và SHƯD, Đại học Cần Thơ.

Tại phòng thí nghiệm các lá bị nhiễm được nhân nuôi và tạo nguồn bằng cách đặt các lá nhiễm trong các hộp nhựa (8x20x20cm) có nắp đậy đã đục lỗ. Hộp nhựa được lót một lớp giấy thấm để giữ độ ẩm thích hợp cho sâu hóa nhộng. Nuôi ấu trùng bằng đọt non cây có múi được thu ở các vườn hoặc

lá non thu từ các cây cam quýt trong nhà lưới đến khi ấu trùng hóa nhộng. Thu nhộng cho vào hộp nhựa nhỏ hơn (mỗi con một hộp, ghi lại ngày thu) và theo dõi đến khi vũ hóa thì bắt đầu cho bắt cặp (cho con đực và cái vào chung một bọc nilon được chuẩn bị sẵn lá non và bông gòn tẩm nước) để chúng đẻ trứng.

Hình 3.1 Bố trí thí nghiệm khảo sát đặc điểm hình thái, sinh học và triệu chứng gây hại

của loài Archips atrolucens

(A) Nhộng được đưa vào hộp nhựa nhỏ theo dõi

(B) Cặp thành trùng đực cái được đưa vào bọc nilong cho bắt cặp

3.2 PHƯƠNG PHÁP

3.2.1 Khảo sát thành phần loài và diễn biến mật số quần thể của nhóm sâu cuốn lá cam quýt tại Tp Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang sâu cuốn lá cam quýt tại Tp Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang

Mục tiêu: Xác định được những loài sâu cuốn lá đang gây hại trên cây cam quýt tại Tp. Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang, đánh giá được mức độ gây hại của từng loài nhằm tạo cở sở cho những nghiên cứu về sau.

Địa điểm: Thí nghiệm được thực hiện trên 5 vườn. Trong đó có 01 vườn tại TP Cần Thơ và 04 vườn tại tỉnh Hậu Giang, được trình bày trong Bảng 3.1

Thời gian: Thí ngiệm được thực hiện trong vòng 8 tháng, từ tháng 01 đến tháng 8 năm 2013.

Bảng 3.1. Các vườn cây có múi được dùng để khảo sát mức độ phong phú của các loài sâu cuốn lá cam quýt.

TT Vườn Diện tích (m2)

Tuổi cây

(năm) Địa điểm

1 Cam sành 3.500 6 - 7 Phường Tân Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ

2 Cam sành 8.500 5 - 7 Xã Đông Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang

3 Cam sành +

Nhãn 2.500 4 - 6

Xã Đông Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang

4 Cam sành 5.500 5 - 7 Xã Đông Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang

5 Cam sành +

Cam mật 5.000 5

Xã Đông Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang

Cách tiến hành: trên mỗi vườn được chọn dùng dây đánh dấu 15 cây theo 5 điểm đường chéo góc, mỗi điểm chọn 3 cây. Thu toàn bộ các chồi và lá đang bị sâu cuốn lá gây hại trên cây. Mỗi tháng thu mẫu sâu một lần. Chồi và lá bị sâu gây hại được đem về phòng thí nghiệm để nuôi cho đến khi thành trùng vũ hóa.

Chỉ tiêu ghi nhận: Số lượng ấu trùng ở mỗi đợt thu thập, tỷ lệ thành trùng vũ hóa của mỗi loài.

3.2.2 Khảo sát một số đặc điểm hình thái, sinh học của Archips atrolucens (Lepidoptera: Tortricidae) gây hại trên cam quýt

Mục tiêu: Hiểu rõ đặc điểm hình thái, sinh học, thời gian phát sinh, phát

triển cách gây hại của sâu Archips atrolucens nhằm đề ra được biện pháp quản

lí, phòng trị hiệu quả trong điều kiện ngoài đồng.

Địa điểm: Thí nghiệm được thực hiện tại nhà lưới bộ môn Bảo vệ thực vật, khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ.

Cách tiến hành

Đọt non cây cam quýt có nhiễm ấu trùng của sâu cuốn lá được thu thập từ các vườn cây cam quýt ở Tp. Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang. Trong phòng thí

nghiệm, ấu trùng của Archips atrolucens được tách ra nuôi riêng trong các hộp

nhựa trong (14 x 8 cm), 12 – 14 ấu trùng/hộp. Thức ăn là các đọt cam sành và cam mật tươi (một đầu được bọc bông gòn thấm nước để ẩm) và được thay mới hai ngày một lần (2 ngày/lần). Khi ấu trùng hóa nhộng, mỗi nhộng được tách ra nuôi riêng trong một hộp nuôi sâu nhỏ (2,5 x 2 cm). Thành trùng vũ hóa từ nguồn nhộng này sẽ được sử dụng trong các thí nghiệm tiếp theo.

Cách tiến hành khảo sát từ giai đoạn vũ hóa đến trứng

Thành trùng mới vũ hóa của Archips atrolucens được cho bắt cặp trong

một bịch nilon (dung tích 1,5 kg) bên trong có treo một đọt cam sành dài khoảng 15 cm và một mẫu bông gòn tẩm nước đường 10% để làm thức ăn cho bướm. Sau khi thành trùng cái đẻ trứng, cặp thành trùng sẽ được chuyển sang một bọc nilon có treo một đọt cam sành mới mỗi ngày. Trứng được đẻ trên bọc nilon cũ được chuyển vào hộp nuôi sâu nhỏ có nắp đậy (mỗi ổ trứng/hộp), bên trong có đặt một mẫu bông gòn nhỏ thấm nước để giữ ẩm. Quan sát trứng trong hộp khi thấy trứng có đốm màu đen thì thêm vào hộp một đọt non khoảng 3 cm để chuẩn bị thức ăn cho ấu trùng. Theo dõi và ghi nhận thời gian từ khi thành trùng vũ hóa đến khi thành trùng cái đẻ trứng, số lượng trứng được đẻ, kích thước của trứng, tỷ lệ trứng nở và thời gian sống của thành trùng.

Sự khảo được tiến hành trên 12 cặp thành trùng (một con đực và một con

cái) của Archips atrolucens, tương ứng với 12 lần lặp lại.

Cách tiến hành khảo sát từ giai đoạn ấu trùng và nhộng

Ấu trùng mới nở của Archips atrolucens tách ra từng con nuôi riêng từng

hộp (2,5 x 2 cm) và thêm vào hộp một đọt non khoảng 3 cm thức ăn cho ấu trùng. Theo dõi và ghi nhận thời gian các giai đoạn ấu trùng, tiền nhộng, nhộng và tuổi thọ thành trùng, đo kích thước ấu trùng, mảnh vỏ đầu, ghi nhận thời gian phát triển các giai đoạn ấu trùng. Nhộng, đo kích thước, ghi nhận thời gian giai đoạn nhộng và tuổi thọ của thành trùng. Đo kích thước chiều dài sải cánh của thành trùng đực và cái.

Chỉ tiêu ghi nhận

Khảo sát mô tả các đặc điểm hình thái sinh học của sâu Archips atrolucens ở từng giai đoạn phát triển:

Trứng: màu sắc, hình dạng, kích thước, tỷ lệ trứng nở và thời gian ủ trứng trong phòng thí nghiệm.

Ấu trùng: màu sắc ở mỗi tuổi, thời gian kéo dài từng tuổi và sự khác biệt ở các tuổi.

Nhộng: màu sắc, hình dạng, kích thước nhộng, tỷ lệ hóa nhộng thành công, thời gian ấu trùng chuyển sang giai đoạn tiền nhộng, thời gian kéo dài của giai đoạn tiền nhộng và nhộng.

Thành trùng: ghi nhận hình dạng, kích thước, màu sắc, sự khác biệt giữa thành trùng đực và thành trùng cái, tỷ lệ đực/cái, tuổi thọ của thành trùng trong điều kiện phòng thí nghiệm.

3.2.3 Khảo sát triệu chứng các loài sâu cuốn lá trên cây cam sành trong điều kiện nhà lưới điều kiện nhà lưới

Mục tiêu: Xác định được triệu chứng gây hại của từng loài sâu cuốn lá nhằm xác định đúng loài, thời gian gây hại để có biện pháp phòng trị hợp lí và hiệu quả cho từng loài.

Địa điểm: Thí nghiệm được thực hiện tại nhà lưới bộ môn Bảo vệ thực vật, khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ.

Thời gian: Thí nghiệm được thực hiện trong vòng 1 tháng. Từ tháng 2 đến tháng 3 năm 2013.

Một phần của tài liệu diễn biến mật số quần thể của nhóm sâu cuốn lá và một số đặc tính hình thái, sinh học, triệu chứng của archips atrolucens diakonoff (lepidoptera: tortricidae) gây hại trên cây cam quýt tại tỉnh hậu giang và thành phố cần thơ (Trang 27)