Chiều rộng hạt gạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và giá trị chọn giống của 7 dòng và giống lúa được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến thực nghiệm tại xã cao minh, phúc yên, vĩnh phúc trong vụ đông xuân 2014 (Trang 48)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3.2.Chiều rộng hạt gạo

Cùng với chiều dài, chiều rộng hạt gạo cũng quyết định hình dáng hạt gạo và cũng là yếu tố chi phối năng suất lúa.

Dẫn liệu bảng 17 cho thấy chiều rộng hạt gạo dao động từ 2,33 đến 2,60 mm. Có thể sắp xếp chiều rộng hạt gạo theo thứ tự sau:

HT 1-3 < ND5 < S3 < N46 – TDB 06-2 < S2 < HT1 < S5

Hệ số biến dị dao động trong khoảng 19,64 đến 20,71% - đạt mức trung bình.

41

Bảng 17: Chiều dài, chiều rộng và hình dạng hạt gạo

STT Giống Chiều dài hạt gạo Chiều rộng hạt gạo Tỉ lệ (D/R) 𝑋 sd (mm) Cv (%) 𝑋 sd (mm) Cv (%) 1 TDB 06-2 5,70 ± 0,70 12,32 2,50 0,51 20,34 2,28 2 S2 6,06 0,91 14,95 2,53 0,51 20,03 2,39 3 S3 7,1 0,76 10,69 2,43 0,5 20,71 2,92 4 S5 6,0 0,83 13,84 2,60 0,50 19,64 2,32 5 N46 7,0 0,85 12,09 2,50 0,51 20,34 2,80 6 ND5 6,83 0,83 12,20 2,36 0,49 20,71 2,89 7 HT 1-3 6,76 0,90 13,27 2,33 0,48 20,55 2,90 8 HT1 5,30 1,21 22,79 2,56 0,50 19,64 2,07 3.3.3. Hình dạng hạt gạo.

Kết quả nghiên cứu thu được ở bảng 17 cho thấy các giống nghiên cứu có hình dạng hạt gạo ở dạng tung bình, tỷ lệ D/R đều nằm trong khoảng 2,07 đến 2,92.

3.4. Thời gian sinh trƣởng

Thời gian sinh trưởng của cây lúa là thời gian từ khi hạt lúa nảy mầm cho đến khi cây lúa có 85% số hạt chín. Thời gian sinh trưởng dài hay ngắn phụ thuộc vào giống và thời vụ gieo cấy.

Thời gian sinh trưởng phụ thuộc vào phản ứng của giống với biến đổi của thời kì chiếu sáng và nhiệt độ. Trong đó, chu kì chiếu sáng và cường độ ánh sáng đóng vai trò chủ yếu.

42

Xu hướng của các nhà chọn giống hiện đại là tạo ra những giống có thời gian sinh trưởng ngắn, ít nhạy cảm với quang chu kì nhằm luân canh và tăng vụ.

Bảng 18: Thời gian sinh trưởng

STT Giống Thời gian sinh trƣởng (ngày)

1 TDB 06-2 127 2 S2 124 3 S3 125 4 S5 128 5 N46 125 6 ND5 129 7 HT 1-3 128 8 HT1 130

Dẫn liệu bảng 18 cho thấy, thời gian sinh trưởng của các giống được khảo sát trong vụ Đông - Xuân chênh lệch nhau không nhiều, giống S2 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là 124 ngày và giống HT1 có thời gian sinh trưởng dài nhất là 130 ngày. Đây là các giống lúa thuộc nhóm có thời gian sinh trưởng dài vừa phải, rất phù hợp cho nông dân ở miền Bắc trong việc cơ cấu mùa vụ và giống cây trồng.

43

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

- Đã đánh giá được một số đặc điểm nông sinh học của 7 giống lúa, kết quả thu được cho thấy: Các giống lúa nghiên cứu có chiều cao cây ở mức trung bình (88,04 cm - 110,23 cm), tính trạng chiều cao cây có tính ổn định cao. Các giống có bộ lá đòng dài và rộng vừa phải và cũng có tính ổn định cao. - Đã đánh giá được một số yếu tố cấu thành năng suất:

+ Số bông trên khóm ở tất cả các giống đều ở mức thấp (3,60 đến 5,86 bông/khóm) và không đều ở các giống.

+ Tất cả các giống đều có chiều dài bông đạt mức trung bình và khá đồng đều (23,6 - 24,56cm). Tính trạng chiều dài bông có tính ổn định cao và ít chịu ảnh hưởng của môi trường.

+ Khối lượng 1000 hạt đạt ở mức độ vừa phải và khá đồng đều (20,1 đến 21,7g). Năng suất suất thực tế của các giống thu được ở mức trung bình và trung bình khá. Các giống đều có dạng hạt dài trung bình.

2. Kiến nghị

Cần tiếp tục theo dõi 3 giống đột biến nổi trội hơn là S2, HT 1-3 và N46 để phục vụ chọn tạo giống.

44

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ NN&PTNT (2011), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá

trị canh tác và sử dụng của giống lúa, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Vũ Ngọc Dương (2008), Một số kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lúa ở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việt Nam, Cổng thông tin khoa học và công nghệ, Sở Khoa học công nghệ

Bình Dương.

3. Nguyễn Ngọc Đệ (2008), Giáo trình Cây lúa, Đại học Cần Thơ. 4. Vũ Đình Hòa (2009), Giáo trình Chọn giống cây trồng, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Hoan (1995), Kĩ thuật canh tác lúa, NXB giáo dục, 2005. 6. Lại Đình Hòe (2007), Nghiên cứu chọn tạo giống lúa nước chất lượng và

chuyển giao kỹ thuật nhân giống phục vụ cho sản xuất trên địa bàn tỉnh Phú Yên, Đề tài nghiên cứu khoa học Viện khoa học kỹ thuật Nông

nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ.

7. IRRI (1996), Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen lúa IRRI - NXB

Nông nghiệp, Hà Nội

8. Nguyễn Văn Luật (2011), Cây lúa Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 9. Phạm Danh Tướng (2007), Chọn tạo giống lúa bằng phương pháp đột

biến - Cổng thông tin điện tử, Sở Khoa học và công nghệ An Giang.

10. http://hoinongdan.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/khoa-hoc-cong- nghe;jsessionid. 11. http://www.tienphong.vn/cong-nghe-khoa-hoc/dot-bien-phong-xa-va- nhung-cay-con-giong-moi-113643.tpo 12. http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BAa 13. http://voer.edu.vn/m/vi-tri-cua-lua-gao-trong-nen-kinh-te-the-gioi-va- viet-nam/9ffdcd78

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và giá trị chọn giống của 7 dòng và giống lúa được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến thực nghiệm tại xã cao minh, phúc yên, vĩnh phúc trong vụ đông xuân 2014 (Trang 48)