Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và giá trị chọn giống của 7 dòng và giống lúa được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến thực nghiệm tại xã cao minh, phúc yên, vĩnh phúc trong vụ đông xuân 2014 (Trang 27)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.2.5. Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất

Bảng 7: Phương pháp đánh giá các yếu tố

cấu thành năng suất của các giống lúa

Chỉ tiêu theo dõi Giai đoạn đánh giá Phƣơng pháp đánh giá và thang điểm

1. Số hạt/bông 9 Đếm tổng số hạt cố trên bông

2. Tỷ lệ hạt lép 9 Tỷ lệ (%) hạt lép/bông: 1. Khó rụng: < 10% số hạt rụng 5. Trung bình: 10 - 50% số hạt rụng 9. Dễ rụng: > 50% số hạt rụng 3. Khối lượng 1000 hạt 9 Cân 1000 hạt  10 lần, ẩm độ 13%

4. Năng suất lí thuyết 9 NSLT=số bông/m2 số hạt/bông  tỷ lệ % hạt chắc  khối lượng 1000 hạt 10-5

5. Năng suất thực thu 9 Cân đối khối lượng hạt trên mỗi ô ở độ ẩm hạt 14%

2.2.6. Phương pháp xử lí số liệu

- Các số liệu được xử lí bằng phương pháp thống kê sinh học và phần mềm xử lí số liệu Excel 2007. + Giá trị trung bình: 1 n i Xi X n  

20 + Độ lệch chuẩn  : 2 1 ( ) n i Xi X n      , n = 30 + Sai số trung bình: m n    + Hệ số biến động : % 100% Cv X  

Nếu Cv% < 10% : Sự biến động không đáng kể Nếu Cv% từ 10% - 20% : Sự biến động trung bình Nếu Cv% > 20% : Sự biến động cao

+ Năng suất lí thuyết (NSLT) tấn/ha

NSLT= số khóm/m2 số bông/khóm số hạt chắc/bông P1000  10-5

n: Số cá thể trong mẫu Xi : Giá trị của biến động

- Đánh giá theo tiêu chuẩn của IRRI, 1996 và trung tâm Khảo nghiệm giống cây trồng và phân bón Quốc gia.

21

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm nông sinh học của các giống.

3.1.1. Chiều cao cây lúa.

Chiều cao cây là tính trạng phản ánh độ dài thân. Tính trạng chiều cao cây có liên quan đến tính kháng đổ. Nếu cây quá cao thân lúa sẽ dễ bị đổ ở giai đoạn vào chắc. Vì lúc này khối lượng của bông lúa ngày càng tăng, thân lúa quá cao thì khả năng chống đỡ kém, dễ gây đổ làm giảm năng suất một cách rõ rệt [5]. Tuy nhiên, ở những khu vực trũng dễ ngập úng thì cây lúa cao lại có tác dụng tốt. Do những ưu, nhược điểm trên mà trong công tác chọn giống các nhà nghiên cứu cần hết sức quan tâm đến tính trạng chiều cao cây.

Trong phạm vi của nghiên cứu này đã đánh giá về đặc điểm chiều cao cây của 7 giống được gieo trồng vụ Đông - Xuân năm 2014 tại xã Cao Minh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc như sau:

Bảng 8: Chiều cao cây lúa

STT Tên giống Chiều cao cây

𝑿 sd (cm) Cv(%) 1 TDB 06-2 88,07 1,21 1,38 2 S2 93,82 1,12 1,20 3 S3 110,23 1,16 1,05 4 S5 90,10 1,16 1,28 5 N46 89,40 1,39 1,55 6 ND5 90,92 1,23 1,35 7 HT 1-3 97,97 2,32 2,37 8 HT1 99,35 3,39 3,41

22

Biểu đồ 1: Chiều cao cây lúa

Từ kết quả thu được ở bảng 8 và biểu đồ 1 cho thấy, trong 7 giống đột biến thì có 6 giống có chiều cao cây ở mức thấp đạt từ 88,07 - 97,97cm. Đây là ưu điểm tốt chống đổ. Còn lại giống đột biến S3 có chiều cao vượt lên đạt 110,23cm.

Thứ tự chiều cao cây của các giống được sắp xếp như sau: TDB 06-2 < N46 < S5 < ND5 < S2 < HT 1-3 < HT1 < S3

Hệ số biến động về chiều cao cây lúa của các giống nghiên cứu (Cv) khá thấp, dao động từ 1,38 đến 3,41% điều này cho thấy mức độ biến động về chiều các của các cá thể trong 1 giống đều ở mức thấp. Như vậy, tính trạng chiều cao cây của các giống lúa nghiên cứu là tương đối ổn định.

88,07 93,82 110,23 90,10 89,40 90,92 97,97 99,35 0 20 40 60 80 100 120 TDB 06-2 S2 S3 S5 N46 ND5 HT 1-3 HT1

23

3.1.2. Chiều dài và chiều rộng lá đòng.

Lá là cơ quan rất quan trọng, là trung tâm hoạt động của cây xanh nói chung, lá đóng vai trò cực kì quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển, quyết định đến năng suất cây trồng sau này. Bởi lẽ, tại đây diễn ra các quá trình quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước và tích lũy chất hữu cơ.

Với cây lúa, lá đòng là loại lá được các nhà chọn giống hết sức quan tâm, là một trong những chỉ tiêu để đánh giá hình thái cây lúa. Trong từng giai đoạn sinh trưởng khác nhau thì các lá có hoạt động sinh lý khác nhau, có những ảnh hưởng nhất định trong quá trình phát triển của cây lúa.

Theo Tanaka (1901), các lá sát đòng (lá công năng) và lá đòng là trung tâm hoạt động sinh lý khi cây lúa đang ở giai đoạn sinh trưởng và phát triển bông, hạt. Nó chuyển các chất hữu cơ tạo ra trong quá trình quang hợp cho bông lúa, còn các lá dưới thấp thì chuyển các chất hữu cơ xuống rễ. Do vậy có thể nói, lá công năng và lá đòng là yếu tố gián tiếp song lại đóng vai trò vô cùng lớn tới năng suất cây lúa.

24 3.1.2.1. Chiều dài lá đòng .

Bảng 9: Chiều dài lá đòng

STT Giống Chiều dài lá đòng

𝑿 sd (cm) Cv (%) 1 TDB 06-2 33,25 1,02 3,06 2 S2 33,87 0,92 2,72 3 S3 33,81 0,97 2,86 4 S5 26,20 0,69 2,64 5 N46 24,80 0,70 2,84 6 ND5 28,84 1,05 3,64 7 HT 1-3 26,35 1,09 4,13 8 HT1 32,16 2,81 8,73

Biểu đồ 2: Chiều dài lá đòng

33,25 33,87 33,81 26,20 24,80 28,84 26,35 32,16 0 5 10 15 20 25 30 35 40 TDB 06-2 S2 S3 S5 N46 ND5 HT 1-3 HT1 Chiều dài lá đòng

25

Từ dẫn liệu bảng 9 và biểu đồ 2 cho thấy: Chiều dài lá đòng của các giống đạt từ 24,80 đến 33,87 cm. Trong đó, giống đối chứng đạt 32,16 cm, S2 là giống có lá đòng dài nhất (33,87 cm), giống N46 có chiều dài lá đòng ngắn nhất (24,80 cm).

Về thứ tự chiều dài lá đòng của các giống có thể xếp như sau: N46 < S5 < HT 1-3 < ND5 < HT 1 < TDB 06-2 < S3 < S2

Hệ số biến dị Cv của các giống đều ở mức thấp (2,64 - 8,73%), điều đó cho thấy tính trạng chiều dài lá đòng là tương đối ổn định.

3.1.2.2. Chiều rộng lá đòng. Bảng 10: Chiều rộng lá đòng Bảng 10: Chiều rộng lá đòng STT Giống Chiều rộng lá đòng 𝑿 sd (cm) Cv (%) 1 TDB 06-2 1,77 0,21 11,70 2 S2 1,59 0,31 19,29 3 S3 1,85 0,15 8,12 4 S5 1,50 0,25 17,33 5 N46 1,60 0,25 15,58 6 ND5 1,82 0,20 10,85 7 HT 1-3 1,66 0,19 11,55 8 HT1 2,20 0,25 11,41

26

Biểu đồ 3: Chiều rộng lá đòng

Kết quả thu được ở bảng 10 và biểu đồ 3 cho thấy: chiều rộng lá đòng đạt từ 1,59 đến 2,20 cm, trong đó đối chứng đạt 2,20 cm, trong đó S5 là dòng có chiều rộng lá đòng ngắn nhất.

Về thứ tự chiều rộng lá đòng có thể sắp xếp như sau: S5 < S2 < N46 < HT 1-3 < TDB 06-2 < ND5 < S3 < HT1

Về hệ số biến dị: Cv của các giống đều ở mức thấp và trung bình. Điều này cho thấy tính trạng chiều dài và chiều rộng lá đòng của các giống nghiên cứu cũng có sự ổn định cao.

Tóm lại, bản lá và chiều dài, chiều rộng lá đòng trung bình như trên là tương đối phù hợp để cho năng suất cao. Bởi nếu bản lá quá lớn, nếu bón phân không cân đối thì cây lúa sẽ dễ mắc một số loại sâu bệnh.

1,77 1,59 1,85 1,50 1,60 1,82 1,66 2,20 0 0,5 1 1,5 2 2,5 TDB 06-2 S2 S3 S5 N46 ND5 HT 1-3 HT1 Chiều rộng lá đòng

27

3.1.3. Chiều dài bông.

Chiều dài bông là chiều dài được tính từ khi có chẽ tới ngọn bông, tức là không kể chiều dài cổ bông. Tính trạng chiều dài bông là một trong những yếu tố yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất lúa. Tuy nhiên không phải cứ giống lúa nào có bông dài là cho năng suất cao, vì năng suất lúa còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác.

Bảng 11: Chiều dài bông

STT Giống Chiều dài bông

𝑿 sd (cm) CV (%) 1 TDB 06-2 23,75 1,11 4,67 2 S2 23,71 0,58 2,46 3 S3 24,27 0,91 3,73 4 S5 23,60 0,94 3,97 5 N46 24,10 0,82 3,40 6 ND5 24,26 0,8 3,30 7 HT 1-3 24,52 0,74 3,02 8 HT1 24,01 2,60 10,82

28

Biểu đồ 4: Chiều dài bông

Dẫn liệu bảng 11 và biểu đồ 4 cho thấy: Chiều dài bông của các giống đạt từ 23,6 đến 24,56 cm, trong đó: giống đối chứng đạt 24,01 cm; HT 1-3 có chiều dài bông cao nhất đạt 24,52 cm; S5 có chiều dài bông ngắn nhất đạt 23,60 cm.

Về thứ tự chiều dài bông có thể sắp xếp như sau:

S5 < S2 < TDB 06-2 < HT1 < N46 < ND5 < S3 < HT 1-3

Về hệ số biến dị: Cv đạt từ 2,46 đến 10,82% - đạt mức thấp. Điều này cho thấy tính trạng chiều dài bông ít phụ thuộc vào môi trường.

23,75 23,71 24,27 23,60 24,10 24,26 24,52 24,04 23 23,2 23,4 23,6 23,8 24 24,2 24,4 24,6 TDB 06-2 S2 S3 S5 N46 ND5 HT 1-3 HT1

29

3.1.4. Độ cứng cây, độ thoát cổ bông và độ tàn lá

3.1.4.1. Độ cứng cây

Tính kháng đổ của thân lúa không những phụ thuộc vào chiều cao cây mà còn phụ thuộc vào độ cứng cây. Độ cứng cây giúp lúa không bị đổ khi có gió bão hoặc gieo trồng trên nền đất thâm canh cao. Do vậy, chỉ tiêu này được các nhà chọn giống quan tâm. Căn cứ vào “Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cây lúa” - IRRI 1996 thì độ cứng cây được xác định vào 2 thời kì:

- Lần thứ nhất là khi lúa trỗ xong. Xác định bằng cách lay nhẹ các dảnh ngược, xuôi trong vài lần. Cách làm này cho thấy những biểu hiện về độ cứng và độ đàn hồi của cây lúa.

- Lần thứ hai tiến hành vào lúc chín để ghi lại thế đứng của cây.

Kết quả đánh giá về độ cứng cây của các giống nghiên cứu cho thấy, tất cả các giống đều thuộc dạng cây cứng, không bị nghiêng đổ và được xếp vào thang điểm 1 - dạng cứng (bảng 12).

3.1.4.2. Độ thoát cổ bông.

Lúa khi trỗ bông có thể trỗ giấu bông hoặc khoe bông.

- Lúa trỗ giấu bông: cuống bông được lá đòng bao kín một phần hoặc một số gié phía dưới.

- Lúa trỗ khoe bông: cuống bông phát triển cao lên trên bẹ lá đòng. Khả năng trỗ thoát của bông được coi là một nhược điểm di truyền. Môi trường và bệnh hại cũng có thể gây ảnh hưởng tới đặc điểm này. Dẫn liệu trong bảng 12 cho thấy khi đo thực tế chiều dài bông ở giai đoạn sinh trưởng 7 - 9 của 7 giống khảo sát, tôi thấy tất cả 7 giống đều có độ thoát cổ bông được xếp vào thang điểm 1 – thoát tốt.

30

3.1.4.3. Độ tàn lá

Các nhà nhà chọn giống lúa cho rằng, sau giai đoạn trỗ bông các giống có sự tàn lá diễn ra sớm sẽ ảnh hưởng tới năng suất. Bởi lẽ, theo lý thuyết, khi đó chất dinh dưỡng để nuôi hạt không được tích lũy đầy đủ. Ngoài bản chất của giống, độ tàn lá còn do yếu tố môi trường, chế độ dinh dưỡng cũng như sâu bệnh hại quyết định.

Dẫn liệu thu được trong bảng 12 cho thấy, khi quan sát trong giai đoạn chín hoàn toàn các giống khảo sát có độ tàn lá muộn và chậm (lá giữ màu xanh tự nhiên), được xếp vào thang điểm 1 - tàn muộn và chậm.

Bảng 12: Độ cứng cây, độ thoát cổ bông và độ tàn lá

STT Giống Độ cứng cây Độ thoát cổ bông Độ tàn lá

1 TDB 06-2 1 1 1 2 S2 1 1 1 3 S3 1 1 1 4 S5 1 1 1 5 N46 1 1 1 6 ND5 1 1 1 7 HT 1-3 1 1 1 8 HT1 1 1 1

3.2. Các yếu tố cấu thành năng suất.

3.2.1. Số bông trên khóm.

Số bông trên khóm được quy định bởi khả năng đẻ nhánh của các giống. Tính trạng khả năng đẻ nhánh được khoảng 3 - 5 gen điều khiển. Bên cạnh đó, môi trường canh tác cũng chi phối nhiều đến sự biểu hiện của tính trạng này.

31

Theo Yoshida (1981): do khả năng đẻ nhánh có quan hệ mật thiết với số bông trên khóm cho nên nó đã chi phối chỉ tiêu số bông trên 1 đơn vị diện tích và chỉ tiêu này lại quyết định tới năng suất cuối cùng. Trong điều kiện tối ưu, số bông/1 đơn vị diện tích đóng góp tới 75% năng suất do các yếu tố cấu thành năng suất tạo nên.

Bảng 13: Số bông trên khóm

STT Giống Số bông trên khóm

𝑿 sd (bông) Cv (%) 1 TDB 06-2 4,83 1,12 23,11 2 S2 4,03 0,67 16,58 3 S3 5,03 0,89 17,68 4 S5 3,60 1,13 31,46 5 N46 4,80 1,10 22,82 6 ND5 4,96 0,89 17,92 7 HT 1-3 5,86 0,97 16,59 8 HT1 4,67 1,37 29,42

32

Biểu đồ 5: Số bông trên khóm

Dẫn liệu bảng 13 và biểu đồ 5 cho thấy: số bông trên khóm đạt 3,60 đến 5,86 (bông). Trong đó cao nhất là 2 giống HT 1-3 và S3, thấp nhất là giống S5.

Giữa các giống không có sự chênh lệch quá lớn và nhìn chung tất cả các giống đều có số bông trên khóm ở mức trung bình. Kết quả này có thể do khả năng đẻ nhánh của các giống đều ở mức trung bình và chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường và điều kiện canh tác.

Hệ số biến dị dao động từ 16,58 đến 31,46; 4 giống S2, S3, ND5 và HT1-3 có Cv đạt mức trung bình. 3 giống còn lại có Cv đạt mức cao.

4,83 4,03 5,03 3,60 4,80 4,96 5,86 4,67 0 1 2 3 4 5 6 7 TDB 06-2 S2 S3 S5 N46 ND5 HT 1-3 HT1 Số bông trên khóm

33

3.2.2. Số hạt trên bông.

3.2.2.1. Tổng số hạt trên bông.

Đây là tính trạng số lượng, do đa gen qui định, chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố môi trường.

Tổng số hạt trên bông là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành năng suất. Nó thể hiện sức chứa hạt của bông. Trong các hướng chọn giống hiện đại thì số hạt trên bông là chỉ số được quan tâm đặc biệt. Các nhà chọn giống cho rằng có hai hướng làm tăng năng suất lúa:

- Tăng số bông trên khóm. - Tăng số hạt trên bông.

Tăng số hạt trên bông là con đường mang tính thực tế cao hơn. Bởi nếu số bông trên khóm ít mà số hạt trên bông nhiều, tỉ lệ hạt chắc cao thì năng suất sẽ cao. Mặc khác muốn tăng số bông trên khóm thì phải kéo dài thời gian đẻ nhánh của cây lúa.

Dẫn liệu bảng 14 và biểu đồ 6 cho thấy: tổng số hạt trên bông của các giống đạt 138,9 đến 376,7 hạt. Trong đó đối chứng đạt 138,9 hạt; HT 1-3 có tổng số hạt trên bông cao nhất đạt 376,7 hạt. Ta có thể thấy tổng số hạt trên bông của các giống khác nhau là tương đối khác nhau.

Tổng số hạt trên bông của các giống có thể sắp xếp như sau: HT1 < S5 < S2 < N46 < S3 < ND5 < N46 < TDB 06-2 < HT 1-3

Về hệ số biến dị: Cv đạt từ 2,0 đến 12,9% ; đạt mức thấp và trung bình. Mặc dù ở giống đối chứng HT1 còn có biến động nhưng nhìn chung các giống còn lại hệ số biến dị đều tương đối ổn định.

3.2.2.2. Số hạt chắc/ bông, tỉ lệ hạt chắc/bông

Trong tất cả các yếu tố cấu thành năng suất thì số hạt chắc trên bông là yếu tố được quan tâm nhiều nhất vì vai trò đặc biệt quan trọng của nó. Bởi nếu muốn tăng năng suất thì phải giảm tối đa hạt lép, tăng tối đa tỉ lệ hạt chắc.

34

Bảng 14: Tổng số hạt/bông, số hạt chắc/bông và tỉ lệ hạt chắc

STT Giống Tổng số hạt/bông Số hạt chắc/bông Tỷ lệ hạt chắc (%) 𝑿 sd (bông) Cv (%) 𝑿 sd (bông) Cv

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và giá trị chọn giống của 7 dòng và giống lúa được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến thực nghiệm tại xã cao minh, phúc yên, vĩnh phúc trong vụ đông xuân 2014 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)