Tổng số hạt trên bông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và giá trị chọn giống của 7 dòng và giống lúa được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến thực nghiệm tại xã cao minh, phúc yên, vĩnh phúc trong vụ đông xuân 2014 (Trang 41)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.2.1.Tổng số hạt trên bông

Đây là tính trạng số lượng, do đa gen qui định, chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố môi trường.

Tổng số hạt trên bông là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành năng suất. Nó thể hiện sức chứa hạt của bông. Trong các hướng chọn giống hiện đại thì số hạt trên bông là chỉ số được quan tâm đặc biệt. Các nhà chọn giống cho rằng có hai hướng làm tăng năng suất lúa:

- Tăng số bông trên khóm. - Tăng số hạt trên bông.

Tăng số hạt trên bông là con đường mang tính thực tế cao hơn. Bởi nếu số bông trên khóm ít mà số hạt trên bông nhiều, tỉ lệ hạt chắc cao thì năng suất sẽ cao. Mặc khác muốn tăng số bông trên khóm thì phải kéo dài thời gian đẻ nhánh của cây lúa.

Dẫn liệu bảng 14 và biểu đồ 6 cho thấy: tổng số hạt trên bông của các giống đạt 138,9 đến 376,7 hạt. Trong đó đối chứng đạt 138,9 hạt; HT 1-3 có tổng số hạt trên bông cao nhất đạt 376,7 hạt. Ta có thể thấy tổng số hạt trên bông của các giống khác nhau là tương đối khác nhau.

Tổng số hạt trên bông của các giống có thể sắp xếp như sau: HT1 < S5 < S2 < N46 < S3 < ND5 < N46 < TDB 06-2 < HT 1-3

Về hệ số biến dị: Cv đạt từ 2,0 đến 12,9% ; đạt mức thấp và trung bình. Mặc dù ở giống đối chứng HT1 còn có biến động nhưng nhìn chung các giống còn lại hệ số biến dị đều tương đối ổn định.

3.2.2.2. Số hạt chắc/ bông, tỉ lệ hạt chắc/bông

Trong tất cả các yếu tố cấu thành năng suất thì số hạt chắc trên bông là yếu tố được quan tâm nhiều nhất vì vai trò đặc biệt quan trọng của nó. Bởi nếu muốn tăng năng suất thì phải giảm tối đa hạt lép, tăng tối đa tỉ lệ hạt chắc.

34

Bảng 14: Tổng số hạt/bông, số hạt chắc/bông và tỉ lệ hạt chắc

STT Giống Tổng số hạt/bông Số hạt chắc/bông Tỷ lệ hạt chắc (%) 𝑿 sd (bông) Cv (%) 𝑿 sd (bông) Cv (%) 1 TDB 06-2 368,40 7,4 2,01 357,60 7,9 2,23 97,1 2 S2 251,90 9,3 3,7 242,20 9,5 3,92 96,2 3 S3 263,20 9,3 3,55 251,90 11,2 4,44 95,4 4 S5 239,80 7,5 3,16 229,90 8,4 3,66 95,8 5 N46 282,70 10,3 3,67 262,70 9,4 3,59 92,9 6 ND5 273,30 7,4 2,71 264,80 8,2 3,11 96,8 7 HT 1-3 376,70 19,2 5,09 356,30 22,3 6,28 94,6 8 HT1 138,90 18,0 12,9 117,00 15,1 12,9 84,1

35

Biều đổ 6: Số hạt trên bông và số hạt chắc trên bông

Dẫn liệu bảng 14 và biểu đồ 6 cho thấy: số hạt chắc trên bông của các giống đạt từ 117,00 đến 357,60 hạt. Ta có thể sắp xếp số hạt chắc trên bông như sau:

HT1 < S5 < S2 < S3 < N46 < ND5 < HT 1-3 < TDB 06-2

Hệ số biến dị dao động trong khoảng 2,2 đến 12,9 đạt mức thấp và trung bình. 368,40 251,90 263,20 239,80 282,70 273,30 376,70 138,90 357,60 242,20 251,90 229,90 262,70 264,80 356,30 117,00 0,00 50,00 100,00 150,00 200,00 250,00 300,00 350,00 400,00 TDB 06-2 S2 S3 S5 N46 ND5 HT 1-3 HT1

36

Biểu đồ 7: Tỉ lệ hạt chắc/bông

Mặc dù tổng số hạt/bông và số hạt chắc/bông ở các giống có sự khác biệt khá rõ rệt nhưng tỉ lệ hạt chắc/bông ở các giống vẫn cao và tương đối đồng đều, dao động trong khoảng 84,1 đến 97,0%.

3.2.3. Khối lượng 1000 hạt, năng suất lý thuyết và năng suất thực tế.

3.2.3.1. Khối lượng 1000 hạt.

Khối lượng 1000 hạt (P1000) là yếu tố cuối cùng trong các chỉ tiêu chọn giống của cây lúa. So với các yếu tố khác thì P1000 ít biến động bởi nó phụ thuộc chủ yếu vào bản chất của giống. P1000 là chỉ tiêu nói lên khả năng vận chuyển, tích lũy chất khô vào hạt, góp phần tăng năng suất và tỉ lệ hạt gạo nguyên.

P1000 do 2 thành phần cấu thành: khối lượng vỏ trấu và khối lượng hạt gạo. Trong đó, khối lượng vỏ trấu chiếm 20%, khối lượng hạt gạo chiếm 80% khối lượng chung của hạt

97,1 96,2 95,4 95,8 92,9 96,8 94,6 84,1 75 80 85 90 95 100 TDB 06-2 S2 S3 S5 N46 ND5 HT 1-3 HT1 Tỉ lệ hạt chắc

37 Bảng 15: Khối lượng 1000 hạt STT Giống P1000 (gam) 1 TDB 06-2 20,1 2 S2 21,7 3 S3 20,4 4 S5 20,7 5 N46 19,7 6 ND5 21,6 7 HT 1-3 21,7 8 HT1 24,8

Biểu đồ 8: Khối lượng 1000 hạt

20,10 21,70 20,40 20,70 19,70 21,60 21,70 24,80 0,00 5,00 10,00 15,00 20,00 25,00 30,00 TDB 06-2 S2 S3 S5 N46 ND5 HT 1-3 HT1 Khối lượng 1000 hạt

38

Dẫn liệu bảng 15 và biểu đồ 8 cho thấy: P1000 dao động trong khoảng 19,7 đến 24,8g. Trong đó cao nhất là giống đối chứng HT1, thấp nhất là giống N46.

3.2.3.2. Năng suất lý thuyết và năng suất thực tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năng suất là mục đích cuối cùng của các nhà chọn giống, năng suất liên quan đến nhiều biện pháp kỹ thuật và chăm sóc.

Nếu cấy thưa thì số bông phụ thuộc vào số nhánh hữu hiệu trong từng khóm từ một dảnh mẹ khi cấy.

Nếu cấy dày thì số bông chủ yếu phụ thuộc vào số dảnh mẹ

Nếu cấy dày vừa phải thì số bông phụ thuộc vào dảnh mẹ và khả năng đẻ nhánh. Cấy dày vừa phải trên diện tích đại trà có thể đạt năng suất cao hơn cấy dày và cấy thưa.

Tuy nhiên, năng suất còn liên quan chặt chẽ đến đặc điểm giống lúa trong điều kiện nhất định ở từng địa phương.

Bảng 16: Năng suất lý thuyết và năng suất thực tế (tấn/ha)

STT Giống Năng suất lý thuyết Năng suất thực tế

1 TDB 06-2 6,73 5,53 2 S2 6,94 5,86 3 S3 6,23 5,26 4 S5 5,98 4,71 5 N46 7,74 6,52 6 ND5 7,88 6,27 7 HT 1-3 7,62 6,46 8 HT1 6,00 5,40

39

Biểu đồ 9: Năng suất lý thuyết và năng suất thực tế (tấn/ha)

Kết quả thu được ở bảng 16 và biểu đồ 9 cho thấy, nhìn chung các giống khảo sát đều có năng suất đạt mức cao. Năng suất thực tế thường thấp hơn so với năng suất lý thuyết 10 - 20% do một số yếu tố khách quan.

3.3. Đặc điểm hình dạng hạt gạo.

Hình dạng hạt thuộc loại tính trạng chất lượng, phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, ít hoặc không chịu ảnh hưởng của môi trường và kỹ thuật chăm sóc.

3.3.1. Chiều dài hạt gạo (D).

Chiều dài hạt (D) là một trong 2 yếu tố quyết định hình dạng hạt và cũng là yếu tố chi phối năng suất lúa.

6,73 6,94 6,23 5,98 7,74 7,88 7,62 6,00 5,53 5,86 5,26 4,71 6,52 6,27 6,46 5,40 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 TDB 06-2 S2 S3 S5 N46 ND5 HT 1-3 HT1

40

Theo IRRI (1996) [7], chiều dài hạt được đánh giá theo 4 thang điểm 1. Quá dài: >7,5 mm

2. Dài: 6,6 - 7,5 mm

3. Trung bình: 5,51 – 6,6 mm 4. Ngắn: <5,5 mm

Dẫn liệu bảng 17 cho thấy: chiều dài hạt gạo của các giống đạt từ 5,3 đến 7,1mm - thuộc dạng trung bình và dài. Có thể sắp xếp chiều dài hạt của các giống theo thứ tự sau:

HT1 < TDB 06-2 < S5 < S2 < HT 1-3 < ND5 < N46 < S3

Hệ số biến dị đạt 10,69 đến 22,79%. Kết quả này cho thấy các giống được khảo sát đều ốn định về tính trạng chiều dài hạt gạo, riêng giống đối chứng HT1 thì cần phải theo dõi thêm ở các vụ sau.

3.3.2. Chiều rộng hạt gạo (R).

Cùng với chiều dài, chiều rộng hạt gạo cũng quyết định hình dáng hạt gạo và cũng là yếu tố chi phối năng suất lúa.

Dẫn liệu bảng 17 cho thấy chiều rộng hạt gạo dao động từ 2,33 đến 2,60 mm. Có thể sắp xếp chiều rộng hạt gạo theo thứ tự sau:

HT 1-3 < ND5 < S3 < N46 – TDB 06-2 < S2 < HT1 < S5

Hệ số biến dị dao động trong khoảng 19,64 đến 20,71% - đạt mức trung bình.

41

Bảng 17: Chiều dài, chiều rộng và hình dạng hạt gạo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

STT Giống Chiều dài hạt gạo Chiều rộng hạt gạo Tỉ lệ (D/R) 𝑋 sd (mm) Cv (%) 𝑋 sd (mm) Cv (%) 1 TDB 06-2 5,70 ± 0,70 12,32 2,50 0,51 20,34 2,28 2 S2 6,06 0,91 14,95 2,53 0,51 20,03 2,39 3 S3 7,1 0,76 10,69 2,43 0,5 20,71 2,92 4 S5 6,0 0,83 13,84 2,60 0,50 19,64 2,32 5 N46 7,0 0,85 12,09 2,50 0,51 20,34 2,80 6 ND5 6,83 0,83 12,20 2,36 0,49 20,71 2,89 7 HT 1-3 6,76 0,90 13,27 2,33 0,48 20,55 2,90 8 HT1 5,30 1,21 22,79 2,56 0,50 19,64 2,07 3.3.3. Hình dạng hạt gạo.

Kết quả nghiên cứu thu được ở bảng 17 cho thấy các giống nghiên cứu có hình dạng hạt gạo ở dạng tung bình, tỷ lệ D/R đều nằm trong khoảng 2,07 đến 2,92.

3.4. Thời gian sinh trƣởng

Thời gian sinh trưởng của cây lúa là thời gian từ khi hạt lúa nảy mầm cho đến khi cây lúa có 85% số hạt chín. Thời gian sinh trưởng dài hay ngắn phụ thuộc vào giống và thời vụ gieo cấy.

Thời gian sinh trưởng phụ thuộc vào phản ứng của giống với biến đổi của thời kì chiếu sáng và nhiệt độ. Trong đó, chu kì chiếu sáng và cường độ ánh sáng đóng vai trò chủ yếu.

42

Xu hướng của các nhà chọn giống hiện đại là tạo ra những giống có thời gian sinh trưởng ngắn, ít nhạy cảm với quang chu kì nhằm luân canh và tăng vụ.

Bảng 18: Thời gian sinh trưởng

STT Giống Thời gian sinh trƣởng (ngày)

1 TDB 06-2 127 2 S2 124 3 S3 125 4 S5 128 5 N46 125 6 ND5 129 7 HT 1-3 128 8 HT1 130

Dẫn liệu bảng 18 cho thấy, thời gian sinh trưởng của các giống được khảo sát trong vụ Đông - Xuân chênh lệch nhau không nhiều, giống S2 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là 124 ngày và giống HT1 có thời gian sinh trưởng dài nhất là 130 ngày. Đây là các giống lúa thuộc nhóm có thời gian sinh trưởng dài vừa phải, rất phù hợp cho nông dân ở miền Bắc trong việc cơ cấu mùa vụ và giống cây trồng.

43

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

- Đã đánh giá được một số đặc điểm nông sinh học của 7 giống lúa, kết quả thu được cho thấy: Các giống lúa nghiên cứu có chiều cao cây ở mức trung bình (88,04 cm - 110,23 cm), tính trạng chiều cao cây có tính ổn định cao. Các giống có bộ lá đòng dài và rộng vừa phải và cũng có tính ổn định cao. - Đã đánh giá được một số yếu tố cấu thành năng suất:

+ Số bông trên khóm ở tất cả các giống đều ở mức thấp (3,60 đến 5,86 bông/khóm) và không đều ở các giống.

+ Tất cả các giống đều có chiều dài bông đạt mức trung bình và khá đồng đều (23,6 - 24,56cm). Tính trạng chiều dài bông có tính ổn định cao và ít chịu ảnh hưởng của môi trường.

+ Khối lượng 1000 hạt đạt ở mức độ vừa phải và khá đồng đều (20,1 đến 21,7g). Năng suất suất thực tế của các giống thu được ở mức trung bình và trung bình khá. Các giống đều có dạng hạt dài trung bình.

2. Kiến nghị

Cần tiếp tục theo dõi 3 giống đột biến nổi trội hơn là S2, HT 1-3 và N46 để phục vụ chọn tạo giống.

44

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ NN&PTNT (2011), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá

trị canh tác và sử dụng của giống lúa, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Vũ Ngọc Dương (2008), Một số kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lúa ở

Việt Nam, Cổng thông tin khoa học và công nghệ, Sở Khoa học công nghệ

Bình Dương.

3. Nguyễn Ngọc Đệ (2008), Giáo trình Cây lúa, Đại học Cần Thơ. 4. Vũ Đình Hòa (2009), Giáo trình Chọn giống cây trồng, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Hoan (1995), Kĩ thuật canh tác lúa, NXB giáo dục, 2005. 6. Lại Đình Hòe (2007), Nghiên cứu chọn tạo giống lúa nước chất lượng và

chuyển giao kỹ thuật nhân giống phục vụ cho sản xuất trên địa bàn tỉnh Phú Yên, Đề tài nghiên cứu khoa học Viện khoa học kỹ thuật Nông (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ.

7. IRRI (1996), Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen lúa IRRI - NXB

Nông nghiệp, Hà Nội

8. Nguyễn Văn Luật (2011), Cây lúa Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 9. Phạm Danh Tướng (2007), Chọn tạo giống lúa bằng phương pháp đột

biến - Cổng thông tin điện tử, Sở Khoa học và công nghệ An Giang.

10. http://hoinongdan.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/khoa-hoc-cong- nghe;jsessionid. 11. http://www.tienphong.vn/cong-nghe-khoa-hoc/dot-bien-phong-xa-va- nhung-cay-con-giong-moi-113643.tpo 12. http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BAa 13. http://voer.edu.vn/m/vi-tri-cua-lua-gao-trong-nen-kinh-te-the-gioi-va- viet-nam/9ffdcd78

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và giá trị chọn giống của 7 dòng và giống lúa được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến thực nghiệm tại xã cao minh, phúc yên, vĩnh phúc trong vụ đông xuân 2014 (Trang 41)