Chiều cao cây lúa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và giá trị chọn giống của 7 dòng và giống lúa được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến thực nghiệm tại xã cao minh, phúc yên, vĩnh phúc trong vụ đông xuân 2014 (Trang 29)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.1.Chiều cao cây lúa

Chiều cao cây là tính trạng phản ánh độ dài thân. Tính trạng chiều cao cây có liên quan đến tính kháng đổ. Nếu cây quá cao thân lúa sẽ dễ bị đổ ở giai đoạn vào chắc. Vì lúc này khối lượng của bông lúa ngày càng tăng, thân lúa quá cao thì khả năng chống đỡ kém, dễ gây đổ làm giảm năng suất một cách rõ rệt [5]. Tuy nhiên, ở những khu vực trũng dễ ngập úng thì cây lúa cao lại có tác dụng tốt. Do những ưu, nhược điểm trên mà trong công tác chọn giống các nhà nghiên cứu cần hết sức quan tâm đến tính trạng chiều cao cây.

Trong phạm vi của nghiên cứu này đã đánh giá về đặc điểm chiều cao cây của 7 giống được gieo trồng vụ Đông - Xuân năm 2014 tại xã Cao Minh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc như sau:

Bảng 8: Chiều cao cây lúa

STT Tên giống Chiều cao cây

𝑿 sd (cm) Cv(%) 1 TDB 06-2 88,07 1,21 1,38 2 S2 93,82 1,12 1,20 3 S3 110,23 1,16 1,05 4 S5 90,10 1,16 1,28 5 N46 89,40 1,39 1,55 6 ND5 90,92 1,23 1,35 7 HT 1-3 97,97 2,32 2,37 8 HT1 99,35 3,39 3,41

22

Biểu đồ 1: Chiều cao cây lúa

Từ kết quả thu được ở bảng 8 và biểu đồ 1 cho thấy, trong 7 giống đột biến thì có 6 giống có chiều cao cây ở mức thấp đạt từ 88,07 - 97,97cm. Đây là ưu điểm tốt chống đổ. Còn lại giống đột biến S3 có chiều cao vượt lên đạt 110,23cm.

Thứ tự chiều cao cây của các giống được sắp xếp như sau: TDB 06-2 < N46 < S5 < ND5 < S2 < HT 1-3 < HT1 < S3

Hệ số biến động về chiều cao cây lúa của các giống nghiên cứu (Cv) khá thấp, dao động từ 1,38 đến 3,41% điều này cho thấy mức độ biến động về chiều các của các cá thể trong 1 giống đều ở mức thấp. Như vậy, tính trạng chiều cao cây của các giống lúa nghiên cứu là tương đối ổn định.

88,07 93,82 110,23 90,10 89,40 90,92 97,97 99,35 0 20 40 60 80 100 120 TDB 06-2 S2 S3 S5 N46 ND5 HT 1-3 HT1

23

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và giá trị chọn giống của 7 dòng và giống lúa được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến thực nghiệm tại xã cao minh, phúc yên, vĩnh phúc trong vụ đông xuân 2014 (Trang 29)