a.Đặc điểm
Theo phương pháp kiểm kê định kỳ thì kế toán không thực hiện ghi chép, phản ánh thường xuyên liên tục và có hệ thống tình hình nhập, xuất vật liệu vào các tài khoản phản ánh trên các tài khoản hàng tồn kho mà khi phát sinh các nghiệp vụ tăng, giảm nguyên vật liệu, kế toán phản ánh vào một tài khoản riêng sử dụng cho phương pháp kiểm kê định kỳ, đó là TK 611. Vào cuối kỳ thì phải kiểm kê định kỳ
nguyên vật liệu để xác định giá vốn thực tế của vật liệu tồn kho cuối kỳ theo một trong bốn phương pháp tính giá trị hàng tồn kho của chuẩn mực kế toán, sau đó mới xác định giá vốn thực tế của vật liệu xuất kho theo công thức:
b.Tài khoản sử dụng
* TK 611 “Mua hàng”. Tài khoản này dùng để phản ánh giá vốn thực tế của vật liêụ trong kỳ.
* TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu” dùng để phản ánh giá trị thực tế nguyên liệu, vật liệu tồn kho chi tiết theo từng loại.
Khác với phương pháp kê khai thường xuyên, đối với doanh nghiệp áp dụng kế toán theo phương pháp KKĐK thì 2 TK 151, 152 không để theo dõi tình hình nhập xuất trong kỳ mà chỉ dùng để kết chuyển giá trị thực tế vật liệu và hàng mua đang đi đường vào lúc đầu kỳ, cuối kỳ vào TK 611 “mua hàng”
* TK 151 “ hàng mua đang đi đường” dùng để phản ánh trị giá số hàng mua (thuộc sở hữu của đơn vị) nhưng đang đi đường hay đang gửi tại kho người bán, chi tiết theo từng loại hàng, từng người bán.
Ngoài ra trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan như 133, 331, 111, 112... Các TK này có nội dung và kết cấu giống như phương pháp KKTX.
c. Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu
• Trình tự hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp KKĐK, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
- Các trường hợp tăng vật tư: + Kết chuyển vật liệu tồn kho đầu kỳ
Giá vốn thực tế của vật liệu xuất
kho trong kỳ = + – Giá vốn thực tế của vật liệu tồn kho đầu kỳ Giá vốn thực tế của vật liệu tồn kho cuối kỳ. Giá vốn thực tế
của vật liệu tăng trong kỳ.
Nợ TK 151,152 Có TK 611
+ Khi doanh nghiệp mua vật liệu nhập kho chưa thanh toán với người bán, hay thanh toán ngay bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng...
Nợ TK 611 Nợ TK 133
Có TK 331,111,112
+ Khi nhập kho vật liệu do được quyên tặng Nợ TK 611
Có TK 711
- Các trường hợp giảm vật tư
+ Kết chuyển vật liệu tồn kho đầu kỳ Nợ TK 151,152
Có TK 611 + Các khoản được giảm trừ
Nợ TK 632
Có TK 611
Nợ TK 632
Có TK 611
Trình tự hạch toán tổng hợp kế toán nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ, tính thuế GTGT theo phương phương pháp khấu trừ.
TK611 TK152 TK152
K/c GT NVL tồn kho K/c NVL tồn kho cuối kỳ Đầu kỳ
TK111,112,331 TK331,111,112 Mua NVL nhập kho Giá trị VL trả lại hoặc
giảm giá TK133 TK 133
Thuế GTGT Thuế GTGT Được khấu trừ Được khấu trừ
TK 621,627,641..
TK 411 XK phục vụ sx KD Nhận góp vốn liên doanh
TK 222
Thu hồi vốn góp liên doanh GT NVL đã thu hồi hoặc khấu trừ vào lương
Sơ đồ 1.6: Tổng hợp kế toán NVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ 1.4 Kiểm kê nguyên vật liệu
• Kiểm kê là một trong những biện pháp để quản lý vật tư tài sản. Thông qua kiểm kê, doanh nghiệp nắm được hiện trạng của vật tư cả về số lượng và chất lượng, ngăn ngừa và phát hiện những hiện tượng tham ô, lãng phí và có biện pháp quản lý tốt hơn đảm bảo an toàn vật tư tài sản của doanh nghiệp.
• Khi kiểm kê doanh nghiệp phải lập hội đồng hoặc ban kiểm kê với đầy đủ các thành phần theo quy định. Hội đồng hay ban kiểm kê, khi kiểm kê phải cân, đong,đo, đếm cụ thể đối với từng loại vật tư và phải lập biên bản kiểm kê theo quy định ( Mẫu số 05- VT), xác định chênh lệch giữa số ghi trên sổ kế toán với số thực tế kiểm kê, trình bày ý kiến xử lý các chênh lệch.
• Kiểm kê thường được kiểm kê định kỳ vào cuối kỳ hoặc cuối năm trước khi lập báo cáo tài chính.
Nợ TK 152 Nợ TK 153
Có TK 338
+ Nếu thiếu vật tư chưa rõ nguyên nhân: Nợ TK 138
Có TK 152
Có TK 153
+ Nếu phát hiện thiếu vật tư người chịu trách nhiệm vật chất phải bồi thường, kế toán ghi:
Nợ TK 138
Có TK 152
Có TK 153