Về giá trị của rau ăn làm thuốc

Một phần của tài liệu Điều tra rau ăn làm thuốc của người dao đỏ ở huyện sa pa lào cai (Trang 54)

4.23.1. Giá trị sử dụng

Do điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn nên đời sống của ngưòd dân còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Vì vậy, mặc dù chưa có nghiên cứu nào vể giá trị dinh dưỡng nhưng bài thuốc RALT vẫn tồn tại và được công nhận trong cộng đồng. RALT, trên thực tế, là một bài thuốc không thể thiếu được đối với người dân, đặc biệt là trong việc nâng cao sức khỏe và bồi bổ cho PNSKS.

Trong số 45 loài RALT của người Dao, có 9 loại đã được sử dụng phổ biến bởi người dân Việt Nam ở các vùng miền và đã được chứng minh tác dụng tương tự với tác dụng người Dao đang sử dụng cho những loại cây này [5],

[13]. Người Dao có sự khắt khe trong việc chọn gà nấu ăn cho PNSKS, trong đó gà chân đen (gà ác) là tốt nhất. Theo y học cổ truyền, thịt và xương gà ác có vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ dưỡng cao. Thịt gà ác đặc trị các bệnh về phổi, thận, đau lưng, ra mồ hôi trộm, chân tay yếu mỏi, tạng yếu, lao lực, rất tốt cho người ốm dậy và PNSKS [20].

Đối với PNSKS, thiếu máu là một hiện tượng phổ biến do chảy máu nhiều. Những loại rau có màu đỏ, thường có nhiều sắt và ß-Caroten, có lợi cho việc tạo máu. Một số ngưòd bị phù, ngứa nổi mẩn do bị nóng trong sau khi sinh được dùng những loại rau có tác dụng làm mát như Kim ngân, Pù tạy im luồng. Những cách sử dụng này đều phù hợp với nghiên cứu hiện đại. Theo quan niệm “ăn gì bổ n ấ y của người xưa, thì việc sử dụng các cây có nhựa mủ trắng (hầu hết là họ Thiên lý) để cho PNSKS có nhiều sữa đã chứng tỏ khả năng sáng tạo và phát hiện của ngưòi dân trong việc dùng cây thuốc. PNSKS còn có bị trầm cảm [24]. Việc dùng rượu cái, với lượng nhỏ (nồng độ cồn là không đáng kể) có tác dụng tốt đối với thần kinh, giúp người mẹ có giấc ngủ sâu hơn mà không ảnh hưcừig đến sức khỏe em bé (do không phải dùng thuốc an thần gây ngủ). Người Tày ở khu vực Đà Bắc- Hòa Bình cũng sử dụng lúa nếp để đi hỏi thăm phụ nữ mới sinh. Họ cho rằng thức ăn tốt cho PNSKS là

cơm nếp chấm muối, vì cơm nếp giúp cho người phụ nữ khỏe và có nhiều sữa [14]. Như vậy, tri thức của người Dao trong sử dụng RALT phù hợp với tri thức sử dụng của các dân tộc khác và cũng phù họfp với những nghiên cứu hiện đại. Vì thế, những tri thức này cần được nghiên cứu, từ đó để bảo tồn, gìn giữ và phát triển.

4.2.3.2. Giá trị văn hóa

RALT là một nét đặc trưng văn hóa của người Dao đỏ ở Sa Pa vì nó hàm chứa nhiều quan niệm tín ngưỡng của dân tộc này. Sự khắt khe trong việc ủ rượu nếp (phải ủ được đúng 7 ngày mới được dùng) hay cách chọn và làm thịt gà cho đến ngày nay vẫn được tuân thủ nghiêm ngặt.

RALT là một đặc trưng cho việc sử dụng cây cỏ của người Dao đỏ mà ít có ảnh hưởng đến các dân tộc khác. Người H ’mông, dân tộc có cùng địa bàn sinh sống, có nhiều tương đồng về tập quán, cũng sử dụng RALT nhưng các cây sử dụng và cách chế biến cũng khác (không có rượu cái) và không phải tuân thủ những quy định chặt chẽ như trong chế biến RALT của người Dao. RALT là bài học của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ đi sau. Nó không chỉ là những kiến thức về cây thuốc mà nó còn là nền tảng văn hóa đặc trưng cho sự tồn tại của cả một cộng đồng dân tộc.

4.2.33. Giá trị kinh tế và phát triển

RALT có tiềm năng về thị trường rất lớn:

(1) Các cây hầu hết đều dễ trồng, có thể mọc quanh năm, chu kỳ sản xuất ngắn nên phù hợp với canh tác với số vốn nhỏ của người dân. (2) Nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên để phòng và chữa bệnh ngày tăng. Đặc biệt, xu hướng sử dụng TPCN của thế giới hiện nay đã vào Việt Nam và đang ở giai đoạn phát triển mạnh nhất. TPCN của doanh nghiệp trong nước hầu hết mới chỉ là những loại đơn giản như các loại Trà, hay Gà tần với dược liệu (Nhân sâm, Sâm linh chi, thuốc bắc v.v...)- Còn những sản phẩm TPCN cho bà mẹ và trẻ em

như của HIPP đều phải nhập ngoại. Tác dụng chính của RALT giúp PNSKS có nhiều sữa, khỏe và phòng các bệnh hậu sản. Do đó, việc nghiên cứu chế biến RALT thành dạng TPCN cũng có thể là một hưófng phát triển khả thi.

(3) Kết hợp làm sản phẩm du lịch. Phối hợp với cách ở Homestay, tắm thuốc và ăn rau thuốc sẽ giúp ngưòi du lịch hiểu hơn về văn hóa người Dao.

(4) Sự hợp tác của các gia đình người Dao đỏ trong việc phát triển sản phẩm bản địa nếu như những khó khăn đã nêu trong phần kết quả (bảng 3.3) được giải quyết bằng cách hỗ trợ kỹ thuật và tài chính. Nhìn nhận về những thuận lợi của sản phẩm RALT nếu được phát triển thành TPCN:

(1) Mục đích sử dụng RALT của cộng đồng là hoàn toàn phù hợp với mục đích sử dụng của TPCN thông thường.

(2) Người dân các vùng ở Việt Nam thường tin vào cách người dân j ĩ

tộc thiểu số sử dụng cây cỏ làm thuốc.

(3) Nhận được sự đồng tình của người dân bản địa trong việc cung cấp thông tin và tham gia tạo nguồn cây RALT.

(4) Là sản phẩm TPCN giành cho bà mẹ được sản xuất trong nước, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của những ngưòi dân, đặc biệt là những người thu nhập trung bình.

(5) Thị trường TPCN đang phát triển mạnh do nhu cầu TPCN lớn của người dân.

(6) Các sản phẩm TPCN ngoại nhập có giá thành cao và đôi khi chất lượng không đảm bảo.

Tuy nhiên, những khó khăn sẽ gặp phải khi duy trì và phát triển bài thuốc đến các thành phố lớn này đó là:

(1) Thiếu nguồn cung cấp các cây, đặc biệt là các loài quý hiếm. (2) Chưa có tài liệu chứng minh về giá trị dinh dưỡng cũng như độc tính (nếu có) của các loại RALT này.

(3) Mùi vị của món ăn còn lạ, chưa hợp với nhiều thực khách. (4) Quỹ vườn nhỏ, tập quán chăn thả gia súc tự do.

Trong vấn đề nghiên cứu phát triển, có hai khả năng; (i) Cộng đồng tự phát triển (hình thức của công ty Sa Pa-Napro tại đội 2- xã Tả Phin) thì cần có sự hỗ trợ kỹ thuật từ bên ngoài như các nhà khoa học để nghiên cứu và phát triển sản phẩm, hoặc (ii) Cộng đồng không thể tự phát triển sản phẩm, nên sản phẩm chỉ có thể được phát triển bởi ngưòi ngoài cộng đồng (nhà sản xuất). Vì thế, nhà sản xuất cần lưu ý về vấn đề đạo đức trong tìm kiếm các sản phẩm mới từ cây cỏ. Nhà sản xuất phải chia sẻ công bằng cho người dân địa phương vì sự đóng góp hiểu biết của họ cho những sản phẩm mới đem lại lợi nhuận cho nhà sản xuất đồng thời cam kết giữ bí mật về tri thức và kinh nghiệm của cá nhân hay cộng đồng theo nguyên tắc về quyền sở hữu trí tuệ (IPR- Intellectual Property Right) và công ước đa dạng sinh học (CBD - The Convention on Biological Diversity) [17]. Vì thế, mọi nghiên cứu phát triển cho sản phẩm RALT cần phải tôn trọng bản quyền cho người Dao đỏ và đảm bảo sự chia sẻ công bằng cho cộng đồng.

Vì thế, để duy trì nhưng tri thức sử dụng cây cỏ của người dân tộc ở Sa Pa thì cần có những biện pháp bảo tồn hữu hiệu cả tri thức sử dụng cũng như nguồn cây cỏ, vì đó không chỉ là kinh nghiệm quý báu của dân tộc mà còn là nét đặc trưng về văn hóa của các dân tộc ít người Việt Nam.

1. Các loài cây thuốc được người Dao đỏ sử dụng làm rau ăn làm thuốc

Đã xác định được 45 loài, thuộc 30 họ thực vật, trong đó có 26 loài đã xác định được tên khoa học, 29 loài đã xác định được đến tên chi. Có 9 loài được thống kê là rau ăn thông thường. Các cây RALT được thu hái nhiều ở rừng và vườn của các hộ dân. Có 20 loài RALT đã được trồng ở vườn.

2. Sử dụng và buôn bán rau ăn làm thuốc

RALT là bài thuốc phổ biến dùng cho PNSKS, người mệt mỏi gầy yếu, và một số trường hợp đặc biệt hơn là làm tan bệnh và thúc đẻ. Ngoài ra nó còn được ăn trong các lễ cưới, lễ cúng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bộ phận sử dụng chính của RALT là lá và thân, thường là lá và thân non. Mỗi cây có thể dùng nhiều bộ phận. Có 4 cách nấu RALT. Cách chế biến chính là nấu với rượu cái và thịt gà. RALT được thu hái quanh năm nhưng nhiều nhất là từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch.

RALT mới chỉ được dùng chủ yếu trong cộng đồng người Dao, chưa được sử dụng rộng rãi bởi các dân tộc khác trong cùng khu vực sinh sống như người H ’mông và người Kinh. Và đến nay, RALT vẫn chưa có thị trường cụ thể.

3. Bảo tồn rau ăn làm thuốc

Về bảo tồn tri thức sử dụng RALT, bố mẹ và ông bà vẫn truyền miệng lại kiến thức sử dụng cây thuốc và RALT cho con cháu thông qua các hoạt động sinh hoạt và lao động hàng ngày. Thế hệ người Dao trẻ cũng có thái độ tiếp thu nghiêm túc kinh nghiệm của cha ông.

Vẻ bảo tồn nguồn cây, RALT đã được trồng ở vườn của nhiều hộ người Dao trên khoảng diện tích 1- 3mVcây. Nhưng việc trồng cây còn gặp nhiều khó khăn, cần có sự hỗ trợ về cả kỹ thuật và vốn.

B. KHUYẾN NGHỊ

Để phát triển bền vững sản phẩm RALT trong thời gian tới cần phải:

(1)Lựa chọn các loài chính trong bài RALT theo các tiêu chí: dễ ăn, ngon và bổ.

(2) Xác định được giá trị dinh dưỡng, tác dụng dược ỉý (nếu cần) của các loài RALT.

(3) Lập nhóm quan tâm về RALT tại cả 2 xã.

(4) Tạo nguồn: (i) Khuyến khích người dân trồng các loại cây RALT thông thường; (ii) Nghiên cứu trồng trọt các loài mọc hoang, quý hiếm.

(5) Kết hợp với quảng cáo du lịch để quảng bá sản phẩm, xác định thị trưòỉng trước mắt là tại hai xã Tả Phin, Tả Van và thị trấn Sa Pa.

(6) Nghiên cứu một số dạng sản phẩm chế biến cho phù hợp với nhu cầu thị trưòỉng (thực phẩm chức năng, các dạng chế biến ăn liền) để có thể phát triển được bài thuốc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. T rần Thanh Bình (2005), Dịch tễ Dược học, Bộ môn Quản Lý Kinh Tế Dược, trường ĐH Dược Hà Nội.

2. Bộ Môn Dược lý (2004), Dược lý học, Trường Đại học Dược Hà Nội.

3. Lê Đình Bích, T rần Văn ơ n (2005), Thực vật học, Bộ Môn Thực Vật, Trường Đại học Dược Hà Nội.

4. Nguyễn Tất Cảnh, Trần Văn ơ n , Tô Xuân Phúc (2005), Nông lâm

sản bản địa và vấn đề thị trường của miền núi Việt Nam, NXB Nông nghiệp.

5. Võ Văn Chi (1998), Cây rau làm thuốc, NXB Tổng hợp Đồng Tháp. 6. Võ Văn Chi (2004), Từ điển thực vật thông dụng, NXB Khoa học Kỹ

thuật.

7. Đại học Nông nghiệp 1 (2002), Ngành rau quả ở Việt Nam, Thư viện Đại học Nông nghiệp 1.

8. Đại học Y Hà Nội (2004), Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm,

NXB Y học.

9. Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, NXB Trẻ.

10. T rần Thị Hiền, Nguyễn Thị Thanh Giang (2005),“Khảo sát bài thuốc tắm của người Dao đỏ ở Sa Pa - Lào Cai”, Hội nghị Dược học và tuổi trẻ Đại học Dược Hà Nội, Trung tâm Thư viện - Thông tin, Trưòỉng Đại học Dược Hà Nội.

11. T rần Công Khánh (2003), Công tác dược liệu trong “Chiến lược phát triển ngành Dược giai đoạn đến 2000”, Hội nghị Dược liệu toàn quốc

lần thứ nhất '"‘‘Phát triển Dược liệu bền vững trong th ế kỷ x x r \ Trung tâm Thư Viện- Thông tin, Trường Đại học Dược Hà Nội.

12. Đỗ Đức Lợi (2002), Tập tục trong chu kỳ đời người của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao ở Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13. Đỗ Tất Lợi (2003), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học.

14. Đặng Văn Niên, Lưu Ngọc Trinh, Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Nguyễn Thị Thanh Tuyết (2004), “Lúa nếp trong văn hóa ẩm thực của cộng đồng người Tày với công tác Bảo tồn nguồn gen lúa nếp tại 2 địa điểm nghiên cứu ở huyện Đà Bắc- Hòa Bình”, Bảo tồn nội vi Tài nguyên cây trồng vì sự phát triển bền vững, NXB Nông nghiệp.

15. Trần Văn ơ n , Chris Wheatley, Peter Butler, Đỗ Thị Thu Hà,

Thomas Osborn (2006), Cải cách phát triển dược liệu ở vùng núi cao Việt Nam, NXB Nông Nghiệp.

16. T rần Văn ơ n (2003), Góp phần nghiên cứu bảo tồn tài nguyên cây thuốc ở Vườn quốc gia Ba Vì, Luận án tiến sỹ Dược học.

17. T rần Văn ơ n , T rần Công Khánh, T rần Khắc Bảo, T rần Đình Lý (2001), Thực vật dân tộc học (Tác giả J.Maitin, dịch và biên soạn: Trần Văn ơn, Phan Bích Nga, Trần Công Khánh, Trần Khắc Bảo, Trần Đình Lý), NXB Nông nghiệp.

18. Chu Thái Sơn, Võ Mai Phương (2005), Người Dao, NXB Trẻ.

19. Phạm Hà Thanh Tùng (2006), Điều tra thi thức sử dụng "'Bài thuốc

tắrrỉ' của cộng đồng người Dao ở một số xã miền Bắc Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp Dược sỹ Đại học.

20. Nguyễn Anh Tuấn (2005), Những giống gà ngon thịt và bổ dưỡng, Tạp chí Tiêu ơiuẩn - Đo lường - Chất Lượng (số 1,2), p. 14 -15.

B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

21. Vainio H & Bỉanchini F (2003), lARC Handbooks o f Cancer Prevention: Fruit and Vegetables-Vol. 8. Lyon, France.

22. W HO - lUCN - W WF (1993), Guidelines on the Conversation o f Medicinal Plants.

c . TÀI LIỆU TỪ INTERNET

*/ Tiếng Việt

23. Bộ Y Tế, “Thông tư hướng dẫn việc quản lý các sản phẩm thực phẩm chức năng”

httD:ỉ/www.moh.sov.vn/homebytlvn/portal/InfoDetail.isD?area=58&cat

=Ỉ812&ID=2742 .

24. BC Partners for Mental Health and Addictions Information, Tiếng

Việt

http://www.heretohelD.bc.ca/publications/factsheets/vietnamese/05%20 viet partum.pdf.

25. Nguyễn Thượng Chánh, “Đói ăn rau, đau uống thuốc”, http://www.advite.com/doianrau.htm .

26. Thông tấn xã Việt Nam, “Bảo tồn chữ Nôm của dân tộc Dao”,

httD:llwww.vnasency.com.vnlT ransChu/VNỈtabid/58ỉitemidỉỉ 17316/Defa

ult.asDx.

27. ủ y ban dân tộc miền núi, “Dân tộc Dao”,

httD:llwww.cema.sov.vnlmodules.Dho?name=Content&OD=details&mi

d=382 .

28. ủ y ban nhân dân tỉnh Lào Cai httv:llwww.laocai.2ov.vn .

29. W ikipedia, “người Dao” , (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

*/ Tiếng Anh

30. Appel L J, Moore T J, O barzanek E, et al (1997), “A clinical trial of the effects of dietary patterns on blood pressure”

htw :! Iwww .ncbi .nlm.nih.80vl entrez! query .fcei? db=pubmed&cmd=Retri eve&dovt=AbstractPlus&list uids=9099655&auery_hl=16&itool=Du bmed docsum .

31. Brown L, Rimin EB, Seddon JM , et al (1999), “A prospective study of carotenoid intake and risk of cataract extraction in u s men”,

httD:llwww.ncbi.nlm.nih.20vlentrezlauery.fc2Ì?db=Dubmed&cmd=Retri eve&doDt=AbstractPlus&list uids=10500021 &auery hl=7&itool=Du

bmed docsum .

32. u .s Food and Drug Administration, “Dietary Supplement Health and Education Act of 1994”, http:llwww.fda.sovloDacom/lawsldshea.html

33. Djousse L, et al (2004), “Fruit and vegetable consumption and LDL cholesterol”,

http:! ¡WWW.ncbi.nlm.nih.sovlentrezlauery.fcsi?cmd=Retrieve&db=Pub

Med&dovt=Citation&list uids=14749225.

34. Etm inan M, Takkouche B, Caam ano-Isorna F (2004), “The role of tomato products and lycopene in the prevention of prostate cancer”,

httv:llwww.ncbi.nlm.nih.sovlentrezlauery.fc2Ì?cmd=Retrieve&db=Pub Med&dopt=Citation&list uids=15006906 .

35. Nutrition and well-being A to z :: Foo-Hea, “Functional food” http://www.faqs.org/nutrition/Foo-Hea/Functional-Foods.htm . 36. H arvard school of Public Health, “Foods and Vegetables”,

httv:llwww.hsvh.harvard.edulnutrỉtionsourcelừuits.html.

37. Hung HC, Joshipura K J, Jiang R, et al (2004), “Fruit and vegetable intake and risk of major chronic disease”,

PHỤ LỤC 1:

CÁC BIỂU ĐIỂU TRA,

BẢNG MÃ HÓA THÔNG TIN, PHIẾU GIÁM ĐỊNH TÊN

PH Ụ LỤC 1.1:

DANH MỤC NHỮNG NGƯỜI CUNG CÂ P TIN TẠ I XÃ TẢ PH ÌN VÀ XÃ TẢ VAN X ã Tả Phin STT Ho và tên NCCT Đ ôi 1Mẩy Phấu 4 2 Chảo Mán Mẩy 4 3 Phan Láo Tả 4 4 Lý Tả Mẩy 4 5 Lý Mẩy Chạn 1 6 Phan Láo Sử 1 7 Lý Tả Mẩy 1 8 Ly Lở Mẩy 2 9San Mẩỵ 2 10 Phù Chiu 2 11 Lý Mẩy Pham 9 12 Lý Láo Sử 9 13 Lý Láo San 1 14 Tấu Vạng 3

15 Phan San Mẩy 3

16 Lý Phù Tá 1 17 Lý Láo Pạ 3 18 Chảo Vần Phú 9 19 Lý Tả Mẩy 4 20 Phù Kinh 4 21 Tẩn Tả Mẩy 3 22 Phù Sinh 3 Xã Tả Van TT Ho và tên NCCT Đôi 23 Lý Tả Mẩy GTC 24 Lý Lở Mẩy GTC 25 Lý San Mẩy GTC 26 Lý Mán Mẩy GTC 27 Lý Tả Mẩy GTC

Một phần của tài liệu Điều tra rau ăn làm thuốc của người dao đỏ ở huyện sa pa lào cai (Trang 54)