Đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Điều tra rau ăn làm thuốc của người dao đỏ ở huyện sa pa lào cai (Trang 30)

Cây thuốc mọc hoang dại hoặc trồng tại vườn của người Dao đỏ ở Sa Pa, được sử dụng làm RALT.

Cộng đồng người Dao đỏ ở 2 xã Tả Phin và Tả Van huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Cộng đồng người Kinh và H ’mông tại xã Tả Phin, huyện Sa Pa.

Hình 2.1: Đôi tượng nghiên cứu: con người và cây thuốc ở Sa Pa 2.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Điều tra đa dạng sinh học và sử dụng rau ăn làm thuốc

(1) Liệt kê tự do:

^ Giai đoạn 1: Điều tra tại cộng đồng

c/iọn mẫu: Người cung cấp tin (NCCT) được chọn là những ngưòi có hiểu biết nhiều về cây cỏ làm thuốc trong cộng đồng và được cộng đồng thừa nhận. Số lượng người được phỏng vấn được quyết định khi “đường cong loài”

tăng không đáng kể khi tăng người được phỏng vấn. Quá trình phỏng vấn được thực hiện với 12 NCCT ở Tả Phin và 5 NCCT ở Tả Van.

Phỏng vấn: Mỗi người được phỏng vấn liệt kê tất cả các cây thuốc bằng tiếng Dao và công dụng mà họ sử dụng để làm RALT. Câu hỏi dùng để phỏng vấn là: ‘‘''Ong/bà ị anh! chị) có thể kể tên các cây RALT và các trường họp sử dụngRALT không?”.

^ Giai đoạn 2: Thu thập mẫu tiêu bản

Mẫu tiêu bản của tất cả các tên cây thuốc đã được nêu ra trong phần liệt kê tự do được thu thập, ghi chép, xử lý và sấy khô theo các kỹ thuật tiêu bản thực vật thông thường và lưu trữ tại Phòng tiêu bản của Trường Đại học Dược Hà Nội (HNIP). Tổng cộng 50 tiêu bản đã được thu thập trong quá trình thực hiện khóa luận.

'v' Giai đoạn 3: Xác định tên khoa học

Tên khoa học của mẫu tiêu bản được giám định bởi TS. Trần Văn ơn, ThS. Hoàng Văn Lâm (Trường Đại học Dược Hà Nội) và Nguyễn Thị Thanh Giang bằng phương pháp so sánh hình thái dựa trên các sách cây thuốc Cây rau làm thuốc (Võ Văn Chi )[5], Từ điển thực vật thông dụng (Võ Văn ơ ii) [6], Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi) [13], Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ), các đặc điểm mẫu tiêu bản và tra cứu tài liệu trên Internet.

^ Giai đoạn 4: Xử lý dữ liệu

Từ danh mục liệt kê tự do của tất cả các cây rau làm thuốc và các mẫu tiêu bản thu được. Loại bỏ các tên tiếng Dao đồng nghĩa, tổng hợp và lập thành một danh mục tên tiếng Dao các cây và trường hợp sử dụng RALT.

^ Giai đoạn 5: Tư liệu hóa tri thức sử dụng và đánh giá độ tin cậy của thông tin.

Sử dụng danh mục tên cây thuốc RALT thu được ở giai đoạn 4 để phỏng vấn NCCT: ""ông/bà (anh/chị) sử dụng cây Xi làm RALT trong trường hợp Yj khôngT" (Với Xị là tên cây thuốc và Yj là tên trường hợp sử dụng RALT).

Độ tin cậy của thông tin được tính theo công thức Friedman:

F^: Độ tin cậy của thông tin

Sjji Số người nói cây thuốc i được dùng trong trường hợp j. : tổng số ngưòi được hỏi

Do đối tượng nghiên cứu của đề tài là các cây cỏ được cộng đồng sử dụng nên chỉ các RALT trong cộng đồng với công dụng có hệ số tin cậy Fy > 0.5 mới được tư liệu hóa.

(2) Điều tra theo tuyến với người cung cấp tin (NCCT) quan trọng

Được thực hiện thông qua các chuyến nhập cuộc quan sát để quan sát, phỏng vấn và thu thập mẫu tiêu bản tại thực địa. Tổng cộng 5 chuyến nhập cuộc quan sát đã được thực hiện trong thời gian thực hiện khóa luận.

2.2.2. Điều tra hoạt động thu hái, chế biến và buôn bán rau ăn làm thuốc

Sử dụng phương pháp phỏng vấn người dân trong cộng đồng và nhập cuộc quan sát các hoạt động thu hái, chế biến, sử dụng và buôn bán RALT tại hai xã Tả Phin, Tả Van và chợ Sa Pa.

2.2.3. Điều tra Kiến thức- Thái độ- Thực hành (KAP) trong sử dụng rau ăn làm thuốc tại các hộ gia đình người Dao

Đối tượng phỏng vấn: Được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng [1] với tầng được xác định là: (1) các hộ gia đình “làm thuốc” và (2) các hộ gia đình không làm thuốc. Lứa tuổi được phỏng vấn là trên 25.

Nội dung điều tra: (i) Thông tin về KAP trong sử dụng RALT và (ii) Test nhận thức 15 loài RALT có cao.

Trong thời gian thực hiện đề tài, chúng tôi đã tiến hành điều tra KAP trên 30 hộ gia đình ngưòi Dao và thực hiện test đánh giá cả 30 hộ trên.

Do chưa có nghiên cứu đầy đủ về dược lý học cũng như giá trị dinh dưỡng của RALT nên lựa chọn phù hợp (phụ lục) là cách dùng RALT chung của cộng đồng, theo những kinh nghiệm sử dụng mà NCCT cung cấp.

2.2.4 Xác định tình trạng bảo tồn của cây thuốc

Dựa vào danh mục cây RALT thu được giai đoạn 4, xác định tình trạng bảo tồn của các cây thuốc sử dụng các kỹ thuật cho điểm của PRA (Participatory Rural Appraisal) [17]. Ba tiêu chuẩn được áp dụng để đánh giá mức bảo tồn của cây thuốc là:

(i) Mức độ hiếm (1- 5, với 5 là hiếm nhất)

(ii)TỈ lệ phần trăm số hộ biết sử dụng (0- 100%, trong quá trình xử lý được rút gọn thành thang 1-5)

(iii) Mức độ sử dụng thưòfng xuyên (1-5, với 5 là mức sử dụng thưòfng xuyên nhất).

Các tiêu chuẩn này được xác định thông qua việc phỏng vấn những NCCT thường xuyên thu hái và bán thuốc trong khu vực. Giá trị của mỗi tiêu chuẩn được xác định bằng giá trị trung bình của giá trị NCCT cung cấp.

Điểm bảo tồn (ĐBT) được xác định bằng tổng giá trị ba tiêu chuẩn trên. Trong phạm vi đề tài, chúng tôi xác định các loài có điểm bảo tồn > 10 là các loài có mức ưu tiên bảo tồn cao.

PHẦN III: KẾT QUẢ

3.Í. ĐA DẠNG

3.1.1. Tính đa dạng theo các bậc phân loại

Bằng cách xác định theo “đường cong loài”, sau khi phỏng vấn 17 NCCT, số lượng cây RALT tăng lên không đáng kể nữa thì ngừng phỏng vấn, đã xác định được 45 loài được người Dao đỏ sử dụng làm RALT, trong đó có 41 loài đã xác định được tên họ, 34 loài được xác định đến tên chi, và có 26 loài đã xác đinh đươc tên khoa hoc cu thể.

50 45 40 35 30 o 25 '<o 20 15 10 5 0 ... : ... ... ^ " ■ W ' T W ' r ^...- t t . ......... ... A ...^... r , ...^ ... ' ' “'í r ' ' ; 11 y -II I 1 I M VI t ^1111 5 10 15

Số người cung cấp tin

20

Hình 3.1: Đường cong loài chỉ số lượng cây RALT của người Dao đỏ ở Sa Pa

ở taxon bậc họ, xác định được 30 họ thực vật có cây được sử dụng làm RALT, còn lại 4 cây chưa xác định được họ. Trong đó, họ Cúc (Asteraceae)

có nhiều loài nhất (4 loài). Tiếp theo là họ Thiên lý (Asclepidaceae) và họ Gừng (Zingiberaceae) (3 loài). Họ Cơm cháy {Caprifoliaceae), Lạc di

(Lardizabalaceae), Hoàng liên (Ranunculaceae) và Dâu tằm (Moraceae) đều có 2 loài. Các họ còn lại chỉ có 1 loài được sử dụng làm RALT. Danh sách các họ thực vật có loài làm RALT được thống kê trong bảng 3.1.

Bảng 3.1: Các họ thực vật được dùng làm RALT theo thứ tự tên khoa học stt Họ Tên họ Viêt Nam SỐ loài 1. Amaranthaceae Rau dền 1 2. Amaryllidaceae Náng 1 3. Apiaceae Hoa tán 1 4. Apocynaceae Trúc đào 1

5. Aquiíoliaceae Nhưa ruồi 1

6. Araceae Ráy 1

7. Araliaceae Nhân sâm 1

8. Asclepiadaceae Thiên lý 3

9. Asteraceae Cúc 4

10. Basellaceae Mùng tơi 1

11. Campanulaceae Hoa chuông 1

12. CaErifoliaceae Cơm cháy 2

13. Commeliaceae Thài lài 1

14. Cucurbitaceae 1 15. Cyperaceae Cói 1 stt Họ Tên họ Viêt Nam loài

16. Euphorbiaceae Thầu dầu 1

17. Gesneriaceae Mỏ chim 1

18. Hemerocallidaceae Hoa hiên 1

19. Lardizabalaceae Lac di

20. Menispeimaceae Tiet dê 1

21. Moraceae Dâu tằm

22. Nyctaginaceae Hoa giấy 1

23. Phytolacaceae Thương lục 1

24. Portulacaceae Rau sam 1

25. Ranunculaceae Hoàng liên

26. Rhamnaceae Táo ta 1 27. Rosaceae Hoa hồng 1 28. Saxiíragaceae Cỏ tai hổ 1 29. Schisandraceae Ngũ vị 1 30. Zingiberaceae Gừng 3 ____ _ . . lá ọ g ... _ . _ 41

ở taxon bậc chi, ngoài những chi chưa xác định được, có 29 chi có cây được sử dụng làm RALT, trong đó không chi nào có đến 3 loài. Có 4 chi có 2 loài là Gynura (Họ Cúc), Ficus (họ Dâu tằm), Clematis (họ Hoàng liên) và

Holboellia (họ Lạc di). Họ Cúc và họ Gừng đều có 3 c h i.

ở taxon bậc loài, có 26 loài (57,78%) đã xác định được tên khoa học cụ thể, trong đó, có 9 cây, theo thống kê của E>ỗ Tất Lợi [13] và Võ Văn Qii [5], đã được ngưòi dân Việt Nam sử dụng như rau ăn thường ngày .

Bảng 3.2: Danh mục các họ có 2 loài làm RALT trở lên

stt Họ Tên ho

Việt Nam

Số ehi Sô loài

Số lượng ,Tỷlệ% 'yẹệB m m •Tỷlệ%

1. Asclepiadaceae Thiên lý 1 3,45 3 11,54

2. Asteraceae Cúc 3 10,34 4 15,38

3. Caj^ifoliaceae Cơm cháy 1 3,45 2 7,69

4. Lardizabalaceae Lạc di 1 3,45 2 7,69

5. Moraceae Dâu tằm 1 3,45 2 7,69

6. Raniinculaceae Hoàng liên 1 3,45 2 7,69

Bảng 3.3: Các loài dùng làm rau đã được thống kê trong các tài liệu tham khảo [5] [13]

s tt Tên tiếng Dao

Tên thường

dàng T ê n k i i o a h * '

Tác dụng của Cây :

Người Dao Tài liêu tham khảo

1 Ca li sân Thổ cao

li sâm

Talinum paniculatum

ựacq.) Geartn. Béo bổ Ăn mát

2 Chè o mia pẹ Cải kim thất Gynura barbaraefolia Gagnep. Bổ sức khỏe Chữa đau nhức xương 3 Chè omia

xi Bầu đất Gynura bicolor

Bổ sức khỏe, tốt cho PNSKS

Trị băng huyết, vết thương chảy máu

4 Đìa chụt Mồng tơi củ Anredena cordifolia

(Ten.) Steenis. Làm béo Ăn mát.

5 Lày lộn Nhung hoa Iresine herbstii

Hook.f. Bổ máu

Trị lỵ trực tràng, đau bụng kinh.

6 Sung Gừng Zingiber officinale

Rose.

Kháng sinh, nâng cao sức khỏe

Kích thích tiêu hóa, giữ ấm cho cơ thể

7 Tăng ky Tăng ky Ligusticum wallichii

Franch.

Giải nhiêt, dùng cho PNSks

Chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh

8 Thảo quả Thảo quả Amomum tsao-ko

Crev.

Kháng sinh, nâng cao sức khỏe

Chữa lạnh bụng, kích thích tiêu hóa

9 Xì pan xi Thài lài tía Commelina

communis L. Bổ máu

Thanh nhiệt giải độc

3.1.2. Đa dạng theo khu vực sống

RALT phân bố ở các khu vực chính là (i) Rừng; (ii) Đồi trọc; (iii) Gần suối; (iv) Vườn.

Khu vực rừng có 26/45 loại RALT. Rừng nhiều cây quý, đặc biệt là các loại cây dây leo lâu năm hay cây gỗ nhỏ, ví dụ như Đìa ùy, Puồng đìa diêm.

Người Dao còn phân chia khái niệm rừng thành rừng già, rừng thứ sinh và hang đá. Các khu vực rừng già đã chặt phá gần hết, rừng thứ sinh có nhiều hơn. Các loại thuốc quý thường ở rừng và ngày càng ít đi.

Khu vực đồi trọc cũng là nơi phân bố của 2 loài RALT ìầ Cù nhọ mia

(Đẳng sâmj và Tầm chạ mia. Khu vực này trước đây là các nương của người dân, nhưng hiện nay không được dùng nữa nên cây cỏ mọc hoang lên nhiều và số lượng cây thuốc cũng không đáng kể.

Khu vực gần suối có điều kiện ẩm ướt phù hợp với những cây sống ở điều kiện ẩm. Ba loài RALT được tìm thấy ở khu vực này là Nọ chảu đẻngĐìa giàng tònCàu chỏ tui.

RALT cũng được trồng nhiều trong vườn của các hộ người Dao, đặc biệt là những hộ làm thuốc bán. ơiúng có đặc điểm là những cây cỏ hoặc bụi leo dễ phát triển, không cần phải chăm sóc nhiều. Những loại này hoặc (i) không có

rừng, được thế hệ ông bà trồng trong vườn từ trước, hoặc (ii) có ở rừng, nhưng ngày càng hiếm nên bà con mang về trồng. Có 20 loài được người dân trồng và sử dụng thường xuyên (phụ lục 2).

3.1.3. Đa dạng theo dạng sống

Các loài RALT thuộc 5 dạng sống chính là (i) bụi, (ii) bụi leo, (iii) cây cỏ, (iv) cây gỗ và (v) cây gỗ leo, trong đó các cây dạng cỏ là nhiều nhất (20 loài). Các loài lấy nước thì hầu hết thuộc dạng gỗ leo và gỗ. Còn lại, những cây ở dạng cây cỏ, bụi và bụi leo đều sử dụng lá, thân non để ăn. Tỷ lệ phần trăm của các cây RALT theo dạng sống được thể hiện trong hình 3.2.

s Bụi (7 loài) El Bụi leo (8 loài) s c ỏ ( 2 1 loài) II Gỗ leo (6 loài) ■ GỖ (3 loài)

3.2. TRI THỨC SỬ DỤNG RAU ẢN LÀM THUỐC CỦA NGƯỜI DAO

3.2.1. Tên gọi của các loại cây rau ăn làm thuốc

Người Dao thường dùng các danh từ chỉ dạng sống, nguồn gốc, tác dụng và các tính từ chỉ đặc điểm (màu sắc, mùi vị, thể chất, kích thước) để chỉ cây cối nói chung và cây thuốc nói riêng. Các danh từ chỉ dạng sống là: đièng/diẻng

(cây gổ), mia (cây bụi), chà {cây bụi giống lá chè), hậu {cây họ Ráy). Danh từ thường gặp là: đìa {thuốc). Các tính từ chỉ màu sắc như: xi/xị {đỗ), pẹ (trắng),

kia (đen) hoặc kích thước như tầm (to), ton (nhỏ) hay vị như im (đắng).

Trong số 45 loài được sử dụng làm RALT, nhóm các loài được sử dụng tính từ chỉ đặc điểm để đặt tên là đa dạng nhất (23/45 cây). Các đặc điểm cây được nêu ra về màu sắc, hình dạng, mùi vị, thể chất. Tiếp đến là các cây có tên tiếng Dao chỉ tác dụng làm thuốc (11/45 cây). Tên loài chỉ công dụng có 3 cây và 2 cây thưòíng được dùng với tên tiếng Việt. 6 cây còn lại không biết nguồn gốc của tên cây.

4.44 □ Đặc điểm B Tác dụng làm thuốc H Công dụng ^ Không biết ■ Tiếng Việt 6.68

Hình 3.3: Tên RALT theo cách gọi của người Dao 3.2.2. Bộ phận dùng

Tùy theo mục đích sử dụng và cách chế biến mà bộ phận dùng của cây có thể khác nhau. Với loại RALT chỉ để lấy nước thì có thể dùng thân và lá già, sau khi nấu xong, lấy nước còn bã bỏ đi. Có 26 loài dùng để lấy nước, hầu hết có tác dụng làm khỏe mạnh hoặc bổ xương cốt. Những loại sau khi nấu xong dùng ăn cùng với thịt gà và rượu cái thì lấy ngọn, lá non. Củ cũng được dùng

trong RALT. Củ thường được thái mỏng và cho vào hầm cùng với thịt. Ba loài dùng củ là: Phàn nhỏ (Thương lục), Cù nhọ mỉa (Đẳng sâm) và Sung (Gừng). Lá và ngọn non được dùng nhiều nhất với 40/45 loài (bao gồm cả ngọn non của những loại dùng thân và lá già); và có 2 loài của cây Gình go chia và T’sao ko (Thảo quả)) là dùng quả. Một cây có thể có nhiều bộ phận dùng khác nhau, ví dụ: Giàng nải có thể dùng được cả lá, thân già và non.

Quả ĩ Củ I Lá, thân non Lá, thân già Số loài 10 20 30 40 50 ■ bộ phận dùng

Hình 3.4: Bộ phận dùng của các cây RALT

(tổng s ố cây lớn hơn 45 do một cây cố thể dùng nhiều bộ phận)

3.2.3. Thu hái

3.2.3.1. Thời gian thu hái

Việc thu hái có thể tiến hành quanh năm, khi có nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, các loại cây thường có nhiều và phát triển tốt nhất là trong giai đoạn tháng 3, tháng 4 và kéo dài đến tháng 7, tháng 8 âm lịch. Nhu cầu thu hái và sử dụng RALT mùa hè nhiều hơn mùa đông, do thời tiết mùa hè nóng nực và dễ gây mệt mỏi.

Độ dài của công việc thu hái cũng tùy thuộc vào mục đích sử dụng, Nếu cần lấy các loại cây quý hiếm cho ở rừng xa thì việc thu hái có thể mất 5-7 tiếng. Nhưng nếu trong trường hợp không thể đi xa hoặc chỉ cần cây để nấu ăn

thông thường thì có thể hái cây vườn nhà. Trưòmg hợp này không mất nhiều thời gian đi lấy thuốc.

32.3.2. Cách nhận biết cây thuốc và người thu hái

Cách nhận biết cây thuốc: Hầu hết là do quan sát hình dạng lá và thân cây. Dựa vào những kinh nghiệm thu được trong quá trình quan sát và chú ý cây thuốc khi đi làm nương hoặc những lần đi hái thuốc cho gia đình, Người Dao nhớ được khu vực phân bố của các loại cây. Khi cần, họ sẽ đến đuợc luôn chỗ có loại cây cần tìm.

Người thu hái: Hầu hết ngưồd Dao đều biết về cây thuốc và cách lấy cây thuốc. Thông thường, phụ nữ biết nhiều hơn nam giới. Người đi lấy thuốc không quan trọng về giới tính, nhưng thưòfng đó là ngưòd chủ gia đình vì họ là những người có tuổi, nhiều kinh nghiệm trong đi lấy cây và việc chăm sóc sức khỏe cho mọi người trong gia đình và cộng đồng.

3.2.4. Chế biến

32.4.1. Số lượng cây thuốc được sử dụng trong rau ăn làm thuốc

Theo quan niệm của người Dao, số cây RALT càng nhiều thì càng tốt, thậm chí hơn 20 loại cây. Tuy nhiên, thông thường người dân dùng từ 4-10 loại. Trường hợp cho phụ nữ sau đẻ thì nhiều loại, càng nhiều thì càng bổ sữa.

3.2.42. Cách chế biến

RALT thường được chế biến với thịt gà và rượu cái:

(i) Rượu cái, tiếng phổ thông thường gọi là Bỗng rượu, được làm từ nếp cái (nếp cẩm hoặc nếp trắng). Rượu nếp cẩm ngọt và tốt hơn nếp trắng. Nếp sau khi được đồ lên thì được ủ với men khoảng 2 ngày, sau đó cho vào chum và để

Một phần của tài liệu Điều tra rau ăn làm thuốc của người dao đỏ ở huyện sa pa lào cai (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)