5. Cấu trúc luận văn
3.4. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về bình đẳng giới
Để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới, thì các cơ quan cần thực hiện tốt và chú ý quan tâm đến việc thực hiện một số giải pháp nhất định nhằm khắc phục một số hạn chế trong công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực bình đẳng giới, cần phải tăng cường quản lý trong thời gian tới qua việc thực hiện một số nội dung sau:
3.4.1. Tăng cường công tác quản lý về bình đẳng giới
Tuy bình đẳng giới đã đạt nhiều thành tựu nổi bật, song bên cạnh đó còn vướng phải nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do sự hiểu biết và chấp hành những quy định của pháp luật còn nhiều hạn chế; sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý nhà nước về bình đẳng giới chưa chặt chẽ. Do đó ta cần:
Thứ nhất, cần nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước về tổ chức, triển khai có
hiệu quả các biện pháp quản lý để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các sai phạm.
Thứ hai, pháp luật cần quy định hệ thống tiêu chuẩn chức danh, tiêu chuẩn nghiệp
vụ của cán bộ làm công tác bình đẳng giới phù hợp với thực tiễn. Cán bộ làm công tác bình đẳng giới phải có tri thức bình đẳng giới và tri thức pháp luật. Cần có những quy định cụ thể về tuyển dụng cán bộ, sắp xếp và bố trí cán bộ thích hợp tránh tình trạng
nhiều người làm trái nghề vẫn phải nhận vì “tổ chức phân công”.
Ngoài ra, để hiệu quả quản lý của Nhà nước về bình đẳng giới đạt tối đa, Nhà nước đã bảo vệ một số tổ chức đã được thành lập để đảm bảo sự quản lý, hoạt động về bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ như sau:
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã được thành lập ngày 20 tháng 10 năm 1930. Hội
Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là một tổ chức tiêu biểu đại diện tiếng nói, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ Việt Nam. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam được thành lập từ Trung ương đến địa phương với cơ cấu tổ chức chặt chẽ, sự tham gia tự nguyện, đông đảo của các hội viên. Hội là nơi sinh hoạt chính trị, tư tương và là chỗ dựa tinh thần, vật chất của chị em. Hội đã có nhiều đóng góp quan trong vào sự nghiệp giải phóng dân tộc; quản lý nhà nước và xã hội; thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ được thành lập năm 1985 ở Trung ương
và các ban vì sự tiến bộ của phụ nữ ở địa phương cùng với các cơ quan nhà nước và Hội Liên hiệp phụ nữ tiến hành nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của hội viên cũng như nhận thức của hội về vai trò của phụ nữ. Đó là các hoạt động tham gia đóng góp ý kiến vào xây dựng pháp luật, các hoạt động tuyên truyền phục vụ vào bầu cử đại biểu
Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, thực hiện kế hoạch hóa gia đình,… Ủy ban quốc gia là tổ chức phối hợp liên ngành liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ trong phạm vi cả nước.
3.4.2. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới đẳng giới
Khi đất nước phát triển thì nguồn nhân lực là không thể thiếu. Vì vậy, để vấn đề bình đẳng giới ngày càng được cải thiện thì đòi hỏi đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới phải có đủ năng lực và am hiểu về nó. Do đó, cần phải nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới từ Trung ương đến địa phương, cơ sở; tổ chức đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý lĩnh vực, cán bộ chuyên trách, các cộng tác viên chuyên nghiệp thực hiện công tác bình đẳng giới. Còn những cơ sở đào tạo chuyên ngành về công tác bình đẳng giới thì cũng cần thiết phải nâng cao năng lực; tăng cường xây dựng đội ngũ giảng viên giỏi, có kinh nghiệm không chỉ đào tạo chuyên môn mà đào tạo một cách toàn diện vừa có trình độ lý luận, vừa có kinh nghiệm thực tế. Tổ chức tập huấn kiến thức về giới và kĩ năng lồng ghép giới cho cán bộ, công chức nói chung và cán bộ nữ nói riêng.
Trong đào tạo nguồn nhân lực, cần thực hiện nghiêm túc quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; rà soát, kiện toàn, bố trí đúng cán bộ lãnh đạo; kiên quyết thay thế những cán bộ yếu kém về phẩm chất, năng lực, có quan điểm sai trái và khuyết điểm kéo dài. Bên cạnh đó, công tác tuyển dụng cũng cần được thực hiện nghiêm túc và đúng yêu cầu, chọn lọc những con người năng động, nhiệt tình và tâm huyết với công việc.
3.4.3. Xây dựng và hoàn thiện quy định pháp luật về bình đẳng giới
Chất lượng, hiệu quả quản lý xã hội của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phụ thuộc rất nhiều vào mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật. Vì vậy, yêu cầu về một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đồng bộ trong lĩnh vực bình đẳng giới là hết sức cần thiết.
Trong thực tế, Việc triển khai luật pháp, chính sách về bình đẳng giới chậm và thiếu tập trung chỉ đạo, các văn bản hướng dẫn Luật Bình đẳng giới chưa hoàn chỉnh và đồng bộ làm hạn chế khả năng thực hiện bình đẳng giới. Bên cạnh đó, các văn bản có những Điều luật chưa phù hợp với thực tiễn. Do đó, hệ thống pháp luật cần được bổ sung, sửa đổi. Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bình đẳng giới cần hướng vào các nội dung sau: Sửa đổi, bổ sung một số chế tài pháp luật đủ nghiêm khắc đối với những hành vi vi phạm quyền của phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ, vi phạm pháp luật về bình đẳng giới; Bổ sung một số quy phạm pháp luật mới trong các văn bản quy phạm
pháp luật có liên quan bảo đảm thực hiện bình đẳng giới; rà soát những vấn đề mới của thực tiễn.
Ngoài ra, rà soát lại hệ thống văn bản hiện có để phân loại và xác định những văn bản, những quy phạm nào không cần, không còn hiệu lực hoặc chồng chéo, trùng lấp hoặc cần sửa đổi, bổ sung. Đồng thời, thông qua quá trình rà soát và hệ thống hoá văn bản pháp lụât, những văn bản, quy phạm nào cần hợp nhất hoặc cần nâng cấp ban hành; những sơ hở nào cần được khắc phục, cần được điều chỉnh lại, những văn bản nào đã ban hành mà chất lượng không cao, không còn phù hợp thì phải có biện pháp khắc phục ngay.
Bên cạnh đó, cần xây dựng và thực hiện các chính sách nhằm thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới. Trước mắt, xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới với hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu, công cụ theo dõi,
đánh giá và hệ thống giải pháp toàn diện, đồng bộ.
3.4.4. Lồng ghép giới trong xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật
Cần xác định rõ lồng ghép bình đẳng giới là nguyên tắc xuyên suốt trong toàn bộ quá trình xây dựng và thực thi không chỉ van bản pháp luật mà bao gồm cả hoạt động của cơ quan tổ chức, xác định rõ vi trí, trách nhiệm của từng chủ thể trong thực hiện mục tiêu về bình đẳng giới và mối quan hệ giữa các chủ thể trong quá trình thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình.
Để làm tốt hoạt động lồng ghép giới, đòi hỏi phải có đội ngũ chuyên gia giàu kỹ năng và kinh nghiệm và quan trọng là cần có sự quan tâm đến vấn đề giới ngay từ khi bắt đầu xây dựng dự án luật.
Khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật luôn phải đặt ra câu hỏi “văn bản quy
phạm pháp luật được thực hiện như thế nào để nam và nữ nhận được quyền lợi như
nhau”, cần thực hiện hiệu qủa việc lồng ghép giới vào xây dựng văn bản quy phạm pháp
luật cũng như chương trình, kế hoạch, đề án , dự án. Việc nhận thức đúng ngay từ đầu khi xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật cũng như việc tích hợp các vấn đề về giới ngay từ đầu sẽ tránh được việc phải rà soát, bổ sung, thay đổi văn bản quy phạm pháp luật. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát tình hình triển khai pháp luật về bình đẳng giới.
3.4.5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới
Việc tuyên truyền phổ biến pháp luật bình đẳng giới để các chủ thể tuân thủ, thực hiện là một vấn đề quan trọng. Những người dân sinh sống ở những vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số, miền núi thậm chí cả lãnh đạo một số cơ quan khác vẫn chưa nắm vững nội dung hoặc nhận thức chưa đầy đủ về Luật Bình đẳng giới. Do đó, tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nâng cao nhận thức của toàn xã hội về bình đẳng giới nói chung và về vai trò
của người phụ nữ trong quản lý nhà nước và xã hội nói riêng là hết sức cần thiết. Cụ thể là:
Triển khai thực hiện tuyên truyền, giáo dục về Luật Bình đẳng giới và các văn bản
hướng dẫn thực hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng một cách thiết thực, phù hợp với từng ngành, địa phương và đối tượng cụ thể. Tập trung trước tiên vào việc nâng cao nhận thức cho các cấp ủy, người lãnh đạo, đảng viên… Sau đó là cộng đồng người dân sinh sống ở các vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số…phải thường xuyên tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới trên các phương tiện thông tin đại chúng để họ nhận thức và chống tư tưởng coi thường phụ nữ, các hành vi phân biệt đối xử giới thông qua việc mở các chuyên mục, chuyên đề trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo hình, báo viết, báo nói, mạng internet và thông qua các hội nghị, hội thảo, tập huấn cho các báo cáo viên, tuyên truyền viên.
Nghiên cứu khả năng lồng ghép và thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục về giới
và bình đẳng giới vào chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc lĩnh vực quản lý.
Lồng ghép những chính sách pháp luật vào các chương trình giảng dạy nhằm cung
cấp những kiến thức cơ bản cho thanh thiếu niên về giới và bình đẳng giới. Qua đó, thanh thiếu niên có thái độ và hành vi tốt để hạn chế vấn đề bình đẳng giới trong nhà trường và xã hội.
Chú trọng nêu gương tốt, điển hình trong thực hiện bình đẳng giới qua các hoạt
động tuyên truyền, giáo dục, đồng thời tạo dư luận xã hội công khai những vụ vi phạm về bình đẳng giới.
Tạo những điều kiện xây dựng, phổ biến những tủ sách pháp luật nói chung, có liên
quan Luật Bình đẳng giới nói riêng ở cơ sở là hoạt động cần thiết, các loại sách phait có nội dung đơn giản, dễ đọc, dễ nhớ và phù hợp với từng đối tượng.
3.4.6. Tăng cường thanh tra, kiểm tra
Ngày nay, bình đẳng giới là vấn đề đáng quan tâm và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế cũng như là đất nước. Và các cơ quan không thuộc chuyên môn về bình đẳng giới xem nhẹ vấn đề này. Vì vậy, hoạt động thanh tra, kiểm tra cần diễn ra thường xuyên, nhanh nhạy để kịp thời ngăn chặn, xử lý những vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.
Phải thường xuyên thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở ở các quan. Qua đó, chỉ đạo, uốn nắn kịp thời và xử lý đúng pháp luật các sai phạm dưới mọi hình thức, không để bất cứ tổ chức, cá nhân nào gây tổn hại đến quyền và lợi ích của người phụ nữ.
Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật về bình đẳng giới cũng cần bổ sung thêm những quy định về chế tài đủ mạnh không những nhằm xử lý kịp thời, nghiêm khắc các sai phạm mà còn răng đe, giáo dục những phần tử xấu của xã hội có những hành vi vi phạm về bình đẳng giới. Quan trọng hơn nữa là cần bổ sung kiến thức về giới và bình đẳng giới, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác này; tăng cường sự giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong việc thực hiện các quy định pháp luật về bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ.
3.4.7. Một số giải pháp khác
Ngoài những giải pháp nêu trên, người viết xin đưa ra một số giải pháp khác góp phần giúp cơ quan chức năng thực hiện tốt hơn nữa chức năng quản lý trên địa bàn Thành phố Cần Thơ:
Đối với các cơ quan quản lý nhà nước cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan
chức năng có liên quan trong việc thực hiện công tác quản lý về bình đẳng giới; thường xuyên rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về quản lý bình đẳng giới để từ đó đưa ra những kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành phù hợp với sự phát triển của xã hội cũng như sự phát triển của địa phương.
Nâng cao năng lực bộ máy nhà nước về tổ chức bộ máy, về nguồn nhân lực, về cơ
sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật đảm bảo triển khai có hiệu quả các biện pháp quản lý về cả hành chính và kỹ thuật.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Cần Thơ cần phối hợp với các tổ chức thực
hiện chức năng giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện việc xây dựng các dự án quy hoạch; xây dựng quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động bình đẳng giới trên địa bàn thành phố Cần thơ trình Ủy ban nhân dân thành phố.
Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, làm tốt công tác động viên, khen thưởng để
phát huy tốt khả năng của cán bộ làm công tác bình đẳng giới; đồng thời chỉ đạo uốn nắn kịp thời và xử lý đúng pháp luật các sai phạm về bình đẳng giới.
Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính cho công tác bình đẳng
giới; chi ngân sách nhà nước cho công tác bình đẳng giới theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; ưu tiên nguồn lực cho những vùng, khu vực có bất bình đẳng giới hoặc có nguy cơ cao về bất bình đẳng giới, vùng nông thôn, vùng nghèo thuộc địa bàn Thành phố.
Kết hợp đồng bộ nhiều nhóm giải pháp, bao gồm giải pháp hành hành chính và giải
pháp tuyên truyền, giáo dục, trong đó tuyền truyền giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề bình đẳng giới.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cần nghiên cứu và đưa ra những quy định cụ thể về việc tuyển chọn cũng như quản lý cán bộ làm công tác bình đẳng giới để tham mưu cho Ủy ban thành phố..
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, vấn đề bình đẳng giới ngày càng được cải thiện đáng kể, vai trò của người phụ nữ được nâng lên, quyền lợi của phụ nữ ở các lĩnh vực cũng dần được cải thiện, tiến lên một bước phát triển mới, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Để xóa bỏ rào cản đối với phụ nữ và sự kiềm hãm phát triển của phụ nữ thì công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này cần được quan tâm đúng mức và hoàn thiện hơn nữa hệ thống các văn bản pháp luật liên quan vấn đề bình đẳng giới.
Qua quá trình nghiên cứu đề tài người viết đã dựa trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu, hệ thống văn bản pháp luật và dưới luật có liên quan, kết hợp với quá trình nghiên cứu thực tiễn ở địa phương, người viết đã làm rõ được các khái niệm, vai trò, ý nghĩa của