5. Cấu trúc luận văn
3.2. Một số hạn chế, khó khăn trong công tác quản lý Nhà nƣớc về bình đẳn giới
Trong bối cảnh đất nước đã có nhiều thay đổi về mọi mặt, hội nhập và cam kết của Nhà nước trước cộng đồng quốc tế về bảo đảm quyền con người và bình đẳng giới ngày càng sâu rộng, đòi hỏi vấn đề quản lý nhà nước về bình đẳng giới theo cơ chế đặc thù cần xem xét thấu đáo, trên thực tế cơ chế quản lý này đã bộc lộ những hạn chế không chỉ riêng đối với Thành phố Cần Thơ mà còn diễn ra ở các tỉnh thành khác trên cả đất nước. Đó là những hạn chế sau:
Do chưa có hành lang pháp lý đủ mạnh cả về nội dung lẫn chế tài để đảm bảo thực
hiện các mục tiêu bình đẳng giới, dẫn đến thực trạng thiếu cơ sở pháp lý cho việc nâng cao nhận thức, thái độ và hành vi về bình đẳng giới trong đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước và nhân dân.
Số lượng cán bộ làm công tác bình đẳng giới phần lớn đều làm công tác kiêm
nhiệm và hầu hết chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng công tác bình đẳng giới chưa thật sự tốt để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Một số địa phương chưa phân công cán bộ chuyên trách về bình đẳng giới, do vậy việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bình đẳng giới ở một số nơi vẫn còn mang tính hình thức.
Hơn nữa, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hoạt động về bình đẳng giới chưa tiến
hành sâu rộng, mới chỉ tập trung vào một bộ phận rất nhỏ. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng quá tập trung về lý thuyết, thiếu các kĩ năng để vận dụng lý thuyết vào các công việc cụ thể. Thời gian đào tạo, bồi dưỡng ngắn, không đủ để thực hành các kĩ năng và xử lý các tình huống nảy sinh trong thực tế.
Nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức và nhân dân nhất là ở vùng nông
thôn, vùng sâu, vùng xa và đồng bào dân tộc thiểu số còn có những hạn chế. Hơn nữa, Công tác tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức về bình đẳng giới tại một số địa
phương, bộ, ngành còn mang tính hình thức. Hội liên hiệp phụ nữ các cấp vẫn là đơn vị