5. Cấu trúc luận văn
3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý nhà nƣớc về bình đẳng
cực từ phía các cơ quan quản lý nhà nước.
Lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật bước đầu đã
được quan tâm chỉ đạo thực hiện nhưng chất lượng còn hạn chế. Việc thực hiện còn lúng túng và mang tính hình thức do kiến thức về giới, lồng ghép giới của các thành viên tổ biên tập, ban soạn thảo còn hạn chế. Mặt khác, việc xác định vấn đề giới trong lĩnh vực mà văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh là vấn đề mới, khó và trừu tượng. Trong quá trình soạn thảo, xây dựng các văn bản pháp luật, vẫn còn nhận thức bình đẳng giới là những vấn đề liên quan đến chính sách đối với phụ nữ, nên nếu dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có đề cập đến chính sách đối với phụ nữ thì được hiểu là đã thực hiện lồng ghép bình đẳng giới mà chưa quan tâm đầy đủ đến việc thực hiện quy trình, thủ tục, nội dung lồng ghép giới và sự phối hợp trong việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy định.
Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động,
giáo dục và đào tạo và tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn triển khai thực hiện còn hạn chế.
Nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới của các địa phương chủ yếu trông
chờ vào ngân sách Trung ương. Hàng năm, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố đều bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ nhưng chỉ ở mức độ khiêm tốn.
Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam chỉ là cơ quan tư vấn cho Thủ
tướng Chính phủ, mang tính chất liên ngành, không phải là cơ quan của Chính phủ hoặc cơ quan thuộc Chính phủ nên mối quan hệ giữa Ủy ban với các bộ, ngành và địa phương trên thực tế không phải là mối quan hệ chính thức trong quản lý, điều hành, do đó, việc kiểm tra, giám sát các hoạt động vì bình đẳng giới trên thực tế đạt hiệu quả không cao.
3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý nhà nƣớc về bình đẳng giới giới
Qua quá trình tìm hiểu, người viết đã tìm ra những nguyên nhân sau:
Nguyên nhân chủ quan
Hệ thống chính sách, pháp luật của nước ta còn có những quy định thiên về bảo vệ
quyền lợi của phụ nữ, nhưng trên thực tế đã trở thành rào cản khiến họ khó tiếp cận với cơ hội bình đẳng trong công việc, cải thiện thu nhập và tham gia quản lý. Những quy định về tuổi đào tạo, bồi dưỡng, đề bạc, bổ nhiệm và nghĩ hưu vô tình đặt nữ giới vào thế
bất lợi so với nam giới. Các chỉ tiêu về cơ cấu giới đã được đặt ra, nhưng còn thiếu quan tâm của các cấp lãnh đạo, cán bộ tổ chức ở nhiều cơ quan đơn vị.
Bản thân phụ nữ còn tự ti, nhiều chị em chưa vượt qua những quan niệm, chuẩn
mực cũ của xã hội; nhiều phụ nữ chưa tự tin, thiếu tính chủ động, tích cực trong các hoạt động xã hội và khả năng ra quyết định kém.
Việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng các văn bản quy phạm pháp
luật, cũng như các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội chưa được quan tâm đúng mức nên việc xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật đảm bảo lồng ghép bình đẳng giới cũng còn lúng túng và có hạn chế nhất định.
Tổ chức, bộ máy về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ chậm được kiện toàn. Đội
ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới, đặc biệt ở cấp địa phương còn mỏng và chưa được đào tạo đầy đủ kiến thức, kỹ năng chuyên môn để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
Công tác thống kê số liệu có tách biệt giới chưa được các cơ quan, tổ chức quan
tâm đúng mức, kể cả đối với cơ quan thống kê. Điều này đã hạn chế việc phân tích giới và lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật cũng như các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác.
Không ít nam giới chưa sẵn sàng khuyến khích và tạo điều kiện cho những người
phụ nữ trong gia đình học tập, tiến bộ, nam giới còn ngần ngại, chưa chủ động tham gia, chia sẻ việc gia đình.
Nguyên nhân khách quan
Do nền kinh tế Việt Nam còn chậm phát triển, Việt Nam vẫn là một nước nghèo,
phần lớn dân cư sống ở nông thôn dựa vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, khu vực nông thôn còn nghèo nàn và lạc hậu. Đây chính là nguồn gốc phát sinh nhiều vấn đề bất bình đẳng trong xã hội; còn thiếu các dịch vụ hỗ trợ, giúp phụ nữ giảm gánh nặng gia đình. Định kiến giới còn tồn tại trong các tầng lốp trong xã hội và nhóm dân cư.
Trách nhiệm quá nặng đối với công việc gia đình là một trong những cản trở phụ nữ
được hưởng sự bình đẳng với nam giới trong mọi hoạt động nhất là tham gia quản lý, lãnh đạo, do vậy ảnh hưởng tới thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, quản lý.
Truyền thông chưa thực sự phát huy thế mạnh của mình trong việc làm thay đổi
nhận thức và hành vi của người dân đối với vấn đề bình đẳng giới. Một bộ phận các sản phẩm truyền thông còn tiếp tục góp phần bảo lưu các định kiến giới.