Tính đặc hiệu của cặp mồi 35S

Một phần của tài liệu đánh giá tính chuyên biệt của các cặp mồi trong nhận diện thực vật chuyển đổi gen (Trang 43)

a. Thí nghiệm 1: Khảo sát tính đặc hiệu của cặp mồi pmi trên các loại cây trồng

4.2.3Tính đặc hiệu của cặp mồi 35S

Hiện nay, hầu hết cây trồng GM đã và đang được trồng phổ biến trên thị trường đều có sử dụng 35S promoter (có nguồn gốc từ virus khảm súp lơ) để điều khiển sự biểu hiện của các gen chuyển. Do đó để nhận diện cây GM, trình tự này thường là

trình tự mục tiêu để thiết kế mồi chuyện biệt. Với cặp mồi đã được thiết kế, dựa vào

các thông số của trình tự mồi, thực hiện phản ứng PCR với thành phần như trong Bảng

4, chu kỳ nhiệt ở giai đoạn bắt cặp được điều chỉnh từ 55oC đến 58oC. Kết quả điện di

gel agarose 1,5% đã cho thấy ở nhiệt độ bắt cặp 58oC PCR đã khuếch đại một đọan

DNA có kích thước khoảng 200bp và đúng như tính toán theo lý thuyết (Hình 11). Từ kết quả này cho thấy cặp mồi 35S được thiết kế đã khuếch đại được vùng gen cần tìm.

M 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Để đánh giá tính đặc hiệu của cặp mồi này, chúng tôi tiếp tục sử dụng các mẫu

DNA từ các đối tượng thực vật khác nhau đã thu được để kiểm tra.

Hình 12: Sản phẩm PCR với cặp mồi 35S trên một số đối tượng nghiên cứu

Giếng M: thang chuẩn 100bp; giếng 1: đối chứng +; giếng 2: thuốc lá chuyển gen; giếng 3: thuốc lá; giếng 4: lúa; giếng 5: cam sành; giếng 6: bưởi; giếng 7: chuối; giếng 8: nguyệt quế; giếng 9: cẩm thạch; giếng 10-11: bắp; giếng 12: đu đủ; giếng 13: đậu nành HL203, giếng 14: đậu xanh; giếng 15: nước.

Kết quả phân tích PCR cho thấy (Hình 11 và Hình 12) cặp mồi 35S, đã khuếch đại được đoạn gen có kích thước khoảng 200bp ở lúa GM và thuốc lá GM. Trong khi đó ở giống lúa Nipponbare và thuốc lá tự nhiên thì không thấy xuất hiện band này. Kết

quả này chứng tỏ dùng 35S có thể nhận diện lúa và thuốc lá có chuyển gen.

Theo nhiều báo cáo cho biết giống đậu nành kháng thuốc diệt cỏ và bắp kháng

sâu đục thân là hai đối tượng chuyển gen đang được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới (đặc biệt là Mỹ), kế tiếp là đu đủ kháng virus. Ba loại cây trồng này cũng đang được trồng phổ biến và rất quen thuộc với người Việt Nam. Tuy nhiên chúng ta không

thể nào biết được những cây trồng này hiện đang trồng tại Việt Nam là giống tự nhiên

hay đã chuyển gen? Để kiểm tra, trong thí nghiệm này đã sử dụng hai mẫu đậu nành từ

Hình 11: Sản phẩm PCR với cặp mồi 35S

Giếng 1: Lúa chuyển gen (đối chứng dương), giếng 2: lúa Taipei 309, giếng 3:bưởi, giếng 4: Thuốc lá chuyển gen, giếng 5-6: bắp, giếng 7:đu đủ, giếng 8: nước

1 2 3 4 5 6 7 8

200bp

200bp

một nghiên cứu khác được cho là giống tự nhiên, một mẫu bắp siêu ngọt được mua từ

siêu thị và một mẫu đu đủ được mua từ chợ Cần Thơ để kiểm tra sự hiện diện của 35S

promoter. Kết quả PCR đã cho thấy chỉ có giống đậu nành ST4 là không khuếch đại

được band 200bp trong khi mẫu đậu nành HL203 và bắp đều có band 200bp. Kết quả

này cho thấy rất có thể giống đậu nành HL203 và bắp là cây GM. Tiếp tục kiểm tra các

mẫu DNA khác như cam, bưởi, chuối, đu đủ, nguyệt quế, cẩm thạch... vẫn xuất hiện

band 200bp ở các mẫu ngoại trừ mẫu nguyệt quế là không có sản phẩm 200bp. Mặc dù

đây là những giống trồng tự nhiên hoặc hoang dại tại Việt Nam nhưng vẫn cho sản phẩm PCR 200bp giống như cây trồng GM. Từ kết quả này nhận thấy cặp mồi 35S

chuyên biệt đối với lúa và thuốc lá để nhận diện được chúng có phải là cây trồng GM (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hay không. Nhưng nếu dùng mồi 35S đối với những cây trồng khác như chuối, cam,

bưởi....thì không hiệu quả mặc dù tính đến thời điểm này chưa có công bố nào nói về

cây GM trên những đối tượng này. Riêng ba đối tượng là bắp, đậu nành và đu đủ do

trong thí nghiệm này chưa có đủ nguồn giống tự nhiên hay hoang dại làm đối chứng

nên mặc dù kết quả PCR đã cho thấy có sự hiện diện của 35S promoter nhưng vẫn

chưa có đủ cơ sở để kết luận đây có phải là cây trồng GM hay không?

Một phần của tài liệu đánh giá tính chuyên biệt của các cặp mồi trong nhận diện thực vật chuyển đổi gen (Trang 43)