Đánh giá cặp mồi Pmi2

Một phần của tài liệu đánh giá tính chuyên biệt của các cặp mồi trong nhận diện thực vật chuyển đổi gen (Trang 42)

a. Thí nghiệm 1: Khảo sát tính đặc hiệu của cặp mồi pmi trên các loại cây trồng

4.2.2Đánh giá cặp mồi Pmi2

Vì lý do cặp mồi Pmi1 không khuếch đại được vùng gen mong muốn nên chúng

tôi tiếp tục thử sử dụng đến cặp mồi pmi2 với thành phần DNA, thành phần phối trộn

và chu kì nhiệt độ thực hiện phản ứng PCR giống như cặp mồi Pmi1. Kết quả điện di

cho thấy tại nhiệt độ bắt cặp 58oC phản ứng PCR đã khuếch đại được một đoạn DNA

có kích thước khoảng 850bp đúng như tính toán theo lý thuyết (Hình 9).

Hình 9: Sản phẩm PCR với cặp mồi Pmi2

Giếng 1: Lúa chuyển gen pmi, giếng 2, thuốc lá, giếng 3: cam sành, giếng 4: Đối chứng dương chứa gen pmi, giếng 5-6: bắp, giếng 7: nước, giếng M: thang chuẩn 100bp

Từ kết quả này, cặp mồi Pmi2 được tiếp tục sử dụng để đánh giá tính đặc hiệu của mồi với các mẫu DNA từ các loại thực vật khác nhau đã thu thập được như trong Bảng 2. Kết quả phân tích sản phẩm PCR đã cho thấy chỉ có thuốc lá và cam sành

không có sự hiện diện của band 850bp còn lại các mẫu khác (bao gồm lúa chuyển gen

M 1 2 3 4 5 6 7

800bp 1 2 3 4 5 6 7 M

và các mẫu thực vật không chuyển gen) đều xuất hiện một band 850bp khá rõ (Hình

10) Kết quả này cho thấy cặp mồi Pmi chỉ đặc hiệu để nhận cây GM đối với cây thuốc

lá và cam sành nhưng không mang tính đặc hiệu với các đối tượng là lúa, bắp, đu đủ, đậu nành, bưởi, nguyệt quế…

Hình 10: Kết quả PCR với cặp mồi pmi2

Giếng M: Thang chuẩn 100bp; giếng 1: lúa; giếng 2: bưởi; giếng 3:chuối; giếng 4: nguyệt quế; giếng 5:nước; giếng 6: cam cười; giếng 7: cam ari20na; giếng 8: đậu nành CM60; giếng 9: đậu nành HL203; giếng 10: đậu nành ST4 ; giếng 11: đậu xanh

Một phần của tài liệu đánh giá tính chuyên biệt của các cặp mồi trong nhận diện thực vật chuyển đổi gen (Trang 42)