PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ XDCB TẠ

Một phần của tài liệu Hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện tam dương tỉnh vĩnh phúc thực trạng và giải pháp luận văn ths 2015 (Trang 53)

HUYỆN TAM DƢƠNG TỈNH VĨNH PHÖC.

2.2.1. Thực trạng hiệu quả đầu tƣ xây dựng cơ bản tại huyện Tam Dƣơng.

2.2.1.1. Môi trƣờng pháp lý.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới ngày nay, việc hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật để tạo ra một hành lang pháp lý chặt chẽ, rõ ràng trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng là hết sức cần thiết và cấp

bách nếu nhƣ chúng ta muốn tận dụng đƣợc nguồn vốn, công nghệ hiện đại cũng nhƣ các tiềm lực khác của các nƣớc phát triển đồng thời tiết kiệm đƣợc nguồn vốn đang rất hạn hẹp của nhà nƣớc Việt nam.

Mỗi một thời kỳ phát triển kinh tế - Xã hội đều có những quy định về quản lý hoạt động XDCB với mục đích nâng cao hiệu quả trong hoạt động đầu tƣ XDCB. Các quy định ban hành sau thay thế, khắc phục những tồn tại, hạn chế của các quy định trƣớc từ đó tạo ra một môi trƣờng pháp lý chặt chẽ và phù hợp với tình hình thực tiễn. (Trong giới hạn của đề tài chỉ đƣa ra các văn bản đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm nghiên cứu).

a. Luật xây dựng số: 50/2014/QH13.

Ngày 18/6/2014 Quốc hội đã ban hành Luật xây dựng số: 50/2014/QH13 có hiệu lực thi hành ngày 01/1/2015 để thay thế Luật xây dựng số: 16/2003/QH11. Luật mới đƣợc ban hành nhằm khắc phục những điểm không còn phù hợp với thực tiễn của Luật cũ.

b. Nghị định số: 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Nghị định số: 15/2013/NĐ-CP đƣợc Chính phủ ban hành thay thế nghị định số: 49/2008/NĐ-CP.

c. Nghị định số: 48/2010/NĐ-CP về Hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng.

Nghị định ban hành nhằm hƣớng dẫn chi tiết các hình thức hợp đồng, điều khoản bắt buộc đối với các loại hợp đồng trong hoạt động XDCB có sử dụng vốn nhà nƣớc.

d. Luật đấu thầu số: 43/2014/QH13.

Ngày 26/11/2013 Quốc hội ban hành luật đấu thầu số: 43/2013/QH13 thay thế luật đấu thầu số 61/2005/QH11.

e. Nghị định số: 63/2014/NĐ-CP về hƣớng dẫn thi hành luật đấu thầu xây dựng và lựa chọn nhà thầu theo luật xây dựng.

Nghị định số: 63/2014/NĐ-CP ra đời thay thế nghị định số: 85/2009/NĐ-CP về hƣớng dẫn thi hành luật đấu thầu số: 61/2005/QH11.

2.2.1.2. Một số tồn tại trong hệ thống văn bản pháp lý trong lĩnh vực xây dựng cơ bản

a- Tính khả thi của một số quy định.

Đã có nhiều văn bản ban hành để điều chỉnh, hƣớng dẫn hoạt động các chủ thể tham gia vào công tác đầu tƣ xây dựng, nhƣng trên thực tế tính phù hợp là chƣa cao, biểu hiện của nó là việc vận dụng các văn bản còn lúng túng, nên chƣa mang lại hiệu quả nhƣ mong muốn.

b- Tính đồng bộ của các văn bản.

Việc thiếu đồng bộ giữa các văn bản; ban hành chƣa kịp thời, có nội dung chƣa nhất quán. Đây là vấn đề gây rất nhiều khó khăn cho ngƣời thực hiện, vì vậy để quản lý có hiệu quả cao, thuận tiện cho ngƣời thực hiện, thống nhất quản lý một cách đồng bộ về mặt định hƣớng của các văn bản là hết sức cần thiết.

c- Tính cụ thể và chi tiết của các văn bản .

Các văn bản ban hành thiếu cụ thể và chi tiết, có biên độ vận dụng lớn gây khó khăn cho CĐT khi thực hiện chức năng quản lý của mình. Với việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật thiếu tính cụ thể và chi tiết sẽ tạo ra nhiều kẽ hở dẫn đến tính hiệu lực và hiệu quả các văn bản là rất hạn chế và gây khó khăn cho ngƣời thực hiện cũng nhƣ ngƣời quản lý.

d- Sự thay đổi thường xuyên của các văn bản.

Việc điều chỉnh sửa đổi các văn bản nhiều lần trong thời gian ngắn làm ảnh hƣởng đến công tác quản lý của CĐT (công tác quản lý đơn giá, định

mức, quản lý chi phí, ...) cũng nhƣ nhà thầu. Với đặc điểm của các dự án đầu

tƣ xây dựng là có thời gian thực hiện dài, giá trị lớn trong khi tính ổn định của các văn bản hƣớng dẫn thực hiện thấp sẽ có ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng và hiệu quả của các dự án đầu tƣ. Do vậy, các nhà hoạch định chính sách khi ban hành các văn bản mới cần phải có sự phân tích, đánh giá thực trạng và xu hƣớng phát triển một cách cụ thể chính xác để nâng cao tính ổn định và hiệu quả của các văn bản pháp luật.

2.2.1.3. Thực trạng hiệu quả đầu tƣ xây dựng cơ bản tại huyện Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Trong giai đoạn 2011-2014 ngoài những kết quả đạt đƣợc trong hoạt động xây dựng cơ bản tại huyện Tam Dƣơng còn một số tồn tại, hạn chế.

+ Quy mô vốn xây dựng cơ bản thấp chủ yếu dự án vào nguồn từ cấp trên, Công tác huy động vốn chƣa đảm bảo cung cấp đủ số vốn cho các công trình hoàn thành theo kế hoạch.

+ Số lƣợng công trình đầu tƣ lớn không có trọng điểm, đầu tƣ dàn trải, manh mún nhất là đối với các công trình do chủ đầu tƣ là UBND cấp xã. (Có những công trình chậm tiến độ thực hiện hàng 3-4 năm.

+ Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động XDCB còn thiếu và yếu nhất là các xã thị trấn chủ yếu là cán bộ địa chính làm việc kiêm nhiệm.

2.2.2. Phân tích thực trạng hiệu quả đầu tƣ XDCB tại huyện Tam Dƣơng.

Dựa vào những thực trạng về hiệu quả hoạt động XDCB trên tiến hành phân tích thực trạng hiệu quả đầu tƣ XDCB trên một số nhóm lĩnh vực nhƣ sau:

Một phần của tài liệu Hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện tam dương tỉnh vĩnh phúc thực trạng và giải pháp luận văn ths 2015 (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)