2.1.2.1. Nguồn lao động, dân số và thu nhập
Tam Dƣơng có quy mô dân số tăng nhanh, năm 2012 là 99.123 ngƣời, đến năm 2014 dân số Tam Dƣơng là 101.311 ngƣời trên diện tích 108,214 km2. Mật độ dân số trung bình 936 ngƣời /km2, trong đó có khoảng 10.045
ngƣời sống ở thành thị chiếm 9,91% và 91.266 ngƣời sống ở nông thôn chiếm 90,08%. Số ngƣời nằm trong độ tuổi lao động (tính từ 15 đến 60 tuổi) năm 2014 là 62.570 ngƣời chiếm 61,76% tổng số dân của huyện, nguồn lao động chủ yếu là trẻ, khoẻ. Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đã qua đào tạo chiếm tỷ trọng lớn. Qua bảng 2.1. cho thấy dân số Tam Dƣơng qua các năm.
Bảng 2.1. Dân số trung bình của Tam Dƣơng năm 2012 – 2014
Chỉ tiêu Năm Năm Năm 2014/2012 2012 2013 2014 + - % Tổng dân số 99.123 101.311 103.423 4.300 4,34 Phân theo giới
tính
- Nam 48.705 49.926 50.997 2.292 4,71
- Nữ 50.418 51.386 52.446 2.028 4,02
Phân theo khu vực
- Thành thị 9.853 10.045 10.262 409 4,15
- Nông thôn 89.270 91.266 93.161 3.891 4,36 (Nguồn niên giám thống kê huyện Tam Dương Năm 2012 - 2014)
Trong những năm tới, dự báo dân số Tam Dƣơng sẽ có tốc độ gia tăng nhanh, do tốc độ đô thị hoá và hiện tƣợng di dân từ các địa phƣơng từ nơi khác đến. Dự báo đến năm 2020 tổng dân số của Tam Dƣơng là 175.000 ngƣời. Trình độ học vấn của lực lƣợng lao động cũng có xu hƣớng nâng lên và khả năng tăng nhanh, nhờ có chính sách thu hút lao động giỏi về làm việc tại tỉnh và huyện do cơ cấu kinh tế của huyện đang chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp. Đến nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 45% tổng số lao động trên địa bàn, công tác đào tạo lại đƣợc huyện quan tâm. Tỷ lệ hộ đói nghèo trên địa bàn còn 3% năm 2014, tỷ lệ hộ dân dùng nƣớc sạch đạt 90%.
2.1.2.2. Hiện trạng sử dụng đất.
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2013, tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện Tam Dƣơng là 10.821,44ha trong đó: Đất nông nghiệp: 7.074,74ha; Đất phi nông nghiệp: 3.707,38ha; Đất chƣa sử dụng: 39,31ha. chiếm 7,89% diện tích tự nhiên của tỉnh; bình quân diện tích tự nhiên của huyện trên đầu ngƣời là 1.068,14m2/ngƣời, trong khi bình quân chung của tỉnh là 1.198m2/ ngƣời.
2.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng huyện Tam Dương. - Nhà ở
Nhà ở trên địa bàn Tam Dƣơng đƣợc xây dựng phát triển khá nhanh, nhiều nhà ở kiên cố đƣợc xây dựng, kiến trúc đẹp mắt. Nhà ở kiên cố chủ yếu tập trung vào thị trấn Hợp Hòa; Xã Hợp Thịnh; Thanh Vân; Đạo Tú; Vân hội chủ yếu phát triển dọc theo các tuyến đƣờng Quốc lộ, Tỉnh lộ.
- Công trình trụ sở cơ quan, công cộng
Chủ yếu các khu cơ quan hành chính của tỉnh và huyện đã đƣợc xây dựng ổn định dọc theo tuyến quốc lộ 2A, 2C, công trình khá khang trang, tạo lập đƣợc bộ mặt cho đô thị. Tuy nhiên với những biến đổi về cơ cấu đô thị khá nhanh và mạnh, đặc biệt là trong những năm gần đây, việc sắp xếp và tổ chức lại các khu vực này là rất cần thiết nhằm tạo lập bộ mặt mới cho đô thị.
Trong những năm qua, rất nhiều các trụ sở cơ quan và công trình mới đƣợc đầu tƣ xây dựng. Nhìn chung các công trình này đƣợc xây dựng chủ yếu tập trung vào các tuyến phố mới nhiều công trình đã tạo đƣợc bộ mặt mới và những nét đổi thay lớn cho huyện Tam Dƣơng nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung.
- Công trình giáo dục, y tế, văn hoá
Việc đầu tƣ xây dựng các cơ sở giáo dục, y tế đã đƣợc các ngành của tỉnh và huyện quan tâm đặc biệt.
Hệ thống giáo dục đã có chuyển biến mới về quy mô cũng nhƣ chất lƣợng. Huyện Tam Dƣơng hiện có 39/47 trƣờng đạt chuẩn quốc gia: Mầm non 10/16 trƣờng; Tiểu học: 17/17 trƣờng; Trung học cơ sở: 12/14 trƣờng. Cơ sở vật chất của các trƣờng không ngừng đƣợc đầu tƣ nâng cấp, đảm bảo chất lƣợng dạy và học ngày càng đƣợc nâng lên. Ngoài Bệnh viện Đa khoa huyện Tam Dƣơng đƣợc xây dựng từ những năm 80 huyện còn có 13/13 xã, thị trấn có trạm y tế, 6/16 trạm đạt chuẩn Y tế quốc gia.
Hệ thống công trình văn hoá đƣợc quy hoạch từ tỉnh, huyện và các xã thị trấn. Đến năm 2014, huyện có 1 trung tâm văn hóa cấp huyện tại thị trấn Hợp Hòa , 131/145 nhà văn hoá thôn đã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của ngƣời dân. Ngoài ra, cơ sở vật chất cho hoạt động thể dục thể thao cũng đƣợc tăng cƣờng. Toàn huyện đã có 8/13 xã, thị trấn có quy hoạch đất dành cho hoạt động thể dục thể thao. Tuy nhiên, Tam Dƣơng nói riêng, Vĩnh Phúc nói chung vẫn còn thiếu các công trình văn hoá nhà thiếu nhi các huyện chƣa đƣợc xây dựng; các trung tâm sinh hoạt cộng đồng còn khá sơ sài, diên tích chƣa đƣợc đảm bảo, Khu sinh hoạt tập thể, công viên, quảng trƣờng chƣa đƣợc đầu tƣ tại các huyện...
- Công trình thương mại, dịch vụ du lịch
Hệ thống chợ: về cơ bản hệ thống chợ ở Tam Dƣơng đã đƣợc hình thành. Toàn huyện có 4 chợ trong đó: Chợ trung tâm huyện 01; chợ xã 03 còn lại chủ yếu là chợ cóc và chợ tạm do nhân dân tự mở.
a- Hiện trạng giao thông
* Giao thông đối ngoại
- Đƣờng bộ
+ Quốc lộ 2A; 2B; 2C chạy qua huyện là trục giao thông đối ngoại, kết hợp tuyến đƣờng chính đô thị, Đƣờng cao tốc Nội Bài – Lào Cai đã tạo lên hệ
thống giao thông thuận tiện cho phát triển kinh tế xã hội của Tam Dƣơng với các huyện của tỉnh Vĩnh Phúc và Tam Dƣơng với các tỉnh bạn.
* Giao thông nội thị
- Mạng lƣới đƣờng
Ngoài các tuyến giao thông đối ngoại nhƣ đƣờng QL2A; 2B; 2C, Đƣờng Cao tốc Nội Bài – Lào Cai đã có hệ thống đƣờng nối liền xã, thị trấn của huyện đã đƣợc đầu tƣ đồng bộ với mặt đƣờng bê tông xi măng, mặt đƣờng nhựa mặt đƣờng từ 5-10,5m. Tổng chiều dài: 59,5/66,3km chiếm 88,1%. Ngoài ra phong trào làm đƣờng giao thông nông thôn đang đƣợc nhân rộng trên toàn huyện. Từ ngày 2010 đến 2014 toàn huyện đã cứng hóa đƣợc 76,4/76,4km đƣờng trục xã hoàn thành đề án giao thông nông thôn do tỉnh phê duyệt.
Năm 2013 UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt đề án cứng hóa giao thông nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp đến năm 2014 toàn huyện đã cứng hóa đƣợc 42/110km giao thông nội đồng đạt 38,18%.
Hệ thống bó vỉa, lát vỉa hè mới chỉ có một số tuyến đƣờng trục chính của thị trấn Hợp Hòa; và một phần của xã Hợp Thịnh còn lại chủ yếu mới đảm bảo đƣợc phần đƣờng giao thông, hệ thống công trình phòng hộ, công trình an toàn giao thông còn đơn gian, thô sơ.
c- Hiện trạng cấp nước
Hệ thống cấp nƣớc của huyện Tam Dƣơng hiện nay đang sử dụng chính vẫn là nƣớc của hệ thống sông phó đáy và sông Hồng đƣợc cung cấp bởi Công ty cổ phần cấp thoát nƣớc và môi trƣờng số 1 Vĩnh Phúc. Trên địa bàn huyện đã xây dựng 02 tram bơm tang áp và 01 nhà máy lọc nƣớc với lƣu lƣợng đảm bảo cung cấp nƣớc sạch cho khu vực thị trấn Hợp Hòa và một số xã lân cận.
Huyện Tam Dƣơng hiện đang sử dụng lƣới điện quốc gia. Mạng điện hạ thế đã vƣơn tới tất cả các khu vực trong huyện. Mức tiêu thụ điện năng bình quân đầu ngƣời toàn huyện là 1000KWh/năm. Hiện có 3km tuyến đƣờng chính trong nội thị đã đƣợc lắp hệ thống chiếu sáng.
* Nguồn điện: hiện huyện Tam Dƣơng có điện lƣới quốc gia đƣợc cung
cấp và điều hành của Công ty CP điện lực Miền Bắc thuộc tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN).
* Mạng lƣới điện
+ Mạng cung cấp
Đó là các trạm giảm áp cùng với các đƣờng dây cung cấp 220KV và 110KV.
+ Mạng phân phối
Với phụ tải huyện đƣợc cấp điện chủ yếu là lƣới điện 220KV. Ngoài ra còn có tuyến 35 KV cấp cho trạm biến áp của các xã trong huyện. Toàn bộ mạng lƣới điện đã đƣợc ngành điện cung cấp và phục vụ đến tận hộ gia đình. Huyện Tam Dƣơng đã hoàn thành việc chuyển đổi quản lý hệ thống lƣới điện nông thôn cho ngành điện quản lý và vận hành.
2.1.2.4. Một số kết quả đạt được trên một số ngành, lĩnh vực.
a. Phát triển kinh tế.
Tốc độ phát triển giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2011-2015 ƣớc đạt 13,5 % . Trong đó: Tốc độ phát triển giá trị sản xuất bình quân ngành Công nghiệp - Xây dựng ƣớc đạt 17,8%; Ngành Nông lâm nghiệp, thuỷ sản ƣớc đạt 4,4%; ngành thƣơng mại, dịch vụ ƣớc đạt 17,3%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hƣớng, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp. So với năm 2010 tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng tăng từ 46,9% lên 52,84%, ngành nông - lâm nghiệp giảm từ 35,95 % xuống còn 24,28%. Thƣơng mại - dịch vụ tăng từ 17,15% lên 22,88%.
b. Sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản
Mặc dù sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản của huyện trong giai đoạn 2011 - 2015 gặp nhiều khó khăn, thách thức: Thời tiết diễn biến phức tạp, khó lƣờng. Dịch bệnh, sâu bệnh luôn tiền ẩn. Giá vật tƣ, lao động phục vụ sản xuất nông nghiệp tăng cao, trong khi giá sản phẩm nông nghiệp không ổn định. Hiệu quả sản xuất trong ngành nông nghiệp so với một số ngành kinh tế khác còn thấp. Nhƣng với nhiều chủ trƣơng, chính sách đầu tƣ, hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của Nhà nƣớc và của chính quyền các cấp nhƣ: Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; Nghị quyết của HĐND tỉnh về đầu tƣ, hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi và vùng trồng trọt sản xuất hàng hóa giai đoạn 2012-2015; các chƣơng trình, dự án hỗ trợ chăn nuôi, hỗ trợ giống vụ đông... của UBND tỉnh, ngành nông nghiệp của huyện đã đạt đƣợc những kết quả nổi bật: Tốc độ phát triển giá trị sản xuất bình quân giai đoạn ngành nông, lâm nghiệp thủy sản ƣớc đạt 4,4%; cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản ƣớc đạt 24,28%, tăng 2,33% so với mục tiêu đặt ra trong nghị quyết đại hội Đảng bộ lần XXIIX; diện tích trồng lúa hàng năm ổn định 6.500 ha; sản lƣợng lƣơng thực có hạt hàng năm bình quân đạt trên 39 ngàn tấn đảm bảo an toàn lƣơng thực của huyện; giá trị sản phẩm trồng trọt và nuôi trồng thủy sản trên 1 ha canh tác đạt 80 triệu đồng/năm. Giá trị ngành nông, lâm, thuỷ sản tăng từ 1.118.284 triệu đồng năm 2010 lên 1.389.788 triệu đồng năm 2014.
- Ngành thuỷ sản
Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 262ha so năm 2010 tăng 62 ha, phần lớn là các ao hồ nhỏ, lẻ tập trung chủ yếu ở các xã đồng bằng và trung du. Sản lƣợng cá đƣợc duy trì, một số giống cá mới có tiềm năng năng suất nhƣ: Rô phi đơn tính, chép lai, cá nheo,…đƣợc ngƣời dân phát triển mở rộng.
- Ngành lâm nghiê ̣p
Là huyện có diện tích rừng và đất lâm nghiệp gần 1.300ha, trong đó chủ yếu là rừng sản sản xuất, vì vậy công tác phát triển rừng, phòng cháy,
chữa cháy rừng, bảo vệ rừng đƣợc quan tâm chỉ đạo. Hàng năm đều đƣợc trồng rừng bổ sung nhằm đảm bảo cân bằng sinh thái giữa các vùng trong huyện, đến nay độ che phủ rừng của huyện đạt 12,75%.
c. Sản xuất Công nghiệp - xây dựng
- Sản xuất công nghiệp
Giai đoạn (2010-2014) công nghiệp - xây dựng đƣợc tiếp tục duy trì tốc độ tăng trƣởng. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng năm 2014 ƣớc đạt 3.217.000 triệu đồng tăng gấp hơn 2,27 lần so với năm 2010. Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất bình quân đạt 17,8%/năm. Năm 2014 công nghiệp-TTCN, xây dựng chiếm tỷ trọng 52,84% cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện. Ngành công nghiệp sản xuất kim loại, chế biến lƣơng thực, thực phẩm sản xuất đồ gỗ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành. Một số ngành CN-TTCN tiếp tục duy trì và phát triển nhƣ: sản xuất chè, sản xuất gạch ngói, khai thác cát sỏi, chế biến gỗ, tre, đồ mộc dân dụng, sản xuất sản phẩm kim loại, cơ khí, sửa chữa...
Vƣợt qua những ảnh hƣởng tiêu cực của suy thoái kinh tế. Trong năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp có bƣớc đột phá khi dự án nhà máy gạch ốp lát (VITTO) đƣa dây chuyền vào sản xuất, sẽ chính thức cho ra sản phẩm là gạch ốp lát các loại theo kế hoạch sản xuất đạt trên 5 triệu m2 và giá trị sản xuất ƣớc đạt 300 tỷ đồng, đóng góp vào tăng trƣởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp lên khoảng 10% và tăng trƣởng giá trị sản xuất toàn huyện lên khoảng 6% trong năm 2015, tạo tiền đề thuận lợi cho các năm tiếp theo khi sản lƣợng đạt công xuất thiết kế.
- Hoạt động xây dựng
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện tiếp tục đƣợc đầu tƣ xây dựng. Giai đoạn (2010-2014) vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN bình quân hàng năm đạt khoảng 157 tỷ đồng (Tăng 84 tỷ đồng so với giai đoạn 2005-2010),
trong đó chủ yếu là vốn ngân sách cấp trên đầu tƣ qua các chƣơng trình, dự án nhƣ chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, nguồn vốn ngân sách cấp xã thu
từ nguồn đấu giá quyền sử dụng đất. Giá trị xây dựng cơ bản tăng bình quân giai đoạn 2010-2014 đạt 14,4%.
d. Các hoạt động thƣơng mại - dịch vụ:
Tốc độ tăng trƣởng ngành dịch vụ, thƣơng mại bình quân giai đoạn 2010-2014 đạt: 17,3 %/năm; Đến năm 2014 cơ cấu thƣơng mại - dịch vụ trong nền kinh tế đạt 22,88%. Ƣớc năm 2015, tổng giá trị sản xuất ngành Thƣơng ma ̣i - Dịch vụ đạt 1.538.692 triệu đồng tăng 2,9 lần so với năm 2010.
- Kinh doanh thương mại:
Hoạt động thƣơng mại dịch vụ duy trì đƣợc nhịp độ tăng trƣởng, hàng hoá đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu sản xuất tiêu dùng. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ, tiêu dùng xã hội hàng năm đều tăng so với năm trƣớc. Cơ sở hạ tầng phục vụ kinh doanh thƣơng mại đƣợc quan tâm đầu tƣ và đƣa vào hoạt động nhƣ: Cải tạo, nâng cấp và xây mới các chợ: chợ Số 8 - xã Kim Long, Chợ Đạo Tú, Chợ Duy Phiên, Chợ Diện xã Đồng Tĩnh, Chợ Hợp Thịnh. Chợ Trung tâm huyện hoàn thành và đi vào hoạt động trong năm 2015 theo hình thức đầu tƣ xã hội hóa.
- Dịch vụ vận tải:
Đƣợc cải thiện về chất lƣợng phục vụ, số lƣợng các loại phƣơng tiện gia tăng, mạng lƣới các phƣơng tiện công cộng (xe buýt, xe taxi) đƣợc phủ rộng, số lƣợng hàng hóa đƣợc vận chuyển hàng năm đều tăng khá, ƣớc năm 2015 vận chuyển 722.799 tấn hàng hóa các loại, tăng 1,75 lần so với năm 2010; Doanh thu năm 2014 đạt 108.804 triệu đồng, tăng 2,02 lần so với năm 2010.
- Hoạt động tín dụng ngân hàng:
Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã triển khai đồng bộ các giải pháp của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc về thực hiện chính sách tiền tệ, lãi suất trên địa bàn, theo đó áp dụng lãi suất cho vay ƣu đãi đối với 5 lĩnh vực ƣu tiên theo Quy định của Ngân hàng nhà nƣớc, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, hƣớng dẫn
thủ tục và giải quyết cho vay nhanh gọn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng tiếp cận vốn… Mặt bằng lãi suất trên địa bàn cơ bản ổn định tạo điều kiện cho nguồn vốn huy động vào ngân hàng tăng. Đến 2014 nguồn vốn huy động vào ngân hàng ƣớc đạt 630.000 triệu đồng, tăng 465.000 triệu đồng so với năm 2010. Dƣ nợ tín dụng đến hết năm 2015 ƣớc đạt 780.000 triệu đồng, tăng 522.000 triệu đồng so với năm 2010.
- Hoạt động các ngành dịch vụ khác như Bưu chính viễn thông, y tế,